“À phải rồi”.
Tôi chợt nhớ ra cuốn nhật ký của Tiêu Thịnh liền gấp gáp lên tiếng “Phi Võ, trong một lần tình cờ, tôi có tìm thấy một manh mối”.
“Là manh muốn gì vậy?”
Trần Phi Võ tò mò hỏi.
“Là một cuốn nhật ký điều tra vụ án mạng liên hoàn này do chính nạn nhân đã để lại”.
Tôi chậm rãi trả lời, Trần Phi Võ liền nói “Vậy thì cậu đã tìm thấy gì trong cuốn nhật ký đó?”
Tôi vừa lấy cuốn nhật ký ra khỏi ngăn tủ vừa đáp lời “Tôi vẫn chưa đọc hết cuốn nhật ký điều tra đó, mấy trang đầu của nó chỉ ghi về các nạn nhân của vụ án mạng mà thôi”.
Vừa nói dứt lời, tôi cũng đã đưa cuốn nhật ký điều tra của Tiêu Thịnh cho Trần Phi Võ.
Anh ta cầm lấy nó, vội vàng lật ra từng trang để đọc.
Trong lúc anh ta đang đọc, tôi vội vàng mở cái laptop của mình lên, tiếp đó vào trang chủ của trường đại học y Dạ Nguyệt, rồi mục sinh viên, gõ ngay tên và thông tin của nạn nhân vào.
Trước tiên là nạn nhân thứ ba.
Cố Lãnh.
Theo như trên thông tin, thì Cố Lãnh là thần tượng của nhiều nam sinh viên, khi mà vừa đẹp trai, vừa giàu có, lại là một tuyển thủ của câu lạc bộ đá banh, chơi guitar cực giỏi, hát cũng hay, chiều cao và cơ thể lý tưởng, học rất giỏi. Gia đình cậu ta ở khu vực phía nam trường đại học.
Bao nhiêu thông tin vẫn chưa đủ, tôi trực tiếp truy cập vào link dẫn tới Facebook cá nhân của cậu ta.
Một loại bài viết và hình ảnh xuất hiện.
Tôi lướt một hồi lâu mới tìm được một dòng cảm xúc khá đặc biệt.
“Không biết vì lý do gì, dạo này rất tui thích màu đỏ của quần áo, tự cảm thấy mình tự tin và đẹp trai hơn khi mặc nó”.
Tôi còn đang trầm ngâm suy nghĩ về bài viết này, thì bất chợt nhìn thấy một bài viết khác ở dưới nó.
“Tui đã thức tới sáng bởi vì một cơn ác mộng khủng khiếp, hiện tại rất muốn ngủ”.
Vừa nằm mơ thấy ác mộng, lại vừa có hứng thú với áo dài đỏ sao?
Tôi suy ngẫm một lúc, vẫn không giải quyết được vấn đề. Vì vậy, đành nhập tên của nan nhân thứ tư vào.
Lưu Tiến Khoa.
Hình ảnh của một nam sinh viên năm nhất khá điển trai xuất hiện, trình độ học tập của cậu ta thuộc loại khá, lại rất ít tham gia các hoạt động, quê quán ở khu vực phía Nam của trường đại học y Dạ Nguyệt.
Thông tin chỉ có ngắn gọn như vậy, cho nên tôi quyết định dựa theo đường link dẫn tới trang Facebook cá nhân của cậu ta mà tìm hiểu thêm.
Trang của cậu ta hình như để chế độ bạn bè, nên những bài xuất hiện trên trang cá nhân rất ít, chủ yếu là những bài chia sẽ.
Lướt thêm vài cái, cuối cùng thì tôi cũng đã tìm thấy được manh mối ở một bài đăng.
“Tôi cảm thấy gần đây có cái gì đó không đúng cho lắm, những cơn ác mộng liên quan tới đồ cưới áo dài đỏ cứ liên tục quấy rối tôi, không biết đây có phải là điềm xấu hay không?”
Đọc đi đọc lại vài lần, tôi chỉ nhận thấy cậu ta cũng bị ám ảnh bởi đồ cưới áo dài đỏ giống như những nạn nhân khác mà thôi.
Vậy thì câu hỏi đặt ra ở đây chính là đồ cưới áo dài đỏ rốt cuộc biểu trưng cho cái gì, có phải giống như lời của đàn anh Dương Đăng đã từng nói, màu đỏ là một màu sắc có ý nghĩa hết sức đặc biệt, một trong số đó chính là truyền thuyết khi một người chết mặc toàn màu đỏ sẽ biến thành lệ quỷ không?
Trần Phi Võ ở bên cạnh đọc được một lúc, anh ta liền hướng về phía tôi mà cất tiếng “Những điều ghi lại trong đây cũng cung cấp thông tin bên ngoài khá nhiều, ví dụ như việc mơ thấy ác mộng, nhìn thấy đồ cưới áo dài đỏ, hay là nghe thấy tiếng gọi kỳ lạ. Tuy nhiên nhìn chung thì vẫn cứ mơ mơ hồ hồ, chẳng rõ nó có ý nghĩa đặc biệt gì đối với vụ án mạng liên hoàn này”.
Nói xong anh ta trả lại cuốn nhật ký điều tra của Tiêu Thịnh cho tôi.
Tôi cầm lấy, lật vội tới trang ghi nạn nhân thứ ba, thứ tư và thứ năm để so sánh với những gì mình vừa mới tìm hiểu, cũng như đã được nghe lại về nạn nhân thứ năm ở tiệm cơm. Chỉ có điều, tôi phát hiện ra ghi chép của Tiêu Thịnh cũng chẳng có gì khác biệt cho lắm, về cơ bản thông tin và những vụ việc bên ngoài của cả hai nạn nhân tương tự nhau.
Vì điều này lại càng khiến cho tôi cảm thấy rối tung lên, rốt cuộc ngoài đồ cưới áo dài đỏ và là nam sinh năm nhất ra, thì hung thủ còn nhắm vào nạn nhân ở điểm nào nữa.
Khoan đã.
Tôi đột nhiên nghĩ tới một chuyện, liền hướng sang Trần Phi Võ, vội vàng cất tiếng “Phi Võ, nếu như cuốn nhật ký điều tra này ghi lại những thông tin về nạn nhân tương tự như những nạn nhân trong những lần gây án của hung thủ, vậy thì tại sao chúng ta không sử dụng nó để xác định nạn nhân tiếp theo mà hung thủ muốn ra tay là ai hết?”
“Phải rồi”.
Trần Phi Võ nghe tôi nói vậy, liền gật đầu đồng ý, anh ta nói thêm “Lời của cậu rất có lý, coi bộ chúng ta chỉ cần đọc thông tin về nạn nhân tiếp theo, sau đó khoanh vùng tìm kiếm, sẽ dễ dàng ngăn chặn hung thủ ra tay hơn, đồng thời cũng sẽ xác định hung thủ chính xác hơn”.
Tôi “ừ” một tiếng, tiếp lời “Nếu chúng ta có thể bảo vệ được nạn nhân kế tiếp không bị giết chết, thì rất có khả năng hung thủ sẽ mau chóng xuất đầu lộ diện thôi”.