Ma Thổi Đèn

Quyển 8 - Chương 66: Mũ ma



Mã Lục Hà bị Hồ tiên sinh làm cho giật thót mình, biết rằng người này đã tìm được căn nguyên đụng chạm với hung sát trong nhà mình, vội hỏi: “Tiên sinh, sao lại nói vậy? Hung hiểm ở đâu?”

Hồ tiên sinh lau mồ hôi lạnh trên trán, đáp: “Nếu không phải tôi nhìn ra được, già trẻ gái trai nhà họ Mã đều phải xuống m Ty làm ma cả đấy.”

Mã Lục Hà nhất mực tin tưởng thuyết phong thủy, nghe thấy lời này, trong lòng lại càng kinh hãi bội phần: “Mảnh đất báu phong thủy nhà chúng tôi sao lại có vận hung hiểm thế chứ?”

Hồ tiên sinh chỉ xuống núi, nói với Mã Lục Hà: “Ông nhìn kỹ xem, ngọn núi cao phía Tây trang viện nhà họ Mã giống cái gì?” Mã Lục Hà nhìn theo hướng ngón tay, chỉ thấy mé sau nhà mình có một ngọn núi cao, cảnh sắc đẹp đẽ xanh um, bình thưòng nhìn cũng đã quen, cho là thường, không hề cảm thấy gì. Nhưng lúc này ngắm nghía kỹ càng, bất giác cũng kinh hoảng thốt thành tiếng: “Rõ ràng là một cái mũ, đây là… là mũ của phán quan trong kịch nói.”

Hồ tiên sinh nói: “Ngọn núi kia trên nhỏ dưới phình, vươn lên sừng sững như mũi dùi, thế núi lánh dương tìm âm, vừa khéo phủ trùm lên trang viện nhà họ Mã, hình thế này trong phong thủy có tên tục gọi là mũ ma, chẳng trách việc làm ăn trong nhà lại hưng vượng, tiền vào cuồn cuộn, vì đây chính là dường thu tiền âm của phán quan Sâm La điện. Khu nhà này của ông chỗ nào cũng tốt, xây dựng không chút vấn đề, hiềm nỗi lại nằm bên dưới mũ ma, há chẳng phải coi đây như âm trạch mộ phần hay sao? Thứ cho tôi nói thẳng, không đầy ba năm toàn gia nhà ông sẽ chết sạch, gà chó cũng chẳng còn đâu.”

Mã Lục Hà sợ đến hồn xiêu phách lạc, lập tức níu lấy Hồ tiên sinh khẩn cầu: “Tiên sinh nhất định phải cứu cả nhà tôi với, tốn bao nhiêu tiền cũng được, xin tiên sinh cứ nói.”

Hồ tiên sinh bèn an ủi: “Mã lão gia không cần phải lo sợ, chỉ cần bỏ căn nhà này đi, toàn gia nhà ông dọn đi chốn khác là được, giờ vẫn chưa muộn đâu.”

Mã Lục Hà không nỡ bỏ mảnh đất báu nạp tài này, liền đảo mắt van nài Hồ tiên sinh: “Xây khu nhà lớn như vậy tuy tốn kém không ít, nhưng cũng không có gì luyến tiếc cả, chỉ có điều cái “mũ ma” kia rõ ràng là mảnh đất báu phong thủy thu nạp tiền tài, sao có thể để uổng phí vậy được, cầu xin tiên sinh ban cho diệu pháp để nhà họ Mã tôi giữ được tài vận này.”

Sau đấy, Mã Lục Hà lại lấy ra mấy miếng vàng, nói cứng nói mềm, cầu Hồ tiên sinh ban cho kế sách. Hồ tiên sinh từ hồi theo thầy học nghề đã biết một câu ngạn ngữ cổ: “Núi sông mà biết nói, thầy phong thủy chết đói; thảo dược mà biết nói, y sứ không gạo ăn.” Không nên quá tin vào thuyết phong thủy, nhưng các bậc thánh hiền thời xưa cũng thường nói chuyện “thiên nhân tương ứng” có lúc địa lý núi sông dường như cũng có thể ảnh hưởng đến họa phúc cát hung, vì vậy Hồ tiên sinh cho rằng, đạo phong thủy không phải vô căn cứ, cũng thường nghĩ đến chuyện tìm cho mình một mảnh đất báu phong thủy, để đến khi trăm tuổi còn lưu lại phúc ấm cho con cháu đời sau.

Không cầm lòng được trước lời khẩn nài vật vã của Mã Lục Hà, Hồ tiên sinh đành đồng ý. Kỳ thực, muốn giữ lại mảnh đất tài lộc “mũ ma” này cũng không phải chuyện gì khó, chi cần đảo lộn âm dương là được, bỏ dương trạch đi, sau đó đưa mộ phần tổ tiên về mai táng ở đây, việc làm ăn của nhà họ Mã vẫn càng ngày càng phát đạt.

Mã Lục Hà mừng rỡ khôn xiết, luôn miệng tán dương Hồ tiên sinh quả không hổ là cao nhân Kim Điểm, ông ta đã mời hết cả các vị danh gia trong tỉnh, mà không ai nhìn ra được trang viện nhà họ Mã phạm phải hung sát gì, vậy mà Hồ tiên sinh mắt lửa ngươi vàng, vừa lên núi nhìn đã thấu được huyền cơ ngay, đúng là bản lĩnh thần tiên, gặp được cao nhân như thế, nhất định là khí số nhà họ Mã vẫn còn chưa tuyệt.

Đối với chuyện hưng vong của gia tộc, Mã Lục Hà không dám có chút sơ suất, lập tức mời Hồ tiên sinh ở lại nơi tốt nhất trong trấn, rồi phái người đến hầu hạ cơm ăn nước uống, đổng thời một mặt nhờ ông giúp chỉ ra huyệt đạo của địa mạch, mặt khác tiến hành dọn cả nhà đi nơi khác.

Đúng dịp Mã lão thái gia vừa qua đời được tròn năm, họ liền chọn ngày hoàng đạo, tập hợp người đào mộ lên, còn chuẩn bị đủ khí cụ của mặc sư(32) để phòng thi biến. Thời xưa, mọi người tương đối mê tín, những khi khai quật mộ có hoặc di chuyển mộ phần đều lo gặp phải thi biến, nên đều mang theo đầu mực của thợ mộc để khắc chế cương thi. Đầu mực và dây mực dùng để kẻ vạch đo đạc, trong dân gian phổ biến quan điểm là: “Dây mực thẳng, không thể bẻ cong dối lừa”, dây mực chỉ có thể kẻ đường thẳng, có thể nói là bảo vật của các mặc sư, dùng càng lâu càng quý báu. Dây mực là tượng trưng cho chính trực. Từ thời xa xưa. tà đã không thể thắng chính, các vật kiểu như dùi của thợ đá, thước, dây, búa, bào của thợ mộc, đều có tác dụng tương tự, có thể trấn áp các thứ yêu tà quái dị. Rường cột và các đồ gỗ trong nhà mà vô cớ cót két phát tiếng, đều bởi chưa cọ sạch dây mực, lâu ngày hóa thành tinh linh phát ra tiếng động. Đương nhiên đấy đều là truyền thuyết, cũng không có chứng cứ xác thực.

Ngoài ra, còn phải chuẩn bị một ít tiền đồng trước thời Thanh, sau khi quật nấm thấy quan tài, phải áp lên nắp quan mấy chục đồng tiền, bên ngoài chăng hai sợi dây. Làm vậy để phòng ngừa cái xác bật dậy phá quan tài. Tiền đồng đè quan cài còn gọi là “nghìn cân một đồng”, tương truyền, làm như vậy có thể ngăn cách thi thể với dương khí, ngoài ra còn có thuyết nói tiền đồng chính là tiền quan, đè cho cương thi không bật lên được. Các thuật sĩ còn cho rằng chữ trên tiền cổ chính là ấn quang, có thể phá yêu thuật lòe bịp. Truyền thuyết về ấn quan này có rất nhiều, tỷ như có thuyết nói, thời xưa có kẻ trộm, không cần móc túi vẫn có thể lấy tiền bạc từ ngoài xa ngàn dặm, vì vậy phàm các nhà giàu đều đặt một xâu tiền cổ hoặc nguyên bảo có ấn quan trong ngân khố, gọi là tiền “áp khố”, như vậy sẽ không bị trộm nữa. Vả lại, tiền cổ có ấn quan cũng có thể tránh tà, niên đại càng xưa càng tốt.

Theo phong tục mai táng của địa phương, lúc chuyển mộ dời quan cài cần chú ý “vạ miệng”, đây không phải chỉ tiếng lóng trong đạo lục lâm, mà mộ cổ là lãnh địa của người chết, người sống đến tìm ngưòi chết, cần phải kiếm lấy cái cớ cho mình yên tâm, vì vậy mới gượng ép thêm vào rất nhiều điều kỵ húy, “vạ miệng” tức là những cấm kỵ trong lời ăn tiếng nói, kỵ nhất là những từ kiểu như “chết, xác, âm, chạy, mồ, mả…” cho rằng những chữ này không được may mắn, trong lúc nói chuyện đều cố gắng tránh đi. Tuy vậy, hai chữ quan tài phát âm giống như quan tài trong thăng quan phát tài, vì vậy không cần tránh vạ miệng. Những quy củ nhà quê phức tạp này, Hồ tiên sinh trước giờ vẫn nắm rõ trong lòng bàn tay, chỉ điểm rõ ràng đâu ra đấy.

Vào đêm cuối cùng, theo quy củ, cần mời đạo sĩ đến niệm chú an ủi vong hồn, con cháu thắp hương dập đầu xong, mới khiêng quan tài ra, cắm phướn cắm đèn dẫn lối, để trâu vàng ngựa trắng kéo xe, đưa quan tài khâm liệm thi thể Mã lão thái gia đến mảnh đất “mũ ma” chôn cất lại.

Quan tài là trung tâm của việc mai táng, vì trong xã hội cũ, người người đều mê tín tin vào phong thủy, cho rằng đất có đất hung đất cát, sao có sao lành sao dữ, nếu tìm được một mảnh đất lành làm mộ tổ, chôn cất thi hài tổ tiên, con cháu đời sau có thể nhờ vào long khí phong thủy ấy mà phát tích. Gia tộc hưng vượng không ngoài việc làm quan, kiếm tiền, chính vì lẽ này mà quan tài đồng âm với quan tài trong thăng quan phát tài, nên việc chuyển dời mồ mả tổ tiên là hết sức quan trọng, nhà họ Mã lại có tiền có thế, kinh động đến nỗi dân chúng khắp vùng đều kéo về xem náo nhiệt, người đông như nước.

Trang viện về cơ bản đã bị phá dỡ, nơi chôn cũng đã chọn xong, nhưng để đề phòng long khí trong âm trạch chạy mất, trước khi đưa quan tài đến không được đào đất lên, đợi khi quan tài đến nơi, Mã Lục Hà lập tức lệnh cho người nhà bắt tay đào đất. Từ xưa, người ta đã chú trọng đào sâu chôn chặt, quan tài chôn càng sâu càng tốt, chỉ có mộ người nghèo mới đào hố nông, dăm bữa nửa tháng là bị chó hoang đào bới.

Nhà họ Mã tuy thừa tiền, nhưng dẫu sao cũng không phải quý tộc, thời Dân quốc cũng không còn ai xây dựng minh đường mộ thất dưới lòng đất nữa, nên chỉ đào một cái hố sâu để hạ táng mà thôi. Mười mấy người to khỏe thay phiên nhau đào bới, được một cái hố còn sâu hơn cả móng nhà, phỏng chừng cũng sắp xong thì đột nhiên đào được một khối đá.

Mọi người đều lấy làm kinh hãi, huyệt vị này là do Kim Điểm Hồ tiên sinh chỉ cho, sao bên dưới không phải đất lành, mà lại có nham thạch? Hồ tiên sinh ngồi bên cạnh trầm tĩnh quan sát, trong bụng cũng lấy làm lạ, thầm nhủ phen này đúng là thất sách, sao lại chọn đúng một cái huyệt đá thế này? Không khéo phen này mất mặt chứ chẳng chơi. Ông đang ngẫm nghĩ tìm cơ hội lẩn đi, chợt thấy sắc mặt Mã Lục Hà nặng trịch, sầm sì đi tới bên cạnh, bảo ông tới xem thử, tại sao trong huyệt mộ lại có nham thạch.

Kỳ thực, ý của Mã Lục Hà đã hết sức rõ ràng, nhà ông ta cũng dỡ rồi, mộ tổ cũng chuyển đi rồi, nhưng trong huyệt mới lại đào phải nham thạch, tự nhiên phải nghi ngờ Hồ tiên sinh là hạng giang hồ lừa đảo. Họ Mã này ỷ mình qua lại với quan phủ, hoành hành bá đạo đã quen, hại chết một vài dân thường cũng chẳng đáng gì, bây giờ đã định chôn sống luôn Hồ tiên sinh vào cái hố đó.

Hồ tiên sinh hối hận vô cùng, sớm biết thế này thì ban đầu đã không mở tiệm bói, xưng là Kim Điểm kim điếc gì, cứ ù lì chăn dê chăn bò cho nhà địa chủ còn hơn, giờ rơi vào tình cảnh này, tự mình tạo nghiệt thì không thể sống được, đành phải chịu mệnh thôi. Bị cả đám người dổn ép, ông đành ủ rũ tấp tểnh đi tới trước cái hố, trong đầu không ngừng xoay chuyên xem nên tán láo thế nào để bảo toàn tính mạng.

Nhưng nước đến chân mới nhảy, làm gì có cách nào đây? Đang không biết phải nói sao, chợt nghe mấy người phu đào huyệt xì xào ầm ĩ, nói rằng trên tảng đá đào được kia có chữ, hình như là một tấm bia đá. Mã Lục Hà vội kêu người đưa tấm bia ấy lên.

Người đông dễ làm việc, chỉ thoáng sau, tấm bia đá đã được đưa ra khỏi hố, mọi người phủi sạch bùn đất bên trên, chỉ thấy trên mặt bia khắc sáu chữ lớn. Bấy giờ, rất nhiểu người vây lại xem xét, ai biết đọc biết viết đều nhận ra được, lẩm bẩm đọc lên thành tiếng: “Ở thì chết, chôn thì phát.”

Mã Lục Hà gạt đám người ra xem đi xem lại mấy lượt, kinh hãi đến nỗi một hồi lâu không sao khép miệng lại được, quỳ sụp xuổng trước mặt Hồ tiên sinh dập đầu cảm tạ rối rít: “Tiên sinh đúng là thần tiên sống! Mã Lục Hà tôi hôm nay hoàn toàn tâm phục khẩu phục rồi!”

Hồ tiên sinh vốn tưởng rằng phen này bị chôn sống lấp hố rồi, không ngờ lại có kỳ ngộ như vậy. Nơi này xưa nay chưa từng có người xây nhà hay xây mộ, thứ chôn trong đất ắt là di vật từ thời cổ xưa, thật không ngờ lại ứng nghiệm đến thế. Ông cũng ngây ra hồi lầu mới định thần lại được, càng cảm thấy Thập lục tự m dương Phong thủy bí thuật nói đâu trúng đó, mấy thứ kỹ nghệ giang hồ vặt vãnh không thể nào so sánh được.

Khi ấy, người quây xung quanh xem đông nghìn nghịt, ai nấy đều coi Hồ tiên sinh như một vị “bán tiên”, cứ như tinh tú quây quanh vầng nguyệt vậy. Hồ tiên sinh cũng thấy lâng lâng, lòng mừng khôn tả, song bề ngoài vẫn không dám để lộ ra, chỉ tìm mấy câu xã giao ứng đáp, rồi chủ trì nghi thức hạ táng quan tài của Mã lão thái gia. Xong xuôi đâu đấy, ông nhận được rất nhiều tiền tài tạ lễ,

từ đó trở đi, danh tiếng Hồ tiên sinh vang xa, hễ nhắc đến Kim Điểm Hồ tiên sinh, người nào biết chuyện đều giơ ngón tay cái lên, khen một tiếng “thuật số như thần, tay vàng điểm chỉ” nhưng cây to gọi gió lớn, dần dần cũng có rất nhiều tên đạo tặc có ý đồ với nhà họ Hồ, muốn bắt ông đi giúp chúng tìm long mạch trộm mộ.

Hồ tiên sinh tự thổi phồng mình một thời gian, thấy hết đám trộm này đến đám giặc khác không ngừng tìm đến tận cửa, cũng không thể không thu liễm bớt, qua quýt được thì qua quýt, tránh được thì tránh, nhưng ông cũng biết tránh được mùng một không thoát khỏi hôm rằm, cứ ở lại trong thành xem bói xem đất, sớm muộn cũng rước lấy vạ lớn, cái đầu mình rơi xuống cũng không sao, nhưng vợ con trong nhà lấy ai nuôi sống đây?

Vậy là Hồ tiên sinh liền gói ghém hết vàng bạc châu báu, đưa cả nhà đi trốn. Ông vốn không phải người Hồ Nam, nói đi là đi luôn, không có gì vướng bận cả. Hai năm sau, gặp lúc thời cuộc khó khăn, trong nhà hơi túng thiếu, ông nhớ ra mình còn cái tráp chôn ở một nơi bí mật bên hồ Động Đình, đó là món tiền dùng khi khẩn cấp ông chuẩn bị từ lúc gia cảnh còn sung túc, dạo trước đi gấp quá nên không kịp mang theo. Nay cần dùng đến, Hồ tiên sinh bèn hóa trang thành thương khách trở về lấy tiền.

Hồ tiên sinh tính tình cẩn trọng, luôn né tránh tai mắt người khác, lại thông đường thuộc lối nên chẳng tốn mấy công sức đã dễ dàng lấy lại được tráp tiền, đang chuẩn bị mang tiền về nhà thì chợt nhớ ra Mã Lục Hà, thầm nhủ năm đó mình giúp người này lấy được địa mạch phát tài “mũ ma”, lúc này Mã gia chắc hẳn càng thêm hưng vượng, sao không tới đàm đạo một chuyến, biết đâu lại được thêm gì đó.

Nghĩ đoạn, ông quyết định vòng đường đến tìm gặp Mã Lục Hà, chẳng ngờ đến nơi liên đớ người ra, cả nhà họ Mã đều đã ngỏm củ tỏi, mộ phần của Mã lão thái gia cũng bị đào trộm. Hồ tiên sinh cảm thấy hết sức bất ngờ, trong lòng không khỏi thắc mắc: “Chẳng lẽ ta xem địa mạch không chuẩn, hại chết cả nhà Mã Lục Hà rồi?” Nhưng rồi ông lại nghĩ: “Không thể nào, bia đá thời cổ đào được trong huyệt mộ ấy, rõ ràng viết rằng “ở thì chết, chôn thì phát’, chứng tỏ người xưa sớm đã nhận ra mảnh đất báu phong thủy này, lại không phải có người động chân động tay vào, sao có thể sai được chứ?”

Hồ tiên sinh lấy làm nghi hoặc, chuyện này quan hệ đến tính mạng mấy chục con người của một gia tộc lớn, không hỏi thăm cho rõ thì về nhà cũng canh cánh không yên, bèn đi xung quanh dò hỏi, cuối cùng cũng biết được toàn bộ sự kiện. Kết quả càng khiến ông bất ngờ hơn gấp bội.

Thì ra, Mã Lục Hà chuyển dời âm trạch dương trạch xong, quả nhiên việc làm ăn càng thêm hứng vượng, thanh thế như mặt trời chính ngọ, tiền tài cuồn cuộn chảy vào kho. Nhưng trời có gió mưa bất trắc, một ngày nọ, giếng nước trong nhà bị người ta bỏ độc, một mạch chết mất mấy chục mạng người, tuy trong nhà vẫn có người, nhưng người chết quá nhiều, trong lúc vội vàng, đến cả quan tài cũng không kịp đặt mua.

Mã Lục Hà lớn tiếng mắng chửi Hồ tiên sinh là tên bịp bợm, cái mũ ma này vẫn chụp lên đầu người sống nhà họ Mã không gỡ ra được. Ông ta nổi giận đùng đùng dẫn người vào thành phá tiệm bói của Hồ tiên sinh, nhưng lúc đó cả nhà Hồ tiên sinh đã dọn đi đâu không biết.

Mã Lục Hà tìm khắp nơi không thấy, đành hậm hực trở về. Ông ta ngồi thuyền đi đường thủy, không ngờ dọc đường gặp một trận gió lớn, đánh chìm cả thuyền, cả đám người đều làm mồi cho tôm cá, không kẻ nào sống sót. Cả một gia tộc lớn cứ vậy mà chết sạch sẽ không còn một ai.

Thời bấy giờ đang buổi chiến loạn liên miên, mộ phần của Mã lão gia là mộ mới, bằng như một đống vàng bạc đặt lù lù trên mặt đất. Sau khi băng cướp lớn ở Tương m tan đàn xẻ nghé, có khá nhiều kẻ hoạt động đơn lẻ trong vùng. Một hôm, cả trăm người mang theo vũ khí chạy qua, trắng trợn đào ngôi mộ này lên, vơ vét sạch sẽ đồ bồi táng của Mã lão thái gia mang đi.

Bấy giờ, tục hậu táng đã suy tàn, nhưng vẫn thịnh hành lệ đặt tiền “áp khẩu” cho người chết, trong miệng ngậm bạc hoặc tiền đồng, mà nhà họ Mã lại tiền nhiều mạnh chi, trong quan tài quả cũng có một số món xa xỉ đắt tiển, y phục của xác chết không cần phải nói, chỉ riêng cái túi đựng thuốc bằng gấm đỏ, miệng túi nạm ngọc đã đáng mấy trăm đổng Đại Dương rồi. Cuối cùng, bọn trộm còn nhổ nốt mấy cái răng vàng trong miệng Mã lão thái gia rồi mới đập quan tài hủy xác, nghênh ngang rời đi, tình trạng thê thảm hết chỗ nói.

Về sau, lại có mấy toán trộm quy mô nhỏ hơn, cùng một số sơn dân quanh vùng đến lọc hố, huyệt mộ càng đào càng lớn, ở chỗ dạo trước chưa động thổ, lại lộ ra một tấm bia đá. Những người hiếu sự đều đó đến xem, thấy trên tấm bia mới khai quật được ấy, cũng có sáu chữ lớn: “Người ngay phát, kẻ gian chết.”


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.