Sáng, Trưa và Đêm

Chương 18



SÁNG

Trong văn phòng của công ty Renquist, Renquist & Fitzgerald, Steve Sloane và Simon Fitzgerald đang ngồi uống cà phê.

– Đúng như một đại thi hào đã từng nói: Có cái gì đó mục ruỗng trong Vương quốc Đan Mạch

– Cái gì làm anh buồn vậy? – Fitzgerald hỏi.

Steve thở dài.

– Tôi cũng không biết nữa. Đó là về gia đình Stanford. Họ làm tôi ngạc nhiên.

Simon Fitzgerald khịt mũi.

– Tham gia câu lạc bộ đi, cho vui.

– Tôi cứ nghĩ mãi chuyện nầy, Simon ạ, mà không sao hiểu được.

– Vấn đề gì vậy?

– Gia đình nầy sồn sồn lên đòi khai quật xác Harry Stanford để kiểm chứng gien của ông ta với người phụ nữ kia. Vì thế tôi buộc phải nghĩ rằng động cơ duy nhất của việc làm cái xác biến mất chỉ có thể là để không so sánh được. Người duy nhất có thể thu lựi trong việc nầy là bản thân người phụ nữ đó, nếu cô ta không phải là Julia dởm.

– Ừ!

– Thế nhưng người thám tử tư Frank Timmons nầy, theo như tôi kiểm tra lại ở văn phòng luật sư quận tại Chicago, thì rất có danh tiếng, lại kiếm được dấu vân tay chứng tỏ cô ta chính thức là Julia Stanford. Vậy vấn đề tôi thắc mắc ở đây chính là người đào trộm xác Harry Stanford là ai, và làm thế nhằm mục đích gì?

– Đó là một vấn đề bạc tỉ. Nếu…

Chuông liên lạc reo. Giọng cô thư ký vang lên.

– Thưa ông Sloane, có điện thoại cho ông trên đường dây số hai.

Steve Sloane nhắc ống nghe đặt ngay trên bàn.

– A lô!

Giọng ở đầu kia nói.

– Ông Sloane phải không, đây là thẩm phán Stanford. Tôi sẽ vô cùng biết ơn ông nếu sáng nay ông có thể đến Rose Hill được.

Steve Sloane liếc Fitzgerald.

– Một tiếng nữa được không?

– Thế thì tốt quá. Cám ơn ông.

Đặt ống nghe xuống, Steve nói.

– Người ta yêu cầu tôi có mặt ở nhà Stanford.

– Không hiểu họ muốn gì nhỉ?

– Mười ăn một rằng họ muốn thúc đẩy thực hiện di chúc để còn được sớm chạm tay vào số tiền đẹp đẽ đó chứ.

°°°

– Lee đấy à? Tyler đây. Khoẻ không cưng?

– Cám ơn, khoẻ!

– Anh rất nhớ Lee.

Im lặng giây lát.

– Tôi cũng nhớ anh, Tyler.

Những lời đó làm rung động lòng y

– Lee à, tôi có vài tin hay lắm. Tôi không thể nói qua điện thoại được, nhưng đó có thể là điều làm cưng vui. Khi chúng mình…

– Tyler nầy, tôi phải đi rồi. Có người đang đợi tội.

– Nhưng…

Điện thoại điếc đặc.

Tyler ngồi thừ ra. Và y nghĩ – Lẽ ra cưng không nên nói rằng nhớ anh, nếu thực sự là không nhớ.

°°°

Cả gia đình tập hợp trong phòng khách ở Rose Hill, chỉ thiếu có Woody và Peggy. Steve quan sát từng bộ mặt.

Thẩm phán Stanford tỏ ra rất thư giãn. Steve liếc nhìn sang Kendall. Nàng dường như bị căng thẳng một cách bất thường. Chồng nàng đã từ New York trở về trước cuộc họp một hôm.

Steve nhìn sang Marc. Anh chàng người Pháp nầy trông khá điển trai, và có vẻ trẻ hơn vợ đến vài tuổi. Và có cả Julia. Cô ta dường như chấp nhận việc được đón nhận vào gia đình nầy một cách bình thản.

Mình cho rằng một người được thừa hưởng hàng triệu đô la hay đại loại như thế thì phải bị kích động hơn một chút cơ, Steve nghĩ.

Anh liếc nhìn lại từng khuôn mặt, tự hỏi nếu có ai trong số họ dínhvào vụ đánh cắp xác của Harry Stanford, và nếu đúng thế, thì là khuôn mặt nào?

Và tại sao?

Tyler đang nói:

– Thưa ông Sloane, tôi rất quen thuộc với các đạo luật liên quan đến vấn đề di chúc ở bang Illinois, nhưng tôi không biết nhiều về sự khác nhau của chúng so với các đạo luật tương tự ở Massachusetts. Chúng tôi không hiểu có cách nào đó để thúc đẩy các thủ tục không?

Steve cười thầm: Giá mà mình đánh cuộc với Simon về chuyện nầy nhỉ. Anh quay sang Tyler:

– Chúng tôi cũng đã thảo luận với nhau về việc nầy rồi, thưa thẩm phán Tyler.

Tyler nói thẳng.

– Tên của gia đình Stanford có thể có ích trong việc đẩy nhanh các thủ tục.

Điều nầy anh ta nói đúng, Steve nghĩ. Anh gật đầu:

– Tôi sẽ làm mọi việc có thể. Nếu rút cục mà được thì…

Có tiếng quát tháo trên cầu thang vọng xuống.

– Câm mồm lại, con chó cái ngu đần. Tao không muốn nghe một lời nào nữa. Hiểu không?

Woody và Peggy đi xuống cầu thang, vào phòng họp. Khuôn mặt Peggy sưng húp và một mắt thâm tím. Woody đang ngoác mồm cười, mắt sáng rạng rỡ.

– Xin chào tất cả mọi người. Hy vọng là cuộc họp chưa kết thúc đấy chứ?

Mọi người sững sờ nhìn Peggy.

Kendall nhổm lên.

– Em làm sao vậy?

– Không sao đâu. Tôi… tôi bị va vào cửa thôi mà.

Woody ngồi xuống. Peggy ngồi bên cạnh, Woody vỗ về tay vợ và âu yếm hỏi.

– Em đỡ rồi chứ?

Peggy gật đầu, không đủ cam đảm để thốt ra lời.

– Tốt rồi! – Woody quay ra nhìn mọi người. – Nào, mọi người đã bàn được gì rồi?

Tyler nhìn gã đầy trách móc.

– Anh chỉ vừa hỏi ông Sloane xem có thể đẩy nhanh các thủ tục thực hiện di chúc được không?

Woody lại cười.

– Hay đấy. – Rồi quay sang vợ. – Em muốn thay bộ đồ mới phải không, em yêu?

– Không, em không cần thay đồ gì cả. – Peggy nói chắc chắn.

– Ừ phải rồi. Em cũng không đi đâu, đúng không?- Rồi gã quay ra mọi người phân trần. – Peggy hay xấu hổ lắm. Cô ấy không biết nói gì đâu phải không em yêu!

Peggy đứng phắt dậy và chạy ra khỏi phòng.

– Tôi lên xem cô ấy thế nào đây, – Kendall nói và đứng dậy chạy theo ra.

Chúa ơi! Steve nghĩ. Trước mặt mọi người mà Woody còn xử sự như vậy, không hiểu khi chỉ có hai vợ chồng thì thế nào?

Woody quay sang Steve:

– Anh vào làm hãng luật của ông Fitzgerald đã được bao lâu rồi?

– Năm năm.

– Tôi cũng đến chịu, chả hiểu sao ho lại làm việc được với ông già tôi nữa?

Steve thận trọng đáp.

– Tôi hiểu ông già anh… cũng khó đấy.

Woody khịt mũi.

– Khó thôi à? Ông ấy là một con quỉ hai chân thì đúng hơn. Anh có biết là chúng tôi đứa nào cũng bị ông ấy đặt cho một tên tục không? Tôi thì là Charlie. Ông ấy đặt tên tôi theo tên Charlie Mc Carthy, một tình nhân của Edgar Bergen, người nói tiếng bụng(1) nổi tiếng. Ông ấy gọi Kendall là Ngựa non vì cho rằng chị ấy có bộ mặt giống mặt ngựa. Còn Tyler thì bị gọi là…

Steve nói, không giữ nổi bình tĩnh:

– Tôi thực sự nghĩ rằng anh không nên…

Woody cười ngoác miệng.

– Được thôi! Một tỉ đô la thì có thể chữa được mọi vết thương.

Steve đứng lên.

– Ồ, nếu không còn gì nữa, tôi nghĩ rằng mình nên về thôi.

Anh cảm thấy ngột ngạt, phải đi thật nhanh ra ngoài để hít thở không khí trong lành.

Kendall bắt gặp Peggy đang trong buồng tắm, đắp một miếng vải ướt lên vết sưng trên má.

– Peggy? Em không sao chứ?

Peggy quay lại.

– Không sao. Cám ơn chị. Em… em xin lỗi về những gì xảy ra lúc nãy.

– Em phải xin lỗi sao? Đáng lẽ em phải tức giận thì đúng hơn. Cậu ấy đánh em như thế nầy từ bao giờ?

– Anh ấy không đánh em đâu, – Peggy vẫn cố cãi. -Em va phải cửa ra vào thôi.

Kendall tiến lại gần.

– Peggy, sao em phải chịu đựng như vậy? Em không cần làm như thế, em hiểu không?

Im lặng.

– Em phải chịu, đúng đấy!

Kendall ngó Peggy, bối rối.

– Tại sao chứ?

Cô ta quay đi.

– Bởi vì em yêu anh ấy.

Rồi cứ thế những lời nói tiếp tục tuôn trào.

– Anh ấy cũng yêu em. Hãy tin lời em đi, không phải anh ấy thường xuyên như thế nầy đâu. Vấn đề là, anh ấy đôi khi không còn là chính mình nữa.

– Em muốn nói rằng đó là khi cậu ấy lên cơn nghiện phải không?

– Không phải!

– Không!

– Peggy…

Peggy lưỡng lự:

– Đúng thế…

– Chuyện đó bắt đầu từ bao giờ?

– Ngay… ngay sau khi chúng em cưới nhau. – Giọng Peggy khàn đi. -. Mọi chuyện bắt đầu từ trận đấu polo đó. Woody bị ngã ngựa và bị đau nặng. Thời gian nằm viện, người ta cho anh ấy dùng thuốc phiện để dứt cơn đau. Chính họ đã làm cho anh ấy nghiện.

Cô nhìn Kendall, ánh mắt van nài.

– Thế nên chị biết đấy, đó không phải là lỗi của anh ấy, đúng không? Sau khi Woody ra viện, anh ấy tiếp tục phải dùng thuốc phiện. Cứ khi nào em cố gắng làm anh bỏ thuốc thì anh ấy… lại đánh em.

– Peggy! Vì Chúa, cậu ấy cần được giúp đỡ! Em có thấy không? Em không thể một mình làm nổi điều đó. Cậu ấy là một con nghiện rồi. Cậu ấy dùng loại gì? Cocaine à?

– Không? – Im lặng một lát – Heroin!

– Chúa ơi? Em không thể giúp gì được cho cậu ấy.

– Em đã cố gắng. – Giọng cô trở nên thì thầm. – Chị không biết được em đã cố gắng như thế nào đâu. Woody đã nằm tới ba bệnh viện cai nghiện rồi đó. – Cô lắc đầu – Anh ấy chỉ đỡ được một thờỉ gian, rồi đâu lại vào đó. Anh ấy không chịu đựng nổi.

Kendall vòng tay ôm Peggy.

– Chị xin lỗi.

Peggy cố nở một nụ cười.

– Em chắc rằng Woody sẽ ổn thôi. Anh ấy cũng rất cố gắng. Thực sự cố gắng. – Khuôn mặt cô tươi lên. Hồi mới cưới, anh ấy vui vẻ làm sao. Bọn em hầu hư lúc nào cũng cười được. Anh ấy hay mua tặng em những món quà nho nhỏ và… – Mắt cô nhoà lệ.

– Em yêu anh ấy làm sao?

– Nếu chị có thể giúp gì được…

– Cám ơn chị. – Peggy thì thầm – Em rất cám ơn.

Kendall xiết chặt bàn tay Peggy:

– Chúng mình sẽ bàn lại chuyện nầy sau nhé.

Kendall đi xuống lầu để tiếp tụccuộc họp. Vừa đi vừa suy nghĩ. Khi chúng ta còn bé, trước khi Mẹ qua đời, chúng ta đã xây những kế hoạch thật tuyệt vời. Chị sẽ trở thành một nhà tạo mẫu thời trang nổi tiếng, Kendall ạ, còn em sẽ là một vận động viên điền kinh lớn nhất thế giới! – Kendall nghĩ – à cái vế thử hai đáng buồn là lẽ ra Woody đã trở thành một vận động viên tên tuổi. Vậy mà giờ đây…

Kendall không hiểu là mình thấy thương cho Woody hay cho Peggy nữa.

Khi xuống đến chân cầu thang nàng gặp Clark vừa đi tới, bưng chiếc khay đựng một lá thư.

– Xin lỗi cô Kendall. Một người vừa gửi lá thư nầy cho cô. – Ông già trao cho nàng chiếc phong bì.

Kendall ngạc nhiên nhìn.

– Ai nhỉ? – Nàng gật đầu. – Cám ơn ông Clark.

Kendall mở phong bì, và ngay khi bắt đầu đọc, mặt nàng biến sắc. “Không!” Nàng nói, hụt cả hơi, tim đập loạn xạ và loạng choạng vì mất thăng bằng.

Nàng đứng tựa vào chiếc bàn, cố lấy lại hơi thở bình thường.

Một lát sau, nàng quay ra, đi vào phòng khách, mặt tái nhợt. Cuộc họp đã tan.

– Marc… – Kendall cố tỏ vẻ bình tĩnh. – Em gặp anh một lát được không?

Anh nhìn nàng quan tâm.

– Được chứ.

Tyler hỏi Kendall.

– Em không sao đấy chứ?

Nàng cố nở một nụ cười.

– Cám ơn anh, em khoẻ.

Nàng nắm tay Marc và dắt anh lên tầng. Khi vào đến buồng ngủ, Kendall đóng cửa lại.

Marc hỏi.

– Chuyện gì vậy?

Kendall đưa thư cho chồng. Lá thư viết.

Bà Renauld kính mến.

– Xin chúc mừng bà! Hiệp hội Bảo vệ thú hoang dã của chúng tôi rất lấy làm sung sướng khi nghe tin bà được thừa hưởng một số tiền lớn đến như vậy. Chúng tôi biết bà rất quan tâm đến công việc của chúng tôi và chúng tôi tin tưởng vào sự trợ giúp hơn nữa của bà. Vì thế nên chúng tôi sẽ rất biết ơn nếu bà có thể gửi một triệu đô la vào tài khoản của chúng tôi ớ Zurich trong vòng mười ngày nữa. Chúng tôi trông đợi ở bà…”

Cũng giống như ở những lá thư trước, tất cả những chứ E đều bị thiếu nét.

– Đồ con hoang? – Marc tức quá kêu lên.

– Làm sao mà chúng biết em ở đây chứ? – Kendall hỏi.

Marc cay đắng nói:

– Tất cả những gì chúng phải làm chỉ là nhặt một tờ báo lên đọc. – Anh đọc lại lá thư rồi lắc đầu – Bọn chúng sẽ không bao giở ngừng lại cả. Chúng ta phải đến báo cảnh sát thôi.

– Không! – Kendall kêu lên. – Chúng ta không thể? Quá muộn rồi? Anh không thấy sao? Làm thế là hết. Là hết tất cả!

Marc ôm lấy vợ thật chặt.

– Được rồi, chúng mình sẽ tìm một cách khác.

Nhưng Kendall biết rằng không còn cái khác nào.

°°°

Chuyện xảy ra từ mấy tháng trước, vào một ngày mùa xuân rực rỡ.

Kendall tới dự bữa tiệc sinh nhật của người bạn ở Ridgefield, Connecticut. Đó là một bữa tiệc tuyệt vời và Keldall được tán gẫu rất vui vẻ với các bạn cũ. Nàng có làm một ly sâm banh. Đang nói chuyện dở nàng bất chợt liếc đồng hồ.

– Thôi chết! Mình không báo rằng sẽ về muộn? Marc đang đợi ở nhà rồi.

Tạm biệt các bạn, Kendall vội vã ra xe. Trên đường về nhà ở New York, nàng quyết định đi theo con đường tắt – gần nhưng ngoằn ngoèo qua đồng quê.

Đang khi lái với tốc độ ngót năm mươi dặm một giờ thì nàng phải vào cua gấp và chợt nhìn thấy một chiếc xe đỗ ở phía bên phải con đường. Theo phản xạ, nàng đánh tay lái sang trái. Đúng lúc đó một phụ nữ ôm một bó hoa tươi mới cắt chợt đi qua con đường hẹp đó. Kendall hốt hoảng cố tránh nhưng không kỵp. Mọi việc dường như chỉ xảy ra trong tích tắc Nàng nghe thấy một tiếng huỵch khi đầu xe bên trái đâm vào người phụ nữ. Kendall phanh gấp xe lại, toàn thân run bắn lên. Nàng chạy lại chỗ nạn nhân đang nằm trên đường, bê bết máu.

Kendall đứng đó, bất động. Cuối cùng nàng cũng cúi được xuống và lật người phụ nữ lên, nhìn vào cặp mắt vô hồn của cô ta.”Ối trời ơi!” Kendall thì thào, cảm thấy cơn buồn nôn dâng lên tới cổ. Nàng vùng quay đi, kinh hoàng. Quanh đó không có chiếc xe nào. Cô ta chết rồi, Kendall nghĩ. – Mình không thể giúp gì cho cô ta được nữa. Đó không phải là lỗi ở mình nhưng họ sẽ kết tội mình lái xe ẩu do uống rượu. Máu mình mà xét nghiệm sẽ chứng tỏ có cồn. Mình sẽ phải vào tù!

Nàng liếc nhìn xác người đàn bà xấu số một lần nữa rồi vội vã quay về xe. Má trái của xe đã bị móp, và có vết máu trên đó. Mình phải đưa xe đi sửa lại – Kendall nghĩ – chứ không cảnh sát thế nào cũng truy tìm nó. Nàng lên xe và lái đi.

Suốt quãng đường từ đó về New York, nàng liên tục liếc nhìn kính chiếu hậu, cứ ngỡ sẽ thấy ánh đèn nhấp nháy và tiếng rú còi của xe cảnh sát truy đuổi đằng sau: Nàng lái xe vào đường số Chín sáu, nơi nàng vẫn thường gửi xe. Sam, người chủ xưởng sửa chữa xe đang nói chuyện với Red, thợ máy của anh ta. Kendall ra khỏi xe.

– Chào bà Renauld, – Sam nói.

– Xin… xin chào. – Nàng phải cố gắng lắm để răng khỏi va vào nhau lập cập.

– Bà gửi xe qua đêm à?

– Vâng… vâng, anh làm ơn…

Red nhìn má trái xe.

– Chỗ nầy xe của bà bị móp nặng quá. Trông như có cả vết máu nữa.

Hai người đàn ông quay nhìn vào nàng Kendall hít mạnh.

– Vâng… tôi… tôi va phải một con hươu chạy qua đường cao tốc.

– May mà bà không bị nặng hơn đấy. – Sam nói. – Một người bạn tôi cũng húc phải hươu và hỏng luôn cả xe cơ. – Ông ta cười. – Nhưng cũng không làm con hươu bị thương nặng lắm.

– Chỉ cần bỏ qua chuyện đó là được. – Kendall nói gằn trong cổ.

– Vâng!

Kendall đi ra cửa, rồi nhìn lại. Hai người đàn ông đang chăm chú quan sát vết móp.

Khi Kendall về tới nhà và kể cho Marc nghe sự việc thì anh nắm lấy hai tay cô và nói.

– Ôi Chúa ơi! Em yêu, làm sao có thể…

Kendall thổn thức.

– Em… em không thể kỵp làm gì. Cô ta qua đường ngay trước mắt em. Cô ta bất ngờ chạy ngang qua…

– Xuỵt! Anh tin rằng đó không phải lỗi của em. Đó là một tai nạn ngẫu nhiên. Chúng ta phải báo ngay cho cảnh sát thôi.

– Em biết là anh nói đúng. Đáng lý ra em phải ở đó và đợi cảnh sát đến. Nhưng em sợ quá, Marc ạ. Bây giờ thì đã thành một vụ gây tai nạn rồi bỏ chạy mất rồi. Nhưng lúc ấy có đứng đó thì em cũng không làm gì được nửa. Cô ấy đã chết rồi. Anh phải trông thấy mặt cô ta cơ. Kinh khủng lắm!

Anh ôm nàng một lúc lâu cho tới khi nàng dịu xuống.

Bình tĩnh lại, Kendall ướm lờỉ:

– Marc, chúng mình có nhất thiết phải báo cảnh sát không?

– Anh nhíu mày.

– Em nói thế nghĩa là gì?

Nàng cố gắng để khỏi phát cuồng lên.

– Thế mọi thứ đã qua rồi, đúng không? Không gì có thể làm cho cô ta sống lại nữa. Họ có phạt em thì cũng được ích gì. Em không cố tình gây ra vụ nầy. Sao mình không vờ như chẳng có gì xảy ra cả?

– Kendall, nhưng nếu họ truy tìm…

– Sao truy được? Lúc đó không có ai ở quanh cả.

– Còn xe của em thì sao? Nó có bị hỏng không?

– Có bị móp một chỗ. Em bảo thợ sửa xe là đâm vào một con hươu. – Nàng cố gắng giữ bình tĩnh. – Marc, không có ai chứng kiến tai nạn cả. Anh có biết điều gì sẽ xảy ra nếu em bị bắt và bị tù không?

– Em có thể bị mất nghề, mất tất cả những gì mà em đã gây dựng bấy nhiều năm, mà vì cái gì cơ chứ? Vì một sự đã rồi ư? Nó đã qua rồi! – Nàng lại nức nở.

Anh ôm nàng thật chặt.

– Thôi nào? Mình sẽ liệu, mình sẽ liệu…

Các tờ báo buổi sáng đã thổi phồng câu chuyện.

Điều làm cho nó đầy kỵch tính là sự kiện người phụ nữ bị tai nạn kia đang trên đường đến Manhattan để làm lễ cưới. Tờ New York Times thì đăng nó như sự thực. Nhưng tờ Daily News và tờ Newday thì biến nó thành một vở bi kỵch khuấy động tâm can mọi người.

Kendall mua mỗi báo một tờ, và càng đọc càng thấy những gì mình gây ra thật kinh khủng. Đầu óc nàng ngập tràn những mệnh đề “giá như” khủng khiếp.

Giá như mình không đi Connecticut để dự sinh nhật…

Giá như hôm đó mình ở nhà…

Giá như mình đừng uống gì…

Giá như người phụ nữ đó cúi xuống nhặt hoa chỉ sớm hơn vài giây hoặc chậm hơn vài giây.

Mình phải chịu trách nhiệm việc giết một mạng người rồi!

Kendall nghĩ đến sự đau khổ mình đã gây ra cho gia đình và cho người chồng sắp cưới của người phụ nữ kia và lại thấy thắt ruột.

Theo báo chí đưa tin, cảnh sát đang dò tìm thông tin từ bất cứ ai có thể biết được một đầu mối của vụ đâm người rồi bỏ chạy nầy.

Họ không thể lần ra mình được, Kendall nghĩ. – Tất cả mọi hành động của mình bây giờ là phải tỏ ra như không có chuyện gì xảy ra

Sáng hôm sau khi Kendall đến xưởng lấy ô tô thì Red đã có mặt ở đó.

– Tôi đã lau sạch vết máu ở xe, – anh ta nói. – Bà có cần tôi sửa vết lõm không?

– Tất nhiên rồi! Đáng lẽ ta phải nghĩ đến việc nầy sớm hơn – Có, anh làm ơn sửa dùm.

Red ngó nàng đầy vẻ lạ lùng. Hay đó chỉ là do nàng tưởng tượng.

– Tôi và Sam tối qua có nói chuyện với nhau. – Anh ta nói. – Buồn cười thật đấy, bà có thấy thế không. Một con hươu thì phải gây nhiều thiệt hại cho cái xe hơn kia.

Ngực Kendall bắt đầu đập thình thịch. Miệng khô lại khiến nàng không thốt được lời nào.

– Đó là một con hươu non.

Red gật đầu đáp gọn lỏn.

– Chắc phải rất nhỏ.

Kendall cảm thấy ánh mắt của anh ta nhìn theo khi nàng ra khỏi xưởng.

Khi bước vào văn phòng của mình, Kendall thấy cô thư ký Nadine nhìn nàng chăm chú.

– Có chuyện gì xảy ra với bà vậy?

Kendall thấy điếng người.

– Cô cô nói thế là… là sao?

– Trông bà rất run rẩy. Để tôi đi lấy cho bà ly cà phê!

– Cám ơn cô.

Kendall bước đến trước tấm gương. Khuôn mặt cô tái nhợt, ỉu xìu. Cứ thế nầy thì chí nhìn mình họ cũng đoán ra chuyện mất!

Nadine bước vào phòng mang theo ly cà phê nóng hổi.

– Đây ạ! Nó sẽ làm cho bà thấy khoẻ hơn. – Cô ta tò mò nhìn Kendall. – Mọi việc đã ổn chưa ạ?

– Hôm qua tôi… tôi gặp một tai nạn nhỏ. – Kendall nói.

– Ôi? Có ai bị sao không?

Trong tâm trí Kendall lại hiện lên khuôn mặt của người phụ nữ bị chết.

– Không. Tôi đâm phải một con hươu.

– Còn xe thế nào?

Đang cho đi sửa rồi.

– Tôi sẽ gọi cho công ty bảo hiểm nhé.

– Ôi thôi, Nadine, xin đừng!

Kendall nhận thấy ánh mắt ngạc nhiên của Nadine nhìn mình.

Sau đó hai ngày, lá thư thứ nhất tới.

“Thưa bà Renauld.

– Tôi là chủ tịch Hiệp hội bảo tồn thú dại. Hiệp hội của chúng tôi hiện đang rất cần sự giúp đỡ. Tôi tin chắc rằng bà sẽ giúp chúng tôi. Tổ chức của chúng tôi đang cần tiền để bảo tồn thú vật. Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến loài hươu. Bà có thể gửi năm mươi nghìn đô la vào tài khoản số 804072-A tại nhà băng Crédit Suisse ở Thuỵ Sĩ. Tôi muốn nhấn mạnh gợi ý rằng bà sẽ gửi tiền trong vòng năm ngày tới”.

Lá thư không có chữ ký. Tất cả những chữ cái E trong lá thư đều bị mẻ. Gửi kèm trong phong bì là mẩu báo nói về tai nạn kia.

Kendall đọc lá thư hai lần. Sự sợ hãi hiện lên thật rõ ràng. Marc nói đúng, nàng nghĩ – Đáng lẽ mình nên báo cho cảnh sát. Nhưng bây giờ mọi thứ đã trở nên ngày càng tồi tệ Nàng là một kẻ đang lẩn trốn.

Nếu bây giờ họ tìm được nàng, điều đó cũng có nghĩa là nhà tù và sự khinh bỉ, cũng có nghĩa là chia tay với nghề nghiệp luôn.

Đến giờ ăn trưa, nàng tới nhà băng của mình.

– Tôi muốn gửi năm mươi ngàn đô la sang Thuỵ Sĩ

Tối đó khi Kendall về nhà, nàng đưa thư cho Marc xem.

– Anh bàng hoàng.

– Chúa ơi! – Anh nói. – Ai có thể gửi lá thư nầy nhỉ?

– Không ai… không ai biết mà. – Nàng run rẩy.

– Kendall, có người biết.

Toàn thân nàng co rúm lại.

– Không có ai gần đó cả, anh ạ! Em…

– Hượm đã. Cố nghĩ lại đi. Chính xác những gì đã xảy ra khi em quay trở về thành phố.

– Không có gì. Em… em đưa xe vào xưởng, và… – Nàng ngừng bặt – “Xe bà bị móp ở chỗ nầy, thưa bà Renauld. Trông như có vết máu trên đó”.

Marc nhận thấy vẻ mặt khác thường của vợ.

– Gì thế?

Nàng nói chầm chậm.

– Người chủ xưởng và thợ cơ khí của ông ta có mặt ở đó. Họ đều nhìn thấy vết máu trên má xe. Em bảo với họ là em húc phải một con hươu, và họ nói rằng như thế lẽ ra phải có nhiều tổn thất hơn – Nàng lại nhớ thêm điều gì đó – Anh Marc…

– Anh đây.

Nadine, thư ký của em. Em cũng kể cho cô ta nghe tương tự. Em cảm thấy cô ấy cũng không tin em. Thế thì chỉ một trong ba người nầy thôi.

– Không! – Marc chậm rãi nói.

Nàng chằm chằm nhìn anh.

– Anh nói thế là thế nào?

– Ngồi xuống, Kendall, và nghe anh nầy. Nếu ai trong ba người đó nghi ngờ em, thì hẳn họ đã kề cho hàng tá người khác rồi. Báo chí lại đưa tin vụ nầy ầm ầm. Ai đó đã kết hợp điều nầy điều kia với nhau.

– Anh nghĩ rằng lá thư chỉ là một đòn thử gân em thôi. Em đã mắc một sai lầm nghiêm trọng khi gửi tiền đi như vậy.

– Nhưng tại sao?

– Bởi vì giờ thì họ biết chính xác rằng em đã phạm tội em không hiểu sao? Em đã cho họ bằng chứng mà họ cần rồi.

– Ôi Chúa ơi? Em phải làm gì đây? – Kendall hỏi.

Marc trầm ngâm một lúc.

– Anh có ý kiến nầy có thể tìm ra tên chó đẻ nào.

°°°

Mười giờ sáng hôm sau, Kendall và Marc đến văn phòng của Russell Gibbons, phó giám đốc Ngân hàng Manhattan First Security.

– Tôi có thể giúp gì cho ông bà? – Ông Gibbons hỏi.

Marc nói:

– Chúng tôi muốn kiểm tra một tài khoản số ở Zurich.

– Sao ạ?

– Chúng tôi muốn biết đó là tài khoản của ai?

Gibbons xoa cằm.

– Có rắc rối gì xảy ra à?

Marc nói nhanh.

– Không! Sao ngài hỏi vậy?

– Vì trừ phi có tội phạm gì liên quan như rửa tiền, hoặc vi phạm pháp luật của Thuỵ Sĩ hay của Mỹ, còn thì phía Thuỵ Sĩ không bao giờ tiết lộ bí mật của những tài khoản đánh số của khách hàng. Danh tiếng của họ được xây dựng nên từ lòng tin của khách hàng mà.

– Vâng, vậy liệu có cách nào?

– Tôi xin lỗi. Tôi không có cách nảo cả.

Marc và Kendall nhìn nhau. Khuôn mặt Kendall nhuốm đầy sự thất vọng.

Marc đứng dậy.

– Cám ơn ông đã dành thời gian cho chúng tôi.

– Tôi xin lỗi vì không thể giúp gì cho ông bà được.

Ông ta tiễn hai người ra cửa.

Tốỉ đó, khi Kendall đến xưởng ô tô thì cả Sam và Red đều không có ở đó. Kendall đỗ xe, và khi đi ngang văn phòng, qua cửa sổ, nàng thấy có chiếc máy chữ đặt trên một chiếc bàn nhỏ chân cao. Nàng dừng lại, chằm chằm nhìn, tự hỏi không biết nó có chữ cái E bị mẻ không. Ta phải tìm hiểu xem, nàng nghĩ.

Nàng đi về phía cửa văn phòng, lưỡng lự giây lát rồi đẩy cửa bước vào. Khi đang đến gần chiếc máy chữ, thì bỗng Sam không biết từ đâu hiện ra.

– Chào bà Renauld, – hắn ta nói – Tôi có thể giúp gì cho bà được?

Nàng giật mình quay phắt lại.

– Không, tôi vừa đưa xe vào chỗ đỗ thôi. Chào anh. – Rồi nàng hối hả đi ra.

– Chào bà, bà Renauld.

Sáng hôm sau khi Kendall đi qua văn phòng của xưởng, chiếc máy chữ đã biến mất. Thay vào đó là một chiếc máy vi tính cá nhân.

Sam thấy nàng nhìn nó bèn nói.

– Đẹp chứ hả? Tôi đã quyết định đưa nơi nầy về đúng thế kỷ hai mươi.

Bây giờ hắn ta đã sắm được chăng?

Khi Kendall kể cho Marc nghe và tối hôm đó, anh nói trầm ngâm.

– Đó là một khả năng, nhưng chúng ta cần có bằng chứng.

Sáng thứ hai, khi Kendall đến văn phòng, Nadine đã chờ sẵn.

– Bà thấy khoẻ hơn không, bà Renauld?

– Vâng, cám ơn cô.

– Hôm qua là sinh nhật tôi. Bà nhìn xem chồng tôi tặng tôi cái gì nầy! – Cô ta lại chiếc tủ và lôi ra một chiếc áo choàng lông thú đắt tiền. – Có đẹp không.

Chú thích:

(1) Ventriloquist – Người có tài nói không mấp máy môi khiến cho những âm thanh phát ra như do người khác nói hoặc từ nơi khác vọng đến.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.