Nhặt Ánh Bình Minh

Chương 18: 18-19



Lý Kinh Trọc mua một quyển sổ giấy tuyên dùng để vẽ tranh truyền thống rất dày, ô trống trên bìa mặt màu xanh lam đề hai chữ: Thập triêu (nhặt ánh bình minh).
Nguyên do là vì ngày cùng nhau đi xem suối trên núi, Liễu Tức Phong mách cho anh cách thức tìm cảm hứng: Dấu vết năm tháng trưởng thành phải đi tìm ở những ngày thơ ấu và thiếu niên.

Lý Kinh Trọc liên tưởng đến Lỗ Tấn từng viết《 Triêu hoa tịch thập* 》, liền đặt tên cho cuốn sổ là《 Thập triêu 》, những khi ngẫu nhiên nhớ về thời thơ ấu ở quê cũ hay quang cảnh gì ở Trấn Thái Bình có thể lập tức vẽ ra, thêm thắt vài câu tóm tắt làm thành một quyển sách nhỏ giới thiệu phong thổ địa phương, đưa cho Liễu Tức Phong xem.

Nếu hắn đặc biệt hứng thú với tờ nào, anh sẽ dẫn hắn đi tìm lại, kể chuyện tỉ mỉ.
*Triêu hoa tịch thập 朝花夕拾 (Hoa buổi sớm nhặt lúc chiều hôm): tập hợp mười bài tùy bút về thời thơ ấu do Lỗ Tấn viết năm 1926, xuất bản năm 1928.

Tập tùy bút này như một “dấu ấn ký ức” phản ánh trên nhiều phương diện cuộc đời của tác giả Lỗ Tấn thời trẻ, đồng thời phản ánh sinh động quá trình hình thành nhân cách và khát vọng của ông.
Trước đây Lý Kinh Trọc rất ít khi nhớ về những chuyện hồi còn nhỏ, bây giờ được Liễu Tức Phong yêu cầu, anh bèn cẩn thận nhớ lại.
Chiều hôm đó anh ngồi trong phòng học vẽ tranh như bình thường, giờ này Liễu Tức Phong cũng thường qua tìm, kê ghế rót cốc trà ngồi bên cạnh, vừa xem anh vẽ vừa hỏi đông hỏi tây.

Lần này không biết vì sao lại chưa tới, hôm qua hắn cũng hẹn trước hôm nay cùng nhau ăn cơm, nhưng hiện giờ đã qua giờ cơm trưa lâu rồi.
Lý Kinh Trọc vẽ xong một bức tranh về mấy đứa trẻ con lấy gậy trúc đập quýt, thả bút, vẫn không thấy bóng dáng Liễu Tức Phong đâu.

Anh hơi muốn sang nhà họ Trần tìm thử, trong lòng lại tự mắng: Không phải hôm qua mới gặp rồi à? Tiếp tục vẽ tranh của cậu đi.

Có điều người ta luôn không tiện tự trách, cho nên suy nghĩ một lúc liền đổ hết lỗi lên đầu Liễu Tức Phong.

Trách móc xong anh lật một trang giấy mới, cẩn thận vẽ một bức giải phẫu cơ thể người có tim phổi lòng phèo dạ dày lá lách đầy đủ mọi thứ, còn tô màu rất chi tiết.
Anh vừa ngồi chờ tranh khô màu vừa tưởng tượng ra sắc mặt Liễu Tức Phong khi vô tình lật đến tờ tranh này, vì thế hơi đắc ý.

Thứ này đại khái đã là đòn trừng phạt nghiêm trọng nhất mà Lý Kinh Trọc nghĩ ra để phạt Liễu Tức Phong tội cho mình leo cây.
Sắp đến giờ cơm chiều, anh cầm tập sổ vẽ đi qua nhà họ Trần lại không thấy Liễu Tức Phong.

Đợi thêm gần một tiếng nữa mới trông thấy hắn ôm cái túi giấy dày từ đằng xa đi tới.
Lý Kinh Trọc hỏi: “Đi đâu về đấy?”
Liễu Tức Phong đáp: “Gửi bản thảo.”
“Anh lên trấn luôn à? Vì sao không đợi bưu tá đến? Hoặc là gọi tôi một tiếng cũng được, tôi đi cho.”

“Không chờ kịp.

Tôi viết từ đêm hôm qua đến giữa trưa nay, xong bản thảo quyển thứ nhất.

Thừa dịp còn hứng phải đi gửi ngay, chờ lâu lại hối hận.”
Thường ngày Liễu Tức Phong thoạt nhìn không mấy hào hứng với nghiệp viết lách của bản thân, nhưng không ngờ loáng một cái đã giao được bản thảo, Lý Kinh Trọc bội phục trong lòng, cũng vui vẻ thay hắn: “Nhanh thế?”
Liễu Tức Phong: “Không tính nhanh đâu, tôi vừa chuyển tới đây đã bắt đầu viết.

Hôm nay nhìn lại ngày đặt bút viết chương thứ nhất, mất ba tháng.”
Lý Kinh Trọc hỏi: “Thế đã nhanh lắm rồi.

Bao nhiêu chữ?”
Liễu Tức Phong đáp: “Khoảng hai mươi vạn.”
Lý Kinh Trọc nhớ hắn từng than vãn cán bút cọ đau tay, lại nhớ đến đôi tay tinh tế ngọc ngà, liền nói: “Hay là mua một cái notebook đi? Dùng bút viết mấy chục vạn chữ vất vả lắm.”
Liễu Tức Phong nói: “Đánh chữ dễ sửa, khó viết liền mạch lưu loát.

Chọn lựa từ ngữ cẩn thận quá ngược lại không có cách nào chú tâm vào bản thân nội dung.”
Lý Kinh Trọc gật đầu, chú ý tới tập giấy trên tay Liễu Tức Phong bèn hỏi: “Anh cầm cái gì đấy?”
“Bản thảo.

Tôi sợ gửi thất lạc nên chỉ gửi bản sao.”
Ánh mắt Lý Kinh Trọc sáng lên: “Có thể cho tôi mượn bản thảo xem không?”
“Không cho mượn.”
Lý Kinh Trọc nói thầm: Dư Niên thì xem được chứ gì.
Liễu Tức Phong lại nói: “Vẫn là bản thô, còn phải sửa chữa nhiều.”
Lý Kinh Trọc: “Thôi vậy.”
Liễu Tức Phong nhìn thấy tập sổ vẽ trên tay Lý Kinh Trọc, hỏi: “Cậu vẽ tranh mới à?”
Lý Kinh Trọc gật đầu, lắc lư sổ rồi nói: “Muốn xem không?”
Liễu Tức Phong: “Sao nào? Lại là định luật trao đổi đồng giá chứ gì, bắt tôi đổi bằng bản thảo mới chịu?”
Lý Kinh Trọc chìa sổ vẽ ra, không chọc ghẹo Liễu Tức Phong nữa: “Tôi đâu có nói vậy, vốn muốn đem sang cho anh xem mà.”

Lúc này Liễu Tức Phong mới nhận tập vẽ, lật đến tờ đám trẻ chơi đập quýt còn rất hứng thú hỏi: “Đây là vào tháng mấy? Vũ tích ba tiêu xích, sương thôi quất tử hoàng.

(Mưa giọt lên buồng chuối, sương giục trái quýt vàng) ① là cuối mùa thu nhỉ.”
Lật ra trang sau hắn liền im bặt, nhưng cũng không ra vẻ sợ hãi hay giật mình như Lý Kinh Trọc tưởng tượng.
“Đây là gì?” Liễu Tức Phong liếc nhìn Lý Kinh Trọc.
Lý Kinh Trọc vốn bực bội hắn mới vẽ bức tranh này, nhưng bây giờ đã rõ Liễu Tức Phong cho mình leo cây không phải do bận đi chơi cùng “anh bạn” nào đó, cũng không ghé vào nhà “chị gái” nào ăn cơm, coi như tha thứ, không chỉ tha thứ mà còn vì chuyện mình hiểu lầm hắn mà hơi ngượng ngùng.

Vốn định lấp liếm là học giải phẫu cũng xem như kỉ niệm thời thiếu niên, nhưng anh tự biết mình cãi không lại Liễu Tức Phong, đơn giản không trả lời.
Liễu Tức Phong lên án: “Cậu chỉ chuyên bắt nạt tôi.”
Trong lòng Lý Kinh Trọc kêu khổ: Ai dám bắt nạt anh? Trước nay chỉ có Liễu Tức Phong anh đi bắt nạt người khác thôi.
“Có đói bụng không? Tôi đi làm ớt cay xào thịt cho anh ăn, cho nhiều ớt, anh thích ăn mà.” Lý Kinh Trọc muốn dời đề tài.
Liễu Tức Phong nói: “Tôi đi cùng cậu.”
Lý Kinh Trọc cản: “Anh vừa đi đường xa như vậy, nghỉ ngơi tí đi.

Bây giờ tôi nấu cơm một mình cũng thành thạo rồi.”
Liễu Tức Phong giải thích: “Tôi không giúp cậu quạt lửa, là muốn giám sát, miễn cho món ớt xào thịt của cậu lại bỏ thêm tim heo gan heo đại tràng heo gì đó vào chọc tức tôi.”
Lý Kinh Trọc minh oan: “Anh nghĩ tôi xấu xa thế cơ à?”
Liễu Tức Phong nói: “Một buổi chiều tôi không qua nhà cậu đã kịp vẽ nội tạng lên tập tranh của tôi rồi thây.”
Lý Kinh Trọc ngượng ngùng: “Anh nhận ra rồi.”
Liễu Tức Phong: “Do cậu thù dai.”
Lý Kinh Trọc nói: “Tôi chỉ nhớ kỹ chuyện giây phút không rời.”
Liễu Tức Phong: “Cậu chỉ nhớ mỗi giây phút không rời, những cái khác quên sạch.”
Lý Kinh Trọc cãi: “Không quên.

Tôi không vẽ nữa là được.”
Liễu Tức Phong nói: “Tranh cũng vẽ rồi, đáng thương cho tôi cố nhân bày gà nếp, thương cho mảnh trăng núi Thái Bạch, đèn dưới suối lạnh băng…” ②
Hắn còn muốn đọc nữa, Lý Kinh Trọc đã chịu không nổi: “Nếu anh không vui thì để tôi xé tờ tranh kia đi.”
Liễu Tức Phong nói: “Giữ chứ.

Tranh truyền thống xưa nay không có chủ đề này, phải giữ lại, xé đi thì tiếc lắm.”
Lý Kinh Trọc chẳng thể hiểu nổi Liễu Tức Phong, nói xuôi cũng được nói ngược cũng xong, tóm lại chỉ mình hắn có lý.

Mà không, bản thân hắn chính là đạo lý rồi.
Hai người ăn cơm tối xong, Lý Kinh Trọc kể tiếp chuyện vừa nãy chưa kể xong trên bàn ăn rồi Liễu Tức Phong về nhà.

Lý Kinh Trọc dọn dẹp chén đũa đâu đấy mới nhớ ra phải gọi điện thoại, liền khởi động chiếc điện thoại tắt máy lâu ngày lên gọi về nhà báo bình an, tiện thể hỏi thăm tình hình nhà cửa.
Ông nội Lý vừa tiếp điện thoại đã nói ngay: “Kinh Trọc gọi điện về đúng lúc lắm, mày không gọi ông cũng gọi cho mày.

Để tôi hỏi trước, mấy người chờ đi.

Suốt ngày chỉ biết lừa tôi, tôi phải tự hỏi cho rõ đã.”
Giọng bà nội loáng thoáng truyền vào ống nghe: “Ông thà tin lời lão Vương Tứ Đa chứ không chịu tin lời cháu trai mình hở.”
Lý Kinh Trọc hỏi: “Có chuyện gì ạ?”
Ông nội Lý hắng giọng, nghiêm túc nói: “Kinh Trọc, nói ông nghe xem, có phải mày quyết định bỏ học về quê làm ruộng rồi không? Nói thật đi, dừng lừa gạt ông nội.”
Trong lòng Lý Kinh Trọc căng thẳng, đáp: “Làm gì có ạ.”
Ông Lý nói: “Vương Tứ Đa mới gọi cho ông giục đóng tiền khai mương nước cùng với mười mấy hộ dân trong thôn.

Ông nói nhà chúng tôi không ở đó nữa, khoản tiền kia đến Tết về ông lại đưa, còn nói giờ đất nhà mình bỏ hoang rồi, thấy phiền quá thì cứ gạch tên ra, ông cảm ơn.

Mày nói xem chuyện là như thế nào, lão ta nghe ông nói xong cười bảo rõ ràng cháu ông về nhà làm ruộng rồi, còn làm bộ gửi tiền sau.”
Ông nội không nhắc tới Liễu Tức Phong, tình huống xem ra chưa tệ lắm.

Lý Kinh Trọc lại hỏi: “Vì sao ông ấy không sang nhà nói với cháu? Phí khai mương hết bao nhiêu, cháu đóng là được rồi.”
“Tiền đương nhiên phải đóng, không thiếu được.

Nói thế nào cũng không thể để bọn họ nhai đầu lưỡi nhà họ Lý chúng ta.” Nói rồi ông nội Lý chợt nhận ra cháu đích tôn thật sự muốn ở lại dưới quê, lập tức đau khổ cảm thán, “Kinh Trọc à, mày thật sự về quê làm ruộng đấy phỏng? Ba mẹ nuôi mày ăn học không dễ dàng, vất vả lắm mới đỗ đạt thành sinh viên, mày cứ thế bỏ về quê? Năm đó thành phần gia đình không tốt, bọn họ không cho ông đi học, thành tích tốt như vậy, bọn họ chưa để ông học xong tiểu học đã đuổi về quê cả đời làm nông dân, đến năm sáu mươi tuổi ông vẫn ôm mộng thi đại học…” Ông nội Lý càng nói càng kích động, hốc mắt cũng ướt, “Kinh Trọc, nằm mơ ông cũng mơ được sống cuộc sống như mày, mày còn chạy về làm ruộng! Nhà họ Lý chúng ta đời đơi đều học hành đỗ đạt, ba ông hồi xưa còn là giáo viên dạy tiếng Nga, là phần tử trí thức đấy! Tổ tiên nhà đám Vương Tứ Đa chẳng phải đều là kẻ ăn người ở nhà chúng ta, nhờ chúng ta nuôi sống sao? Bây giờ để cho bọn họ leo lên đầu ngồi rồi.

Nhà ta chưa bao giờ có ai không học hành đến nơi đến chốn, đến đời ông lại đứt đoạn, không hận sao được…!Đời ông xem như xong, nhưng mà mày, mày!” Ông nội không nói tiếp được nữa, ném điện thoại sang một bên.
Bà nội Lý cẩn thận cầm điện thoại lên, ông nội Lý ra tay thô bạo, bà xót điện thoại sợ ném mạnh bị hỏng, còn xót cả cháu trai khi không phải chịu nghe mắng mỏ một trận.

Bà chỉ không xót mỗi ông chồng, cũng như chưa từng thương xót chính mình.

Bà nội Lý nhẹ nhàng nói vào điện thoại: “Cháu trai có khỏe không? Đừng nghe ông nội nói bậy, chuyện từ tám đời rồi có gì hay mà cứ kể mãi? Bây giờ ai cũng là công dân hợp pháp, đâu ra kẻ trên người dưới nữa, còn dám không biết xấu hổ phân biệt giai cấp địa chủ nông dân.” Lại nói, “Cháu trai ở quen nhà chưa, bà mới làm mẻ rượu ngọt, có muốn uống không để bà gửi về?”
Trong lòng Lý Kinh Trọc còn khó chịu chưa thôi: “Bà mở loa ngoài đi, để cháu nói cái này với ông nội.”
Bà nội Lý tìm được nút loa ngoài: “Cháu nó muốn nói chuyện này, có gì bảo ban nhẹ nhàng thôi.”
Lý Kinh Trọc nói: “Ông nội yên tâm, không phải cháu bỏ học, chỉ là xin nghỉ mấy tháng, trường và bệnh viện đều đồng ý rồi, tuổi cháu nhỏ hơn các bạn cùng lớp, không đáng ngại.”
Lúc này ông nội Lý mới thôi không khóc lóc nữa, nói thêm vài câu răn dạy Lý Kinh Trọc đừng kiêu ngạo phải biết quý trọng thời gian vân vân, rồi lại quay sang bạn già oán trách như trẻ con: “Vừa rồi bà nói mới làm rượu ngọt? Giấu ở đâu rồi? Sao không cho tôi uống? Cháu trai có tư cách uống còn tôi thì không à?”
Bà nội Lý cười mắng: “Xem cái miệng ông có lúc nào ngừng nghỉ chưa.

Để lát tôi nấu cho chén bánh nếp rượu ngọt* mà ăn.”
*Bánh nếp rượu ngọt 甜酒糍粑: món ăn vặt vùng Quý Châu, Tứ Xuyên, Hồ Nam, làm bằng bột nếp nặn thành hình tròn đun trong nồi nước sôi, bột sắp chín cho thêm rượu ngọt, mật ong, đường và các nguyên liệu khác vào, ninh nhừ.

Nói chuyện đến đây Lý Kinh Trọc đã hơi yên lòng, lại hỏi: “Ba mẹ cháu có khỏe không? Có đang ở nhà không?”
Ông nội Lý đáp: “Ăn cơm xong, ba mày với mẹ mày ra ngoài tản bộ rồi.

Lát nữa ông nói bọn nó gọi lại nhớ.”
Lý Kinh Trọc nói: “Không cần ạ, nhắn lại với ba mẹ cháu vẫn khỏe là được.”
Ông nội Lý: “Được, để ông nói.” Lại nhắc nhở, “Nhớ ngày mai phải qua nhà Vương Tứ Đa nộp tiền đấy, giao tiền nhớ đòi giấy biên nhận, hoặc là gọi người tới chứng kiến, đỡ cho sau này nhà nó lại nói càn nói xiên.”
Cúp điện thoại rồi, Lý Kinh Trọc vẫn nhớ những lời ông nội vừa nói, thở dài đi vào phòng học rút tập tài liệu in trong thư viện trường ra.

Anh nghĩ, trốn tránh mãi không phải là cách, ai cũng có quyền lợi trốn tránh, dù sao mỗi người có cuộc đời của mình, nhưng mà, trốn tránh cũng vô dụng.
Anh ngồi xuống, ngón tay lướt qua phần tiêu đề.

Nháy mắt nhìn văn bản dày đặc chữ tiếng Anh kia, anh phát giác mình thế mà hưng phấn lên, vốn tưởng rằng xem mấy thứ này trong lòng sẽ khó chịu mâu thuẫn, hoặc ít nhất là chần chừ, nhưng mà cuối cùng không có, hoàn toàn không có.

Đột nhiên Lý Kinh Trọc tỉnh ngộ, đây mới là chiến trường quen thuộc của mình, là chốn đào nguyên bản thân thật sự muốn hướng đến.
————————-
Lời tác giả:
① 《 Tầm Dương Thất Lang trung trạch tức sự 》(Tức cảnh làm thơ tại nhà Thất Lang ở Tầm Dương) của Sầm Tham.
Sầm Tham là nhà thơ Trung Quốc thời Thịnh Đường.

Theo nhiều nhà nghiên cứu văn học, thì ông là “nhà thơ tiêu biểu và xuất sắc nhất trong các nhà thơ biên tái đời Đường”
② Lần lượt lấy từ bài《 Quá cố nhân trang 》(Thăm nhà bạn cũ) và《 Kệ tụng nhất bách linh cửu thủ 》(Bài kệ thứ một trăm lẻ chín) của Mạnh Hạo Nhiên.
Câu lấy trong bài Thăm nhà bạn cũ là “Cố nhân cụ kê thử” (Cố nhân sẵn có nếp gà); câu lấy từ “Bài kệ thứ một trăm lẻ chín” là “Thái Bạch phong đầu nguyệt, hàn tuyền thủy để đăng” (Trăng treo đỉnh Thái Bạch, đèn dưới suối lạnh băng)
Mạnh Hạo Nhiên là nhà thơ Trung Quốc thời nhà Đường, thuộc thế hệ đàn anh của Lý Bạch..

Chương 19:
Lý Kinh Trọc mua một quyển sổ giấy tuyên dùng để vẽ tranh truyền thống rất dày, ô trống trên bìa mặt màu xanh lam đề hai chữ: Thập triêu (nhặt ánh bình minh).
Nguyên do là vì ngày cùng nhau đi xem suối trên núi, Liễu Tức Phong mách cho anh cách thức tìm cảm hứng: Dấu vết năm tháng trưởng thành phải đi tìm ở những ngày thơ ấu và thiếu niên. Lý Kinh Trọc liên tưởng đến Lỗ Tấn từng viết《 Triêu hoa tịch thập* 》, liền đặt tên cho cuốn sổ là《 Thập triêu 》, những khi ngẫu nhiên nhớ về thời thơ ấu ở quê cũ hay quang cảnh gì ở Trấn Thái Bình có thể lập tức vẽ ra, thêm thắt vài câu tóm tắt làm thành một quyển sách nhỏ giới thiệu phong thổ địa phương, đưa cho Liễu Tức Phong xem. Nếu hắn đặc biệt hứng thú với tờ nào, anh sẽ dẫn hắn đi tìm lại, kể chuyện tỉ mỉ.
*Triêu hoa tịch thập 朝花夕拾 (Hoa buổi sớm nhặt lúc chiều hôm): tập hợp mười bài tùy bút về thời thơ ấu do Lỗ Tấn viết năm 1926, xuất bản năm 1928. Tập tùy bút này như một “dấu ấn ký ức” phản ánh trên nhiều phương diện cuộc đời của tác giả Lỗ Tấn thời trẻ, đồng thời phản ánh sinh động quá trình hình thành nhân cách và khát vọng của ông.
Trước đây Lý Kinh Trọc rất ít khi nhớ về những chuyện hồi còn nhỏ, bây giờ được Liễu Tức Phong yêu cầu, anh bèn cẩn thận nhớ lại.
Chiều hôm đó anh ngồi trong phòng học vẽ tranh như bình thường, giờ này Liễu Tức Phong cũng thường qua tìm, kê ghế rót cốc trà ngồi bên cạnh, vừa xem anh vẽ vừa hỏi đông hỏi tây. Lần này không biết vì sao lại chưa tới, hôm qua hắn cũng hẹn trước hôm nay cùng nhau ăn cơm, nhưng hiện giờ đã qua giờ cơm trưa lâu rồi.
Lý Kinh Trọc vẽ xong một bức tranh về mấy đứa trẻ con lấy gậy trúc đập quýt, thả bút, vẫn không thấy bóng dáng Liễu Tức Phong đâu. Anh hơi muốn sang nhà họ Trần tìm thử, trong lòng lại tự mắng: Không phải hôm qua mới gặp rồi à? Tiếp tục vẽ tranh của cậu đi. Có điều người ta luôn không tiện tự trách, cho nên suy nghĩ một lúc liền đổ hết lỗi lên đầu Liễu Tức Phong. Trách móc xong anh lật một trang giấy mới, cẩn thận vẽ một bức giải phẫu cơ thể người có tim phổi lòng phèo dạ dày lá lách đầy đủ mọi thứ, còn tô màu rất chi tiết.
Anh vừa ngồi chờ tranh khô màu vừa tưởng tượng ra sắc mặt Liễu Tức Phong khi vô tình lật đến tờ tranh này, vì thế hơi đắc ý. Thứ này đại khái đã là đòn trừng phạt nghiêm trọng nhất mà Lý Kinh Trọc nghĩ ra để phạt Liễu Tức Phong tội cho mình leo cây.
Sắp đến giờ cơm chiều, anh cầm tập sổ vẽ đi qua nhà họ Trần lại không thấy Liễu Tức Phong. Đợi thêm gần một tiếng nữa mới trông thấy hắn ôm cái túi giấy dày từ đằng xa đi tới.
Lý Kinh Trọc hỏi: “Đi đâu về đấy?”
Liễu Tức Phong đáp: “Gửi bản thảo.”
“Anh lên trấn luôn à? Vì sao không đợi bưu tá đến? Hoặc là gọi tôi một tiếng cũng được, tôi đi cho.”
“Không chờ kịp. Tôi viết từ đêm hôm qua đến giữa trưa nay, xong bản thảo quyển thứ nhất. Thừa dịp còn hứng phải đi gửi ngay, chờ lâu lại hối hận.”
Thường ngày Liễu Tức Phong thoạt nhìn không mấy hào hứng với nghiệp viết lách của bản thân, nhưng không ngờ loáng một cái đã giao được bản thảo, Lý Kinh Trọc bội phục trong lòng, cũng vui vẻ thay hắn: “Nhanh thế?”
Liễu Tức Phong: “Không tính nhanh đâu, tôi vừa chuyển tới đây đã bắt đầu viết. Hôm nay nhìn lại ngày đặt bút viết chương thứ nhất, mất ba tháng.”
Lý Kinh Trọc hỏi: “Thế đã nhanh lắm rồi. Bao nhiêu chữ?”
Liễu Tức Phong đáp: “Khoảng hai mươi vạn.”
Lý Kinh Trọc nhớ hắn từng than vãn cán bút cọ đau tay, lại nhớ đến đôi tay tinh tế ngọc ngà, liền nói: “Hay là mua một cái notebook đi? Dùng bút viết mấy chục vạn chữ vất vả lắm.”
Liễu Tức Phong nói: “Đánh chữ dễ sửa, khó viết liền mạch lưu loát. Chọn lựa từ ngữ cẩn thận quá ngược lại không có cách nào chú tâm vào bản thân nội dung.”
Lý Kinh Trọc gật đầu, chú ý tới tập giấy trên tay Liễu Tức Phong bèn hỏi: “Anh cầm cái gì đấy?”
“Bản thảo. Tôi sợ gửi thất lạc nên chỉ gửi bản sao.”
Ánh mắt Lý Kinh Trọc sáng lên: “Có thể cho tôi mượn bản thảo xem không?”
“Không cho mượn.”
Lý Kinh Trọc nói thầm: Dư Niên thì xem được chứ gì.
Liễu Tức Phong lại nói: “Vẫn là bản thô, còn phải sửa chữa nhiều.”
Lý Kinh Trọc: “Thôi vậy.”
Liễu Tức Phong nhìn thấy tập sổ vẽ trên tay Lý Kinh Trọc, hỏi: “Cậu vẽ tranh mới à?”
Lý Kinh Trọc gật đầu, lắc lư sổ rồi nói: “Muốn xem không?”
Liễu Tức Phong: “Sao nào? Lại là định luật trao đổi đồng giá chứ gì, bắt tôi đổi bằng bản thảo mới chịu?”
Lý Kinh Trọc chìa sổ vẽ ra, không chọc ghẹo Liễu Tức Phong nữa: “Tôi đâu có nói vậy, vốn muốn đem sang cho anh xem mà.”
Lúc này Liễu Tức Phong mới nhận tập vẽ, lật đến tờ đám trẻ chơi đập quýt còn rất hứng thú hỏi: “Đây là vào tháng mấy? Vũ tích ba tiêu xích, sương thôi quất tử hoàng. (Mưa giọt lên buồng chuối, sương giục trái quýt vàng) ① là cuối mùa thu nhỉ.”
Lật ra trang sau hắn liền im bặt, nhưng cũng không ra vẻ sợ hãi hay giật mình như Lý Kinh Trọc tưởng tượng.
“Đây là gì?” Liễu Tức Phong liếc nhìn Lý Kinh Trọc.
Lý Kinh Trọc vốn bực bội hắn mới vẽ bức tranh này, nhưng bây giờ đã rõ Liễu Tức Phong cho mình leo cây không phải do bận đi chơi cùng “anh bạn” nào đó, cũng không ghé vào nhà “chị gái” nào ăn cơm, coi như tha thứ, không chỉ tha thứ mà còn vì chuyện mình hiểu lầm hắn mà hơi ngượng ngùng. Vốn định lấp liếm là học giải phẫu cũng xem như kỉ niệm thời thiếu niên, nhưng anh tự biết mình cãi không lại Liễu Tức Phong, đơn giản không trả lời.
Liễu Tức Phong lên án: “Cậu chỉ chuyên bắt nạt tôi.”
Trong lòng Lý Kinh Trọc kêu khổ: Ai dám bắt nạt anh? Trước nay chỉ có Liễu Tức Phong anh đi bắt nạt người khác thôi.
“Có đói bụng không? Tôi đi làm ớt cay xào thịt cho anh ăn, cho nhiều ớt, anh thích ăn mà.” Lý Kinh Trọc muốn dời đề tài.
Liễu Tức Phong nói: “Tôi đi cùng cậu.”
Lý Kinh Trọc cản: “Anh vừa đi đường xa như vậy, nghỉ ngơi tí đi. Bây giờ tôi nấu cơm một mình cũng thành thạo rồi.”
Liễu Tức Phong giải thích: “Tôi không giúp cậu quạt lửa, là muốn giám sát, miễn cho món ớt xào thịt của cậu lại bỏ thêm tim heo gan heo đại tràng heo gì đó vào chọc tức tôi.”
Lý Kinh Trọc minh oan: “Anh nghĩ tôi xấu xa thế cơ à?”
Liễu Tức Phong nói: “Một buổi chiều tôi không qua nhà cậu đã kịp vẽ nội tạng lên tập tranh của tôi rồi thây.”
Lý Kinh Trọc ngượng ngùng: “Anh nhận ra rồi.”
Liễu Tức Phong: “Do cậu thù dai.”
Lý Kinh Trọc nói: “Tôi chỉ nhớ kỹ chuyện giây phút không rời.”
Liễu Tức Phong: “Cậu chỉ nhớ mỗi ‘giây phút không rời’, những cái khác quên sạch.”
Lý Kinh Trọc cãi: “Không quên. Tôi không vẽ nữa là được.”
Liễu Tức Phong nói: “Tranh cũng vẽ rồi, đáng thương cho tôi cố nhân bày gà nếp, thương cho mảnh trăng núi Thái Bạch, đèn dưới suối lạnh băng…” ②
Hắn còn muốn đọc nữa, Lý Kinh Trọc đã chịu không nổi: “Nếu anh không vui thì để tôi xé tờ tranh kia đi.”
Liễu Tức Phong nói: “Giữ chứ. Tranh truyền thống xưa nay không có chủ đề này, phải giữ lại, xé đi thì tiếc lắm.”
Lý Kinh Trọc chẳng thể hiểu nổi Liễu Tức Phong, nói xuôi cũng được nói ngược cũng xong, tóm lại chỉ mình hắn có lý. Mà không, bản thân hắn chính là đạo lý rồi.
Hai người ăn cơm tối xong, Lý Kinh Trọc kể tiếp chuyện vừa nãy chưa kể xong trên bàn ăn rồi Liễu Tức Phong về nhà. Lý Kinh Trọc dọn dẹp chén đũa đâu đấy mới nhớ ra phải gọi điện thoại, liền khởi động chiếc điện thoại tắt máy lâu ngày lên gọi về nhà báo bình an, tiện thể hỏi thăm tình hình nhà cửa.
Ông nội Lý vừa tiếp điện thoại đã nói ngay: “Kinh Trọc gọi điện về đúng lúc lắm, mày không gọi ông cũng gọi cho mày. Để tôi hỏi trước, mấy người chờ đi. Suốt ngày chỉ biết lừa tôi, tôi phải tự hỏi cho rõ đã.”
Giọng bà nội loáng thoáng truyền vào ống nghe: “Ông thà tin lời lão Vương Tứ Đa chứ không chịu tin lời cháu trai mình hở.”
Lý Kinh Trọc hỏi: “Có chuyện gì ạ?”
Ông nội Lý hắng giọng, nghiêm túc nói: “Kinh Trọc, nói ông nghe xem, có phải mày quyết định bỏ học về quê làm ruộng rồi không? Nói thật đi, dừng lừa gạt ông nội.”
Trong lòng Lý Kinh Trọc căng thẳng, đáp: “Làm gì có ạ.”
Ông Lý nói: “Vương Tứ Đa mới gọi cho ông giục đóng tiền khai mương nước cùng với mười mấy hộ dân trong thôn. Ông nói nhà chúng tôi không ở đó nữa, khoản tiền kia đến Tết về ông lại đưa, còn nói giờ đất nhà mình bỏ hoang rồi, thấy phiền quá thì cứ gạch tên ra, ông cảm ơn. Mày nói xem chuyện là như thế nào, lão ta nghe ông nói xong cười bảo rõ ràng cháu ông về nhà làm ruộng rồi, còn làm bộ gửi tiền sau.”
Ông nội không nhắc tới Liễu Tức Phong, tình huống xem ra chưa tệ lắm. Lý Kinh Trọc lại hỏi: “Vì sao ông ấy không sang nhà nói với cháu? Phí khai mương hết bao nhiêu, cháu đóng là được rồi.”
“Tiền đương nhiên phải đóng, không thiếu được. Nói thế nào cũng không thể để bọn họ nhai đầu lưỡi nhà họ Lý chúng ta.” Nói rồi ông nội Lý chợt nhận ra cháu đích tôn thật sự muốn ở lại dưới quê, lập tức đau khổ cảm thán, “Kinh Trọc à, mày thật sự về quê làm ruộng đấy phỏng? Ba mẹ nuôi mày ăn học không dễ dàng, vất vả lắm mới đỗ đạt thành sinh viên, mày cứ thế bỏ về quê? Năm đó thành phần gia đình không tốt, bọn họ không cho ông đi học, thành tích tốt như vậy, bọn họ chưa để ông học xong tiểu học đã đuổi về quê cả đời làm nông dân, đến năm sáu mươi tuổi ông vẫn ôm mộng thi đại học…” Ông nội Lý càng nói càng kích động, hốc mắt cũng ướt, “Kinh Trọc, nằm mơ ông cũng mơ được sống cuộc sống như mày, mày còn chạy về làm ruộng! Nhà họ Lý chúng ta đời đơi đều học hành đỗ đạt, ba ông hồi xưa còn là giáo viên dạy tiếng Nga, là phần tử trí thức đấy! Tổ tiên nhà đám Vương Tứ Đa chẳng phải đều là kẻ ăn người ở nhà chúng ta, nhờ chúng ta nuôi sống sao? Bây giờ để cho bọn họ leo lên đầu ngồi rồi. Nhà ta chưa bao giờ có ai không học hành đến nơi đến chốn, đến đời ông lại đứt đoạn, không hận sao được… Đời ông xem như xong, nhưng mà mày, mày!” Ông nội không nói tiếp được nữa, ném điện thoại sang một bên.
Bà nội Lý cẩn thận cầm điện thoại lên, ông nội Lý ra tay thô bạo, bà xót điện thoại sợ ném mạnh bị hỏng, còn xót cả cháu trai khi không phải chịu nghe mắng mỏ một trận. Bà chỉ không xót mỗi ông chồng, cũng như chưa từng thương xót chính mình. Bà nội Lý nhẹ nhàng nói vào điện thoại: “Cháu trai có khỏe không? Đừng nghe ông nội nói bậy, chuyện từ tám đời rồi có gì hay mà cứ kể mãi? Bây giờ ai cũng là công dân hợp pháp, đâu ra kẻ trên người dưới nữa, còn dám không biết xấu hổ phân biệt giai cấp địa chủ nông dân.” Lại nói, “Cháu trai ở quen nhà chưa, bà mới làm mẻ rượu ngọt, có muốn uống không để bà gửi về?”
Trong lòng Lý Kinh Trọc còn khó chịu chưa thôi: “Bà mở loa ngoài đi, để cháu nói cái này với ông nội.”
Bà nội Lý tìm được nút loa ngoài: “Cháu nó muốn nói chuyện này, có gì bảo ban nhẹ nhàng thôi.”
Lý Kinh Trọc nói: “Ông nội yên tâm, không phải cháu bỏ học, chỉ là xin nghỉ mấy tháng, trường và bệnh viện đều đồng ý rồi, tuổi cháu nhỏ hơn các bạn cùng lớp, không đáng ngại.”
Lúc này ông nội Lý mới thôi không khóc lóc nữa, nói thêm vài câu răn dạy Lý Kinh Trọc đừng kiêu ngạo phải biết quý trọng thời gian vân vân, rồi lại quay sang bạn già oán trách như trẻ con: “Vừa rồi bà nói mới làm rượu ngọt? Giấu ở đâu rồi? Sao không cho tôi uống? Cháu trai có tư cách uống còn tôi thì không à?”
Bà nội Lý cười mắng: “Xem cái miệng ông có lúc nào ngừng nghỉ chưa. Để lát tôi nấu cho chén bánh nếp rượu ngọt* mà ăn.”
*Bánh nếp rượu ngọt 甜酒糍粑: món ăn vặt vùng Quý Châu, Tứ Xuyên, Hồ Nam, làm bằng bột nếp nặn thành hình tròn đun trong nồi nước sôi, bột sắp chín cho thêm rượu ngọt, mật ong, đường và các nguyên liệu khác vào, ninh nhừ.
Nói chuyện đến đây Lý Kinh Trọc đã hơi yên lòng, lại hỏi: “Ba mẹ cháu có khỏe không? Có đang ở nhà không?”
Ông nội Lý đáp: “Ăn cơm xong, ba mày với mẹ mày ra ngoài tản bộ rồi. Lát nữa ông nói bọn nó gọi lại nhớ.”
Lý Kinh Trọc nói: “Không cần ạ, nhắn lại với ba mẹ cháu vẫn khỏe là được.”
Ông nội Lý: “Được, để ông nói.” Lại nhắc nhở, “Nhớ ngày mai phải qua nhà Vương Tứ Đa nộp tiền đấy, giao tiền nhớ đòi giấy biên nhận, hoặc là gọi người tới chứng kiến, đỡ cho sau này nhà nó lại nói càn nói xiên.”
Cúp điện thoại rồi, Lý Kinh Trọc vẫn nhớ những lời ông nội vừa nói, thở dài đi vào phòng học rút tập tài liệu in trong thư viện trường ra. Anh nghĩ, trốn tránh mãi không phải là cách, ai cũng có quyền lợi trốn tránh, dù sao mỗi người có cuộc đời của mình, nhưng mà, trốn tránh cũng vô dụng.
Anh ngồi xuống, ngón tay lướt qua phần tiêu đề. Nháy mắt nhìn văn bản dày đặc chữ tiếng Anh kia, anh phát giác mình thế mà hưng phấn lên, vốn tưởng rằng xem mấy thứ này trong lòng sẽ khó chịu mâu thuẫn, hoặc ít nhất là chần chừ, nhưng mà cuối cùng không có, hoàn toàn không có. Đột nhiên Lý Kinh Trọc tỉnh ngộ, đây mới là chiến trường quen thuộc của mình, là chốn đào nguyên bản thân thật sự muốn hướng đến.
————————-
Lời tác giả:
① 《 Tầm Dương Thất Lang trung trạch tức sự 》(Tức cảnh làm thơ tại nhà Thất Lang ở Tầm Dương) của Sầm Tham.
Sầm Tham là nhà thơ Trung Quốc thời Thịnh Đường. Theo nhiều nhà nghiên cứu văn học, thì ông là “nhà thơ tiêu biểu và xuất sắc nhất trong các nhà thơ biên tái đời Đường”
② Lần lượt lấy từ bài《 Quá cố nhân trang 》(Thăm nhà bạn cũ) và《 Kệ tụng nhất bách linh cửu thủ 》(Bài kệ thứ một trăm lẻ chín) của Mạnh Hạo Nhiên.
Câu lấy trong bài Thăm nhà bạn cũ là “Cố nhân cụ kê thử” (Cố nhân sẵn có nếp gà); câu lấy từ “Bài kệ thứ một trăm lẻ chín” là “Thái Bạch phong đầu nguyệt, hàn tuyền thủy để đăng” (Trăng treo đỉnh Thái Bạch, đèn dưới suối lạnh băng)
Mạnh Hạo Nhiên là nhà thơ Trung Quốc thời nhà Đường, thuộc thế hệ đàn anh của Lý Bạch.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.