Giếng Thở Than

Chương 12: Luận văn MIDDOTH



Vào cuối một buổi chiều thu, một người đàn ông đã già, mặt gầy, tóc mai dài và bạc, đẩy cánh cửa chính dẫn vào tiền sảnh của một thư viện có tiếng, nói với một nhân viên rằng ông có đặc quyền vào thư viện, và đề nghị cho mượn một quyển sách. Vâng, nếu như ông ta có tên trong danh sách những người có đặc quyền ở thư viện này. Ông ta bèn đưa thẻ ra – ông John Eldred – tra sổ xong, người nhân viên trả lời đồng ý. “Vâng, thưa còn có một vấn đề nữa” ông ta nói “đã lâu lắm tôi mới lại tới đây, do đó tôi quên cả đường đi lối lại trong toà nhà, và đã mười giờ, tôi chạy lên chạy xuống e không kịp. Tôi có tên quyển sách tôi cần đây, liệu có ai đang rảnh có thể đi lấy giúp tôi được không?”.

Sau một thoáng suy nghĩ, người giữ cửa gật đầu ra hiệu cho một người đàn ông trẻ tuổi đi ngang qua “Ông Garret ạ, ông có rảnh để giúp quý ông này một việc được không?” “Vâng được”, anh thanh niên có tên Garret trả lời. Mảnh giấy ghi tên quyển sách được đưa cho anh ta. “Tôi nghĩ tôi tìm được, vô tình nó ở đúng vào khu vực tôi kiểm tra tháng vừa rồi, để tôi xem lại trong catalog xem có đúng thế không. Thưa, ông có đúng sách xuất bản năm này ạ?” “Vâng, ông giúp cho, chỉ quyển ấy không quyển nào khác”, ông Eldred nói “Cám ơn ông nhiều”. “Không có gì, thưa ông” anh Garret nói, vội vàng chạy đi.

“Mình nghĩ đúng mà” Garret tự nhủ khí ngón tay chỉ đúng vào một chỗ trong quyển catalog “Talmud – luận văn Middoth, cùng các bình luận của Nachmas Amsterdam, 1707.11.3.34. Dĩ nhiên là khu vực sách Do thái rồi. Tìm chẳng khó gì”.

Ông Eldred ngồi trong một chiếc ghế ở tiền sảnh sốt ruột chờ vị sứ giả trở lại. Ông ta thất vọng khi thấy anh Garret tay không chạy từ cầu thang xuống. “Rất tiếc đã làm ông thất vọng” anh thanh niên nói “Nhưng quyển sách đã có người mượn rồi” “Ồ trời”, ông Eldred nói “Vậy ông có chắc không?” “Theo tôi nhiều phần chắc, nếu ông cảm phiền chờ một chút, có thể ông gặp sẽ gặp quý ông vừa lấy quyển sách, ông ta sẽ phải ra khỏi thư viện ngay sau đây thôi, tôi nghĩ mình vừa trông thấy ông ta nhấc quyển sách đặc biệt ấy ra khỏi giá sách” “Thế ạ, ông không nhận ra ông ta là ai ạ? Đó là một giáo sư hay là một sinh viên ạ?” “Tôi không nghĩ vậy, giáo sư thì chắc là không phải rồi, nếu vậy thì tôi phải biết ông ta chứ. Tuy nhiên lúc đó thư viện hơi tối, tôi không nhìn rõ mặt, tôi có thể nói ông ta là một vị quý tộc già hơi thấp, có lẽ một thầy tu mặc áo choàng. Ông chờ cho một chút, để tôi xem ông ấy có thực sự cần quyển sách lắm không?”

“Thôi, thôi” ông Eldred vội nói “Bây giờ tôi không thể chờ được, cảm ơn ông, tôi phải đi ngay. Nhưng có thể khi nào tôi quay lại, có lẽ ông sẽ tìm ra ai là người cầm nó.”

“Vâng, chắc chắn, chúng tôi sẽ có quyển sách đã đưa ông, nếu như chúng tôi…” Nhưng ông Eldred đã đi mất, vội vã đến mức không ai nghĩ ông ta vội như thế.

Garret còn ít thời gian, anh nghĩ “Ta trở lại chỗ ấy xem còn thấy ông già không. Có thể ông ta để lại đó vài ngày nữa mới dùng thì sao. Ngay cả ông kia cũng hình như không cần giữ nó lâu lắm thì phải”. Thế à anh đi lên khu vực sách Do Thái. Đến có chẳng thấy ai, quyển sách vẫn ở chỗ của nó, mang dấu 11.3.34. Garret hơi bị tốn thương lòng tự trọng đã không giúp được người mượn chỉ một lý do quá nhỏ. Anh muốn cầm quyển sách chạy xuống tầng dưới để sẵn ở đó, ông Eldred quay lại sẽ có ngay, nhưng nội quy thư viện không cho phép. Tuy nhiên, sáng mai anh sẽ để ý đến việc này, sẽ dặn ông giữ cửa khi ông ta đến, báo cho anh biết ngay. Thực tế sáng sớm hôm sau, thư viện vừa mở cửa ông ta đã đến và anh đang ở trong tiền sảnh, lúc ấy hầu như mới chỉ có các nhân viên, chưa có bạn đọc nào đến.

“Thật xin lỗi ông” anh nói “ít khi tôi nhầm lẫn không đâu như thế, nhưng tôi dám chắc quý ông hôm qua đã nhấc quyển sách ra cầm trong tay, không bỏ ra, kiểu người ta cứ hay nhấc ra như vậy nhưng chắc mình đã dùng. Lần này, tôi sẽ chạy lên lấy ngay cho ông”

Ông Eldred đi đi lại lại chỗ đường vào, đọc các cáo thị, xem đồng hồ, ngồi xuống, nhìn chăm chăm lên cầu thang, rất sốt ruột, hai mươi phút trôi qua. Cuối cùng hỏi người coi cửa xem quãng đường từ sảnh đến chỗ anh Garret lấy sách có xa lắm không?

“Tôi thấy lạ đấy” ông coi cửa đáp “mọi khi anh ấy nhanh lắm, chắc ông thư viện trưởng lại sai anh ấy làm việc gì rồi nhưng hẳn anh ấy phải bảo có ông đang chờ chứ? Để tôi gọi nói với anh ấy qua đường ông như thế nào”

Người này nói vào đường ống và sau khi nghe thì mặt biến sắc, hỏi thêm vài câu ngắn, sau đó, đến quầy của mình nói với vị độc giả:

“Thưa ông, rất tiếc tôi được biết có sự cố nhỏ vừa mới xảy ra với anh Garret. Anh ấy bị khó thở, thư viện trưởng đã đưa ông ấy về nhà qua lối bên kia rồi. Nghe như bị một thứ bạo bệnh gì đó”

“Thực sao, có người nào làm ông ấy bị thương không?”

“Dạ không, không có chuyện bạo lực, không phải là ông ấy bị ai tấn công, chỉ là cơn bệnh thôi. Ông ấy vốn thể lực không được khoẻ lắm. Còn về quyển sách, ông tự lên tìm được không? Hai lần rồi mà ông đều bị thất vọng…”

“À vâng, nhưng tôi ân hận quá, vì tôi mà ông ấy ốm, thôi tôi không mượn sách vội, mà đến thăm ông ấy đã. Ông cho tôi địa chỉ của ông ấy được không?”

“Việc này dễ thôi, ông Garret ngủ trong nhà trọ đâu đó gần đây”

“Và, xin hỏi thêm một câu này nữa. Ông có để ý thấy hôm qua sau khi tôi rời thư viện có một cụ già nom rất giống nhà tu hành, phải, mặc áo choàng, ra về sau tôi không? Tôi nghĩ có thể là một ông ở…hoặc tôi biết ông ta cũng nên”

“Không có ai mặc áo choàng đen cả, thưa ông. Sau khi ông đi có hai vị khác ra về, người trẻ cả. Đó là một ông mượn về một quyển sách nhạc và một vị giáo sư đem về mấy cuốn tiểu thuyết. Ồ, ông cho nhiều quá, để tôi đi uống trà, cám ơn ông”

Ông Eldred vẫn còn lo lắng, lên xe ngựa đi tới nhà ông Garret. Ông này chưa ở trong tình trạng tiếp khách được tuy đã khá hơn, bà chủ nhà nói là ông bị cơn sốc nặng. Theo lời bác sĩ, bà cho là mai ông ấy có thể tiếp ông Eldred được. Ông này trở về khách sạn lúc hoàng hôn, tôi cho rằng ông đã trải qua một buổi tối rất buồn nản.

Ngày hôm sau ông gặp ông Garret, vốn bình thường là một thanh niên vui tươi trông dễ thương, nay tái nhợt, run rẩy, ngồi thù lù trong ghế bành cạnh lò sưởi, lúc nào cũng lẩy bẩy nhìn ra bên ngoài, có lẽ Garret chờ vị khách nào khác kia chứ không phải ông Eldred.

“Thực ra tôi phải đến xin lỗi ông” Garret nói “nhưng tôi không biết địa chỉ ông, tuy nhiên tôi rất mừng thấy ông đến thăm. Thật đáng tiếc đã gây ra mọi rối ren, nhưng ông biết cho, tôi làm sao lường trước được căn bệnh này?”

“Dĩ nhiên, tôi cũng là một thầy thuốc đấy, ông tha lỗi cho lời tôi sắp hỏi ông, bởi tôi chắc chắn ông đã nhận lấy nhiều những lời khuyên thích đáng rồi. Có phải ông bị ốm không ạ?”

“Không, tôi ngã trên sàn thật, nhưng không phải từ trên cao xuống. Thực sự là một cơn sốc”.

“Ông muốn nói ông gặp chuyện làm ông ngạc nhiên ư? Ông có nghĩ là ông nhìn thấy một cái gì đó không?”

“Nói nghĩ thì không hẳn đúng, vâng, tôi đã nhìn thấy một cái gì đó thật. Ông còn nhớ lần đầu ông đến thư viện không?”

“Dĩ nhiên là có, nhưng thôi, xin ông đừng tả lại, tôi thấy gợi lại chỉ có hại cho ông”

“Nhưng giá kể lại được cho một người như ông thì cũng nhẹ mình. Vì có lẽ ông giải thích được. Tôi vừa đến khu vực có quyển sách của ông…”

“Không, ông Garret, đừng…Với lại muộn giờ để lấy hành lý ra tàu. Xin đừng nói thêm gì nữa, sẽ tệ cho ông hơn là ông tưởng. Chỉ xin nói với ông một câu, tôi cảm thấy mình đã gián tiếp làm cho ông bị ốm, xin được thanh toán chi phí thuốc men cho ông…”.

Đề nghị này dĩ nhiên bị từ chối. Ông Eldred cũng ra về ngay lập tức, tuy nhiên trước đó ông Garret cố đề nghị giữ lại số hiệu về quyển luận văn Middoth này để khi rảnh thì ông Eldred có thể tự đến mà lấy. Tuy nhiên ông ta không bao giờ trở lại thư viện nữa.

Ngày hôm ấy William Garret còn có một người khách khác nữa đến thăm, một đồng nghiệp của anh ở thư viện, tên là George Earle. Earle là một trong những người trông thấy Garret nằm bất tỉnh trên sàn ngay tại khu vực đó – đúng ra là ở cái góc nhỏ mở ra lối đi chính giữa một hành lang đầy ắp sách tiếng Do Thái. Earle rất lo về tình trạng của bạn mình. Thư viện đóng cửa, anh đến ngay nhà trọ của Garret. Nói vài câu chuyện xong anh ta bảo:

“Mình không hiểu cái gì làm cho bạn ốm nhưng có lẽ là không khí của thư viện. Mình đi dọc hành lang cùng với David trước khi phát hiện ra bạn, mình bảo David ‘Cậu có thấy cái mùi mốc meo ở đâu kinh như chỗ này không? Mùi độc hại quá!’ Phải cả ngày sống trong không khí với cái mùi như vậy (không ngờ nó tệ đến như thế) thì phải ảnh hưởng thần kinh và có ngày ốm thôi, đúng không?”

Garret lắc đầu: “Đúng là có mùi như vậy thật nhưng nó vẫn ở đó mấy hôm nay – một mùi rất lạ của bụi, tuy nhiên không phải vì thế mà mình ngất. Mà vì một thứ mình trông thấy. Để mình kể cho bạn nghe. Mình vào phòng sách Do Thái tìm một quyển sách cho một độc giả chờ dưới nhà. Chính quyển sách này gây ra lầm lẫn cho mình hôm trước. Mình cũng cố tìm quyển sách này cho chính vị độc giả ấy và rõ ràng trông thấy một ông cha xứ mặc áo choàng đang lấy quyển sách đó ra. Mình bảo ông khách, ông ta ra về và hẹn mai đến. Mình quay lại tìm ông cha xứ xem có lấy được quyển sách từ ông ta không. Không thấy cha xứ đâu nữa mà quyển sách thì vẫn ở trên giá. Hôm qua mình lại lên lấy sách. Lần này – lúc đó khoảng 10 giờ sáng, mình còn nhớ khu để sách rất sáng, mình trông thấy ông cha xứ, lưng quay lại mình, đang nhìn lên cái giá sách mình định tìm. Mũ ông ta để trên bàn, đầu hói. Mình nhìn kỹ ông ta trong một hoặc hai phút. Như mình đã nói, đầu ông ta hói trụi trông khô khốc đầy bụi bặm, vài sợi tóc lơ thơ như mạng nhện. Mình cố tình gây tiếng động, ho lên, chân bước tới. Ông ta quay lại khiến mình nhìn được bộ mặt, quả chưa thấy như thế bao giờ, mình không thể nhầm được, chẳng hiểu sao mình không nhìn vào phía dưới của bộ mặt mà chỉ nhìn vào phần trên. Nó hoàn toàn khô, hai mắt sâu hoắm, từ lông mày xuống má chỉ là một đám mạng nhện, dày, thế là mình ngã ngất đi”

Hiện tượng này Eale giải thích thế nào ta không cần quan tâm, dĩ nhiên thuyết phục sao được Garret bởi anh ta đâu có nhìn thấy những gi Garret đã nhìn thấy.

Trước khi William Garret trở lại thư viện làm việc, ông thư viện trưởng khăng khăng đề nghị anh đi nghỉ một tuần để thay đổi không khí. Thế là mấy hôm sau, túi du lịch trên vai, anh ra ga, tìm toa hút thuốc, đi tàu tới Bridge-on-Sea, nơi này anh chưa từng đến. Nhưng vừa đến gần toa tàu thì anh nhìn thấy ở ngay cửa toa một hình bóng rất giống với những kỷ niệm không vui của anh. Rồi anh nôn nao cả người, anh gần như vô thức mở cánh cửa toa bên cạnh và lao vào đó như thể thần chết đuổi đàng sau. Tàu lăn bánh, anh muốn xỉu, chợt anh ngửi thấy mùi lọ nước thơm đặt cạnh mũi – thầy thuốc chính là một bà già đẹp đẽ đi cùng cô con gái, cả toa tàu thứ hai này chỉ có hai hành khách này mà thôi.

Anh bắt chuyện với hai người đồng hành nhờ sự kiện này, dĩ nhiên cảm ơn, hỏi han nhau, qua đó anh biết bà già không những là bác sĩ của anh mà còn là một bà chủ nhà. Bà Simpson có phòng cho thuê ở Burnstow và phòng này hợp ý với anh. Lúc này đang vắng khách, Garret tới ở với hai mẹ con, họ và anh rất hợp nhau, buổi tối ngày thứ hai anh ở đó, anh được mời tới phòng khách của họ.

Trong cuộc trò chuyện họ biết anh làm việc tại thư viện.

“A, thư viện, một nơi thật dễ chịu” bà Simpson bỏ đồ đan xuống thở dài “Tuy nhiên, sách vở đã chơi tôi một cú đáng buồn, nói đúng hơn, một quyển sách đã làm tôi bệnh”

“Bà Simpson ạ, sách là nguồn sinh nhai của tôi, tôi làm sao nói tệ về chúng được, tôi không muốn chúng làm điều xấu cho bà”

Cô Simpson bảo: “Mẹ ạ, biết đâu ông Garret giải được nỗi khó khăn lúng túng của chúng ta?”

“Mẹ không muốn ông Garret lao vào cuộc săn lùng có thể dâu dài hơn cả một đời người, cũng không muốn ông ấy bận tâm về việc riêng của chúng ta”

“Nhưng bà Simpson, nếu bà nghĩ tôi có thể có chút xíu nào có ích, xin cứ nói việc lúng túng ấy là gì. Ví dụ như cần tìm một quyển sách nào đó, nhiều khả năng tôi có thể giúp được”

“Vâng, tôi biết, vấn đề là tôi không biết tên quyển sách đó”

“Sách nói về cái gì bà cũng không biết ạ?”

“Không”

“Ngoài việc chúng ta không nghĩ nó là sách tiếng Anh, phải không mẹ, đó cũng chẳng là đầu mối gì lớn lao”

“Thế này, ông Garret ạ” bà Simpson vẫn bỏ dở đan lát, “Để tôi kể cho ông nghe câu chuyện. Ông giữ kín cho nhé. Tôi xin ông. Vốn tôi có một ông chú đã già, tiến sĩ Rant. Có thể ông đã nghe tên cụ. Chẳng phải vì cụ đặc biệt gì đâu mà vì cái cách cụ yêu cầu được chôn ấy.”

“Hình như tôi có được được tên này trong quyển sách hướng dẫn nào đó thì phải”

“Có thể lắm” bà Simpson nói “cụ để lại hướng dẫn – thật kinh khủng – để người ta chôn cụ ngồi trước bàn, mặc quần áo bình thường trong một căn nhà xây bằng gạch ở dưới một tầng hầm nơi cánh đồng gần nhà chúng tôi, dĩ nhiên dân trong vùng nói là vẫn thấy cụ quanh quẩn đâu đấy mặc áo choàng đen”.

“Tôi thì không rõ chuyện này lắm” bà Simpson nói tiếp “tuy nhiên, dẫu sao cụ cũng mất từ hơn ba mươi năm rồi. Cụ là nhà tu hành, tôi không hình nổi làm sao mà cụ trở thành cha cố, nhưng cuối đời cụ không thừa hành nhiệm vụ này, tôi cho vậy là tốt. Cụ sống bằng tài sản riêng, một địa sản không cách đây bao xa. Cụ không có gia đình con cái, mỗi một cháu gái là tôi, và một cháu trai – cụ không đặc biệt thích ai trong số chúng tôi mà cũng chẳng thích khác, có lẽ cụ thích anh họ tôi hơn – tính anh này giống cụ, rất khắt khe. Sự thể hẳn khác đi nếu tôi không lấy chồng, nhưng tôi lập gia đình và cụ rất ghét điều đó. Cụ sở hữu địa sản và rất nhiều tiền, sau mới rõ ra là như vậy, cụ được toàn quyền sử dụng, và ai cũng hiểu là tài sản ấy được chia đều cho hai chúng tôi sau khi cụ mất. Hơn hai mươi năm trước, vào mùa đông, cụ bị đau và tôi được cử đến chăm nuôi cụ. Lúc ấy nhà tôi còn sống nhưng cụ không đồng ý cho ông nhà tôi đến. Khi đến nơi tôi nhìn thấy ông anh họ John từ trong nhà đi ra qua phía cửa ngách, mặt mày hớn hở. Tôi vào nhà, làm tất cả những gì có thể được để trông nom cụ nhưng xem ra cụ khó qua khỏi và cụ cũng biết thế. Trước hôm mất, cụ gọi tôi lại ngồi bên cụ suốt, tôi đoán có việc gì đó, có lẽ là một việc không vui mà cụ để mãi không tiện nói ra, cứ cố cầm cự chừng nào cụ còn sức. Cuối cùng cụ mới nói ra “Mary”, cụ nói “Chú đã làm di chúc có lợi cho John, nó sẽ được tất cả cháu ạ” Dĩ nhiên tôi hơi sốc, bởi vì tôi lấy chồng tôi, chẳng giàu có gì, thực tế sống khá hơn một chút thì nhà tôi chưa phải chết sớm như thế. Nhưng tôi không nói gì với chú tôi cả ngoài việc chú có quyền làm bất cứ gì chú thích, một phần vì tôi không biết nói gì hơn, một phần tôi cảm thấy cụ chưa nói hết. Đúng như thế “Nhưng Mary ạ” cụ nói “chú không mấy ưa John, nên chú đã làm một di chúc khác có lợi cho cháu. Cháu có thể có tất cả, có điều cháu phải tìm ra di chúc đó, mà chú lại không định bảo cháu nó ở đâu”, Rồi cụ cười khoái trá. “Cháu là một cô cháu ngoan” cụ nói sau một lát “cháu hãy cứ để chú cho cháu biết những điều đúng như chú bảo thôi. Nhưng chú bảo riêng cháu một điều này. Ra toà với những điều chú nói đây là hoàn toàn vô ích, cháu không có bằng cớ nào khác ngoài lời nói của chính chú, mà John thì là một tay cần thề láo nó cũng làm được. Vậy là cháu hiểu. Chúc thư đó chú không viết theo cách bình thường, mà viết trong một quyển sách, sách in. Ở trong nhà nay hàng bao nhiều ngàn cuốn sách, nhưng cháu không cần tìm trong số đó làm gì. Nó được giữ an toàn ở một nơi khác kia, một nơi mà John có thể sẽ đi tìm nếu như một ngày kia nó biết trong khi cháu không biết. Chúc thư đó làm nghiêm chỉnh, ký và làm đúng hợp thức, nhưng chú nghĩ cháu không tìm được người làm chứng nhanh đâu”

Tôi vẫn không nói gì. Nếu có cử động hẳn tôi đã giữ cái ông cụ già quá tệ ấy mà lắc! Cụ cứ nằm cười một mình. Cuối cùng cụ bảo:

“Cháu chấp nhận sự việc rất bình thản đấy nhỉ, và vì lúc đầu chú có ý định cho hai người bằng phần nhau, John thì óc một số lợi tức đủ để đi đến chỗ có quyển sách, chú sẽ nói thêm với cháu hai điều mà chú không bảo John. Di chúc làm bằng tiếng Anh, điều thứ hai là sa khi chú đi rồi, cháu sẽ thấy trên bàn có chiếc phong bì dành cho cháu, trong có một cái gì đó giúp cháu tìm ra quyển sách nếu cháu đủ thông minh để sử dụng nó”

“Vài giờ sau cụ mất, và cho dù tôi có kêu sự rộng lượng của John Eldred về chuyện này…”

“John Eldred? Xin lỗi bà Simpson, tôi tưởng tôi đã gặp ông ta ở đâu đó rồi thì phải. Trông ông ta như thế nào ạ?”

“Đã mười năm nay tôi chưa gặp lại ông ta. Ông ta người gày, già, để tóc mai dài – trừ phi ông ta đã cạo đi, loại tóc mai mà người ta thường gọi là Dundrery hoặc Piccad … gì đó ấy”

“…weepers phải không ạ? Đúng là ông ta rồi!”

“Ông gặp ông ấy ở đâu ạ, thưa ông Garret?”

“Tôi cũng không nhớ nữa” Garret nói dối “có lẽ là ở một nơi công cộng nào đó. Nhưng bà chưa nói hết câu chuyện”

“Thực ra chẳng có gì nhiều ,trừ việc John Eldred, dĩ nhiên, chẳng thèm quan tâm đến các lá thư kêu gào và một mình thừa hưởng địa sảnh trong khi tôi và con gái tôi phải đi thuê nhà trọ ở đây, kể ra công việc hoá ra cũng không đến nỗi tệ lắm như tôi tưởng”.

“Nhưng còn phong bì?”

“Hẳn rồi. Đấy, cái câu đố, cái khó khăn là ở đó. Con đi lấy đưa cho ông Garret xem, trên bàn ấy”

Đó là một mẩu giấy nhỏ chẳng có chữ gì ngoài mấy con số mà lại không phân cách nhau ra ở chỗ nào cả: 11334.

Garret su nghĩ, có một luồng ánh sáng trong mắt anh. Chợt anh nhăn mặt hỏi:

“Thế bà có cho ông Eldred hơn bà ở chỗ ông biết cuốn sách không?”

“Đôi khi tôi nghĩ ông ấy biết” bà Simpson nói “bằng chứng nơi đây, chú tôi làm di chúc này chỉ ít ngày trước khi chết, ông nói vậy, sau đó cất quyển sách đi đâu không biết. Nhưng toàn bộ số sách trong nhà ông cụ được ghi rất đầy đủ trong catalog, mà John có cuốn catalog này. John tuyệt đối không để mất đi một quyển sách nào, ông ấy cẩn thận lắm. Nghe nói suốt ngày ông ấy đi tìm ở các hiệu sách và các thư viện, hẳn ông ấy đã tìm ra những quyển sách nào đã ghi lại trong catalog mà không thấy trong nhà và hẳn đang săn lùng chúng”

“Chắc thế, chắc thế” Garret nói, rồi lại chìm vào suy nghĩ.

Sáng hôm sau anh nói với bà Simpson anh nhận được thư cần phải cắt ngắn chuyến đi nghỉ ở Burnstow, anh thật lấy làm tiếc phải chia tay với họ (và họ cũng lấy làm tiếc phải chia tay với anh).

Trên đường trở về, anh cảm thấy rất có thể một sự kiện nào đó có tính cách cao trào đã xảy ra, mà sự kiện đó rất quan trọng đối với bà Simpson (ta có thể nói thêm là với cô Simpson).

Lúc ở trên tàu anh cứ có cảm giác khó chịu và xúc động. Anh nát óc suy nghĩ xem số hiệu ghi trên quyển sách ông Eldred yêu cầu có liên quan gì tới con số trong mảnh giấy của bà Simpson không.Nhưng con số anh đã gặp phải tuần qua đã khiến anh không còn nhớ một tí dấu vết gì của quyển sách, nó như thế nào, số hiệu ra sao, và nó nằm ở ngăn nào nữa, trong khi các khu vực khác của thư viện anh nhớ rõ mồn một.

Còn một việc nữa, chán quá, lúc đầu thì ngại, rồi thì quên, anh đã không hỏi bà Simpson nơi ở của ông Eldred để có gì anh còn viết thư

Ít nhất anh cũng còn chút manh mối từ mấy con số trên mảnh giấy của bà Simpson. Nếu liên quan đến số hiệu của quyển sách trong thư viện thì các số hiệu này chỉ nằm trong một giới hạn nào đó, có thể chia ra mấy loại như sau: 11.33.4 hoặc 11.3.34. Chỉ vài phút sau là anh xác định được ngay thôi, mà không tìm thấy sách thì vẫn có cách.

Anh vội đi làm ngay việc đó sau khi giải thích với bà chủ và các đồng nghiệp vì sao anh trở về sớm. 1.13.34 không có gì xáo trộn và không có tác phẩm tiếng nước ngoài. Tới gần khoảng 11 cùng hành lang thì một liên tưởng gì đó làm anh ớn lạnh. Nhưng anh phải tiến tới. Sau một thoáng nhìn 11.33.4 (dây là lần đầu tiên anh để ý tới và thật hoàn toàn mới lạ) anh đưa mắt nhìn lướt qua dày sách khổ bốn xếp đầy ngăn 11.3. Khoảng trống anh sợ hãi bỗng hiện ra:34 không còn nữa. Kiểm tra kỹ lại biết mình nhầm, anh xuống tiền sảnh.

“Số 11.3.34 đâu rồi? Anh còn nhớ về con số này không?”

“Nhớ hay không ấy ư? Anh coi tôi là người thế nào hả Garret? Anh tự nhìn lấy các tích kê xem, nếu anh có thì thôi”.

“Thế ông Eldred có quay lại không? Cái ông đã đến đây vào hôm tôi bị ốm đấy? Cố nhớ lại xem. Anh nhớ ông ta chứ?”

“Nhớ chứ. Ông ấy không đến suốt từ hôm anh nghỉ đến giờ. À, nhưng Robert biết. Robert, anh nhớ tên ai là Eldred không?”

Robert trả lời: “Có người gửi một silling đến để trả cước phí gửi sách ấy ư? Ai cũng làm thế thì tốt quá!”

“Anh gửi sách cho ông Eldred à? Nói đi xem thế nào? Phải không?”

“Ô hay Garret, nếu một người gửi tích kê đến theo đúng quy cách, thư ký cho biết quyển sách có thể gửi đi được, lại có cả một hộp ghi sẵn địa chỉ được gửi đến kèm theo với thư yêu cầu, và một khoản tiền đủ trả cước phi vận chuyển thì anh làm gì hả Garret? Anh có thực hiện không nào? Hay anh vứt yêu cầu của người ta xuống dưới quầy?”

“Dĩ nhiên anh làm đúng rồi, Hodgson – hoàn toàn đúng, chỉ muốn phiền anh đưa tôi xem cái tích kê, và cho tôi biết địa chỉ của ông Eldred”.

“Chắc chắn xưa nay chưa ai bảo tôi là không biết nhiệm vụ của mình. Đây tích kê đây: Ông J.Eldred, 11.3.34. tên sách T–a-l-m, anh liệu mà đọc ra, không phải tiểu thuyết, tôi đoán thế. Và đây là giấy yêu cầu mà ông Eldred đã điền vào để xin lấy quyển sách ông nói là dùng tra cứu”.

“Được, cám ơn anh, cám ơn. Nhưng không có địa chỉ ư?”

“À, quả vậy, có tờ địa chỉ kèm theo…nhưng dán luôn trên cái hộp có sách ở trong thành ra đã gửi luôn rồi và nếu như tôi có sai lầm gì đó thì là ở chỗ quên không ghi vào sổ tay, nhưng không có thì giờ ghi vào, một số thường chỉ ghi lại tên và địa chỉ nếu như tôi muốn làm thôi”

“Anh cẩn thận lắm, không sao, cám ơn. Nhưng quyển sách được gửi đi lúc nào nhỉ?”

“Mười giờ sáng nay”

“Ô, may, bây giờ mới có một giờ”.

Garret lên gác, vừa đi vừa suy nghĩ. Làm sao có được địa chỉ bây giờ. Đánh điện cho bà Simpson thì sẽ lỡ tàu vì phải chờ trả lời. Chi còn một cách. Bà ta nói Eldred ở địa chỉ của ông chú. Nếu vậy, ta tìm địa chỉ người cho sách. Anh kiểm tra nhanh thôi, vì đã biết tên sách. Đem sổ đăng ký và biết ông già đã chết hơn hai mươi năm về trước ah nhớ lại và tra từ năm 1870. Chỉ có mỗi một lần vào sổ “1875, tháng tám ngày 14, Talmud: Trasctatus Middoth cum R. Nachmanidae, Amstelod 1707. Người biếu ông J.Rant D.D. ở thái ấp Bretfield”.

Một từ điển địa lý chỉ ra Bretfield cách một ga của đường tàu chính ba dặm. Giờ để hỏi người coi cổng xem có goi sách gửi trên có địa chỉ nơi nhận là Bretfield không.

“Không, ông hỏi thì tôi nhớ ra Bredfield hay Britfield gì đó chứ không giống tên ông nói đâu”

Thế là tốt quá rồi. Tiếp theo đến bảng giờ tàu. Hai mươi phút nữa có chuyến tàu, đi cả thảy mất hai giờ. Cơ hội duy nhất không thể lỡ được. Anh lên tàu.

Lúc bắt đầu đi anh thật bồn chồn, nhưng ngồi trên chuyến tàu rồi anh đâm ra rối trí. Tìm thấy Eldred rồi sẽ nói sao? Đó là quyển sách hiếm quý cần lấy lại? Rõ ràng không thực. Hay vì trong đó có một bản viết tay quý trọng? Eldred sẽ đưa quyển sách ra trong đó tờ kia đã bị lấy rồi. Anh có thể tìm ra vết xé – của một tờ vốn để trống chẳng hạn, nhưng Eldred nói là nó đã bị xé từ trước. Tóm lại cuộc săn đuổi này có vẻ vô vọng. Chỉ còn có mỗi một khả năng may mắn. Quyển sách rời khỏi thư viện lúc mười giờ ba mươi phút, lên tàu sớm nhất chuyến mười một giờ hai mươi phút, nếu vậy anh có thể đến cùng lúc với nó và kiếm chuyện gì đó khiến Eldred phải trả lại quyển sách.

Mãi tới chiều anh mới đứng trên sân ga, cũng như nhiều ga xe lửa khác ở thôn quê, nó thật là vắng vẻ. Anh chờ một vài hành khách cùng xuống với anh đi xa rồi mới đến chỗ trưởng ga hỏi xem có đúng là ông Eldred ở gần đây không.

“Vâng, gần lắm, hôm nay ông ấy định đến tận đây nhận một cái gói gì đấy mà ông ấy đang chờ. Đã đến nhiều lần rồi, Bob nhỉ?” (Bob là tên người phu khuân vác).

“Vâng thưa ông, nhưng chuyến tàu hai giờ không có cái gói ấy. Hiện tôi đã có nó cho ông ấy ở đây rồi” nói xong người phu đưa lên một gói vuông vắn, nhìn vào Garret biết ngay chính là cái gói quan trọng nhất đối với anh lúc này.

“Bretfield ạ? Cách đây khoảng ba dặm. Đi tắt qua ba cánh đồng này thì chỉ nửa dặm. Kìa, xe ông Eldred tới”.

Một cái xe chó kéo tiến đến, trên xe có hai người đàn ông mà Garret dễ dàng nhận ra một. Eldred đi xe phần nào thuận lợi cho anh – lão ta nhiều khả năng không mở cái gói trước mặt đầy tớ. Mặt khác, lão phải vù về cho nhanh, nếu Garret không theo kịp thì lão về nhà vài phút trước anh. Anh phải gấp lên. Con đường tắt đưa anh đi theo một cạnh của một hình tam giác trong khi cái xe phải chạy qua hai cạnh kia đã rồi mới tới được chỗ anh, xe phải dừng một lúc ở nhà ga, do đó anh đến cánh đồng thứ ba thì nghe tiếng bánh xe tiến lại gần. Anh đã cố đi nhanh nhất nhưng tốc độ xe làm anh thất vọng quá. Với tốc độ này thì lão sẽ về đến nhà trước anh mười phút, mà mười phút thì thừa sức cho Eldred hoàn thành sứ mệnh.

Vừa đúng lúc này thì cơ may xảy tới. Buổi tối rất yên tình nên mọi tiếng động nghe rất rõ. Ít khi có tiếng động nào làm cho anh nhẹ mình hơn là tiếng cái xe dừng lại. Có những lời trao đổi, rồi xe lại đi tiếp. Garret thở hổn hển vi lo, anh thấy qua cái bệ chắn (gần chỗ anh đứng) cái xe lăn bánh. Nhưng trong xe chỉ còn tay đầy tớ, không thấy Eldred. Anh biết lão ta đi bộ theo sau. Qua hàng rào cây cạnh bệ chắn, anh nhìn ra được thấy một dáng người gầy đét, cứng đơ đi rất nhanh, tay cắp cái gói, tay kia cầm cái gì đó. Vừa qua cái bệ chắn thì một vật từ sau lưng lão ta rơi xuống cỏ nghe rất khẽ nên lão không để ý. Chờ một tí Garret ra nhặt lên: một bao diêm. Eldred vẫn đi tiếp, vừa đi tay lão vừa làm động tác rất nhanh nhẹn, không hiểu lão làm gì vì lấp bóng cây. Nhưng vì Garret theo dõi rất sát, anh nhận ra một mẩu dây gai buộc cái gói được ném qua hàng rào, tuy nhiên nó bị vướng vào đấy.

Lúc này Eldred đi chậm lại, chỉ có thể đoán được là lão đang giở quyển sách ra từng trang một. Lão đứng lại có lẽ vì tối quá, Garret lẻn vào một cái cổng, vẫn canh nhìn. Còn Eldred nhìn trước nhìn sau không thấy ai vội ngồi xuống một thân cây đổ bên đường, đưa trang sách lên sát mặt. Bỗng nhiên lão để quyển sách đang mở ra trên đầu gối, lục tim các túi, rõ ràng vô ích và có vẻ chán ngán. “Ông ơi, ông mà có diêm lúc này thì khoái đấy – Garret nghĩ” Lão ta nắm vào một tờ giấy, cẩn thận đưa ra xa. Tự nhiên có hai việc xảy tới. Trước tiên một vật màu đen ở đâu rơi xuống trang giấy trắng và chạy trên đó khiến cho Eldred giật mình. Việc thứ hai, khi Eldred giật mình và quay lại đàng sau thì một hình thù nhỏ màu đen bước ra từ khoảng tối phía sau thân cây, từ hình thù ấy giơ ra hai cánh tay ôm lấy một đống đen ngòm tiến tới khuôn mặt Eldred phủ lên đầu và cổ lão ta. Hai chân tay lão giãy giụa lung tung nhưng không phát ra tiếng động. Một lát sau lão không cử động gì nữa. Còn lại mỗi một mình Eldred. Lão gục xuống bãi cỏ bên cạnh cái thân cây để quyển sách văng ra giữa đường. Garret lúc này hoảng sợ nên lấn quên cả giận dữ và nghi ngại trước cảnh tượng khủng khiếp đó, vội chạy xô ra kêu ầm lên “Cứu với!” và may thay một nông dân vừa nhô ra khỏi cánh đồng đôi diện. Ông ta chạy lại đỡ Eldred nhưng chẳng còn làm gì được nữa, lão ta đã chết hắn.

“Tội nghiệp ông già” Garret bảo người nôngdân khi họ đặt lão xuống “Theo ông thì chuyện gì xảy đến cho ông ta vậy?” người đàn ông đáp “Tôi ở cách xa chưa đầy trăm mét, tôi thấy ngài Eldred ngồi xuống đọc sách và theo tôi, tự nhiên ông bị lên cơn thần kinh – xem mặt ông ta đen kịt lại kia kìa.”

“Chắc vậy” Garret nói “Lúc đó ông có trông thấy ai ở gần ông ta không? Hay là ông ta bị tấn công?”

“Không thể được.Làm gì có ai đi khỏi đây mà tôi không nhìn thấy?”

“Tôi cũng nghĩ thế, thôi ta bây giờ phải nhờ ai đó giúp một tay, phải gọi bác sĩ và cảnh sát, và có lẽ tôi sẽ trao cho họ quyển sách”

Rõ ràng là một trường hợp cần phải điều tra về cái chết bất thường và Garret phải ở lại Bretfield làm nhân chứng. Một bác sĩ cho biết mặc dù trên mặt có phủ lớp bụi đen, cả mũi miệng người chết cũng vậy, nhưng nguyên nhân chết là có gì đó xảy ra ở một người yếu tim, không phải do ngạt thở. Quyển sách định mệnh được đưa ra, một quyển sách hoàn toàn là chữ Do Thái, không hề có chút gì gọi là lạ lùng ngay cả đối với người nhạy cảm nhất.

“Ông Garret, ông nói ông Eldred trước khi bị cơn đột quỵ có vẻ đang xé một tờ giấy từ quyển sách ra?”

“Vâng, tôi nghĩ là một tờ vốn để trắng trong sách”.

“Đây, có một tờ bị xé ra một phần đây, toàn chữ Do Thái, ông xem thử xem”.

“Có ba cái tên Anh, có cả ngày tháng. Rất tiếc tôi không đọc được chữ Do Thái”.

“Cám ơn ông. Mấy cái tên tên Anh đó như là chữ ký thì phải. Đó là John Rant, Walter Gibson, James Frost, ngày tháng 20-7-1875. Có ai ở đây biết mấy cái tên này không?”

Quyển sách được đưa cho mục sư, ông này nói

“Trông chẳng hề giống chữ Do Thái mà trước đây tôi có học qua”

“Ông chắc đó là chữ Do Thái không?”

“Gì cơ ạ? Vâng. Tôi cho là vậy…Nhưng mà không thưa ông, ông nói đúng. Dĩ nhiên dây không phải chữ Do Thái tí nào. Chính là tiếng Anh. Và nó là một bản di chúc.

Chẳng mấy chốc người ta biết đó là bản di chúc của tiến sĩ John Rant để lại toàn bộ gia sản mới đây còn do John Eldred nắm giữ cho bà Mary Simpson. Chức trách tìm thấy một tài liệu như thế đã khiến cho ông Eldred chao đảo. Còn phần bị xé rách, cảnh sát cho biết không có tác dụng hữu ích, xem xét thì đủ chính bản tất cả rồi.

Bản luận văn Middoth dĩ nhiên được cảnh sát tư pháp giữ lại đã điều tra thêm, ông Garret có nói riêng với anh cảnh sát về lịch sử cuốn sách này cùng mọi tình hình mình suy diễn ra.

Garret trở về làm việc ngày hôm sau, trên đường ra ga đi qua nơi thảm hoạ đã xảy đến cho lão Eldred, anh không thể không nhìn lại một lần nữa, tuy việc nhớ lại những gì đã nhìn thấy làm anh run rẩy cả người dù trong buổi sáng nắng ấm. Anh đi quanh cái thân cây đổ, lòng đầy nghi ngại. Có một vật đen đen vẫn nằm lù lù ở đó làm anh lùi lại. Nhưng nó không động đậy nữa rồi. Nhìn gần thì ra là một đống mạng nhện, anh lấy gậy khều khều, một con nhện rất to từ đó chạy ra bãi cỏ.

Chẳng khó khăn gì ta cũng hình dung được vì sao mà anh William Garret, đang từ nhân viên của một thư viện lớn, đạt tới vị trí ông chủ tương lai của thái ấp Bretfield, nơi mà lúc này bà mẹ vợ của anh ta đang ở đó, bà Mary Simpson.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.