Sau đó, Fennik và Alice dẫn tôi quay lại nhà của Liliana. Vừa bước vào, Hải nói to:
– Ê thằng kia! Mày vừa chạy đi đâu đấy?
– À tao … tao …
– Mà thôi đi. Liliana kể hết với tao rồi. Tulen thật ra chỉ là đến đây chăm sóc cho Liliana thôi.
Tulen đứng kế bên Hải gật đầu. Liliana ôm chầm lấy Fennik. Cô nói nhỏ với Fennik một điều gì đó mà tôi nghe không rõ. Fennik đáp lại:
– Thôi mà em.
– Nhưng mà …
Fennik vuốt ve Liliana, làm cô cảm thấy rất ấm áp. Tôi cười, rồi nói:
– Vậy là mọi việc đều đã xong xuôi cả rồi.
– Nhưng mà tao có một thắc mắc. – Hải nói. Tôi cũng đoán ra nó thắc mắc gì, nên nói:
– Mày hỏi vì sao Roxie có bức hình đó chứ gì?
Hải phản bác:
– Không. Tao chỉ thắc mắc là tại sao mày đi tới đâu là lại có chuyện để suy luận vậy.
– Ha ha … – Tôi cười trừ, vì tôi không biết phải trả lời như thế nào cả. Sau đó, tôi và Hải trở về nhà của Krixi và Nakroth.
*
Về đến nhà, Hải bảo:
– Tao cá với mày chắc chắn sẽ có chuyện …
– Á á á …!!! – Tiếng hét của Nakroth vang lên. Tôi và Hải chạy thục mạng vào trong. Hải nói:
– Thấy chưa! Tao nói quá đúng mà!
Nakroth nhảy lên bàn và run cầm cập. Tôi hỏi:
– Có chuyện gì thế?
– Có … có con gián …
– Trời … – Tôi và Hải cạn lời. Hải lấy dép đạp chết con gián, thì mới phát hiện ra đây là gián đồ chơi. Tôi bảo:
– Gián đồ chơi mà cũng sợ à?
– Sát thủ mà sợ gián … – Hải lẩm bẩm. Nakroth đáp:
– Sợ chứ sao không sợ …
Cùng lúc đó, Krixi, Kriknak và Roxie chạy xuống. Krixi hỏi:
– Có chuyện gì thế? Anh sao thế?
– Có … có con gián …
– Hi hi con gián này của em đấy. – Krixi cười. Nakroth cũng cười. Tôi không hiểu vì sao Nakroth lại có thể cười được. Nhưng thôi, quan tâm làm gì.
Buổi tối hôm ấy, cả đám ngồi đánh liên quân. Tuy sở trường là mid, nhưng mid thì Krixi đi rồi, nên tôi đành cầm tank, Hải cầm ad mặc dù Hải muốn pick Liliana đi mid. Nakroth và Kriknak thì giành rừng như điên, khiến Krixi gánh muốn gãy vai. Còn Roxie, cô ấy không muốn chơi và ngồi đọc bản đồ. Nhưng thật ra Agnie mới là người đọc bản đồ đấy. Roxie vốn là mù đường, nên có đọc một ngàn năm cũng chả ra.
*
Bây giờ là mười giờ tối. Cả đám giải tán trở về phòng. Tôi và Hải nằm trong một căn phòng khá là xa so với phòng của Krixi và Nakroth. Lí do thì chắc ai cũng biết. Tôi bực mình:
– Bực mình thật chứ!
– Chứ ai bảo lúc trước mày làʍ ŧìиɦ với Krixi làm chi mày.
– Nhưng lúc đó …
Hải cắt lời tôi:
– Lúc đó mày sao?
– À thôi …
(Bên ngoài)
Nakroth khóa cửa phòng của tôi và Hải bằng một cách rất đặc biệt. Căn phòng này mở cửa từ bên trong bằng cách kéo. Nakroth đã lấy một sợi dây buộc vào tay nắm cửa và một cái móc. Cái móc ấy dính rất chặt vào tường, muốn gỡ ra cũng rất khó. Hơn nữa, sợi dây này là dây thừng, thế thì gỡ kiểu gì.
(Bên trong)
Hải tắt đèn, nói:
– Ê mày! Ngủ!
– Nhưng mà tao tức!
– Tức cái gì nữa mà tức! Ngủ đi mài!
Thế rồi Hải đặt mình xuống và ngủ ngon lành. Còn tôi, thì không thể nào ngủ được. Tôi cứ nghĩ mãi về Nakroth, tại sao lại làm như thế với tôi. Tôi đã làm gì đâu chứ. Mặc dù là làʍ ŧìиɦ, nhưng cô ấy đâu có thai đâu.
Nghĩ một hồi, tôi lại buồn ngủ và ngủ luôn.
Đang ngủ, chợt tôi nghe tiếng tích tắc … tích tắc … Ban đầu tôi cứ nghĩ là tiếng đồng hồ, nhưng rồi tôi chợt nhớ ra, căn phòng này làm gì có đồng hồ. Mặc dù còn hơi mệt, nhưng tôi quyết định tìm thử. Và tôi đã thật sự giật mình khi nhìn thấy nó. Một quả bom. Tôi lay Hải:
– Ê mày! Mày! Dậy dậy!
– Cái méo gì thế? Đang ngủ ngon mà …
– Có bom!
Hải lẩm bẩm:
– Lại suy luận à?
– Làm gì có chứ hả! Bom hẹn giờ đây này! Còn có 1 tiếng 25 phút nữa là bom sẽ nổ đó.
– Cái gì! – Hải giật mình, và chạy ra ngoài. Nhưng rồi căn phòng đã bị khóa. Hải nói to:
– Kì quá! Cửa không chịu mở là sao!
Tôi nhìn qua khe hở của cánh cửa, và nói:
– Thôi xong. Cửa bị khóa rồi. Như vậy là hung thủ đã nhốt chúng ta ở trong này. Chết chắc rồi.
– Chưa đâu! Quả bom này có cái gì này!
Quả bom này là quả bom cảm ứng. Nó hiện lên dòng chữ: “Nếu ngươi giải được năm câu hỏi này, thì coi như quả bom sẽ dừng hoạt động. Các ngươi hãy chọn chủ đề đi.”.
Hải bảo:
– Ôi trời! Trả lời năm câu hỏi thôi chứ gì. Đơn giản. Nào chủ đề đâu?
– Hay lắm! Chủ đề tủ của tao! Hóa học!
– Mày có điên không? Tao hơi dở môn này đấy!
– Chứ tao thấy có mỗi một môn hà! – Tôi đáp.
Quả bom hiện lên câu hỏi đầu tiên: “Kể tên năm kim loại có thể tan trong nước.”.
Không cần suy nghĩ, Hải phán:
– Đơn giản! Khi nào cần ba chứ gì! K, Na, Ca, Ba.
– Ê khoan! Thiếu mất một cái rồi kìa! – Tôi bảo.
Hải giờ mới phát hiện ra, nhưng nó lại không nhớ ra kim loại còn lại. Nó hỏi tôi:
– Mày rành lắm trả lời đi.
– Đơn giản quá mà. Khi nào li cần ba: K, Na, Li, Ca, Ba.
Thế là qua được một trạm. Đến câu hỏi thứ hai.
“Tại sao người ta không sử dụng xô nhôm để đựng nước vôi trong?”.
Hải ngạc nhiên:
– Không được sử dụng xô nhôm? Ngộ nhỉ.
– Chậc chậc khó đây.
Tôi và nó nảy ra nhiều giả thiết khác nhau. Đứa thì nói nhôm khi gặp nước vôi trong sẽ nổ, nhưng trước giờ đâu có nghe tới vụ này. Rồi lại nảy ra giả thiết nhôm là kim loại phản ứng mạnh, gặp nước vôi trong thì sẽ phản ứng. Nhưng …
Chợt Hải nói to:
– Hình như … tao có nghe tới vụ này rồi!
– Sao chứ?
– Có phải nước vôi trong là Ca(OH)2 không?
– Ờ. Mày nghĩ ra rồi à?
Hải giải thích:
– Tao từng được học là nhôm có thể tác dụng với dung dịch bazơ. Nếu như sử dụng xô nhôm mà đựng bazơ, thì xô nhôm sẽ bị hỏng. Tao nói đúng không?
Câu trả lời của Hải là hoàn toàn chính xác. Cả hai lại tiếp tục đối mặt với câu hỏi thứ ba.
“Hãy nhận biết hai chất rắn Na2O và CaO.”.
Cả hai lại gặp hack não. Hải hỏi tôi:
– Ê mày! Cả hai đều là chất rắn đúng không?
– Ừ.
– Thế hai chất rắn này màu gì nhỉ?
Tôi đáp:
– Nếu tao nhớ không nhầm, cả hai đều là màu trắng.
– Đệt … cả hai đều là oxit bazơ, chơi kiểu méo gì đây.
– À mà chúng ta nhận biết theo phương pháp vật lí hay phương pháp hóa học nhỉ?
Hải và tôi lại nghĩ mất 10 phút, mà vẫn không nghĩ ra cách. Nãy giờ giải mất 25 phút, nghĩa là chỉ còn một tiếng. Chợt Hải nghĩ ra:
– Hình như tao có cách rồi. Chúng ta sẽ sử dụng quỳ tím ẩm! Quỳ tím ẩm để lên hai chất rắn chắc chắn sẽ đổi màu!
– Ê ê cho mày nói lại đấy.
– Nói lại? Tao có cái gì để nói lại đâu?
– Lúc nãy mày còn khẳng định cả hai đều là oxit bazơ, cho vào quỳ tím ẩm cả hai thành màu xanh rồi ngồi xanh mặt à?
– Ờ he … – Hải nhận ra cái sai của mình. Nhưng rồi Hải đã gợi ý cho tôi một cách mới. Tôi hỏi:
– Mày nói sử dụng quỳ tím ẩm phải không?
Hải gật đầu. Tôi nói:
– Cho vào nước đi! Cả hai đều tan trong nước mà. Sẽ tạo ra hai dung dịch bazơ.
– Rồi sao nữa? Không lẽ dùng quỳ tím? Hay cho nhôm vào như hồi nãy? Không được đâu.
Tôi trả lời:
– Không không. Chúng ta sẽ sử dụng CO2.
– Mày nghĩ sao vậy?
– Mày hãy nhớ đi, hai chất tạo thành là gì?
Hải nghĩ: “Để coi … Na2O + H2O = NaOH, CaO + H20 = Ca(OH)2 … À đúng rồi …”. Nó nói to:
– Hiểu rồi! Đầu tiên cho nước vào, sẽ tạo ra hai dung dịch bazơ. Cho CO2 vào, dung dịch nào bị vẩn đục là Ca(OH)2, và đó cũng là CaO.
Thế là lại qua trạm. Nãy giờ giải muốn hết hơi. Chỉ còn 40 phút để giải quyết những hai bài hóa nữa. Hải thở hộc hộc, còn tôi thì bình thường, vì hóa là sở trường của tôi.
Câu hỏi tiếp theo: “Cho 5,6 gam kim loại A tác dụng với dung dịch axit clohidric tạo ra 2,24 lít khí hidro. Tìm kim loại A.”.
Tôi ngáo đơ với bài toán này. Hải cũng không biết phải giải bài này như thế nào. Hải bảo:
– Đáng lẽ phải cho sản phẩm chứ.
– Chứ khí hidro không phải là sản phẩm thì là gì hả?
– Nhưng tao cần cái còn lại. Cái gì mà xê lờ (Cl) ấy.
– Ý mày là muối ý hả?
Hải gật đầu. Tôi ngáp một cái, vì bài này không biết phải làm như thế nào cả. Chợt Hải nhớ ra một chuyện. Hải nói:
– Hình như … đây là phương trình điều chế hidro trong phòng thí nghiệm mà.
– Mày nói phải. Kim loại tác dụng với axit tạo ra muối và khí hidro. Nhưng muối gì cơ?
Tôi thở dài, bảo nó:
– Thế mày có nhớ ra bốn kim loại mà chúng ta dùng để điều chế không?
– Để tao coi … Fe, Al, Zn, Mg. Nhưng … như thế cũng có tìm ra được gì đâu.
– Không đâu. Mày sẽ tìm thấy đấy.
– Hở … – Hải thật ra không biết làm cách nào cả. Tôi đành gợi ý:
– Mày có nhớ … mà thôi bỏ đi.
Hải ngạc nhiên:
– Sao? Nhớ cái gì?
– À có lần tao gặp tổ chức áo đen. Chúng sử dụng số nguyên tử và nguyên tử khối …
– À ha! Tao hiểu rồi. Tao đã tìm ra rồi.
Ngưng một lát, nó giải thích:
– Khi viết phương trình, thì số mol của hidro là 0,1. Hệ số của hidro và kim loại A bằng nhau. Công thức tính số mol bằng cách lấy khối lượng chia khối lượng mol. Suy ra khối lượng mol bằng khối lượng chia số mol, là bằng 5,6/0,1 là 56. Tao biết kim loại nào rồi. Là Fe!
Thế là lại qua trạm. Tôi và Hải thở hộc hộc. Hải rên:
– Cố … lên nào … còn một câu nữa thôi.
– Hình như câu này … là trắc nghiệm.
– Quá ngon!
Đề:
Đốt cháy m gam hỗn hợp X gồm glixerol, metan, ancol etylic và axit no, đơn chức mạch hở
Y (trong đó số mol glixerol bằng 1/2 số mol metan) cần vừa đủ 0,41 mol O2 thu được 0,54 mol CO2.
Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với 200ml dung dịch KOH 1,5M, rồi cô cạn thì thu được m” gam chất rắn khan. Giá trị m” gần nhất với giá trị nào dưới đây?
A.25.
B.33.
C.31.
D.29.
…
__________________
P/S: Hmm