Tôi quỳ xuống trước mộ ông, nước mưa trên mặt đá thấm qua lớp vải quần rồi dính lại trên đầu gối, vừa lạnh vừa cứng. Cơn mưa ngày hôm nay đến hơi bất chợt, khi ra khỏi nhà rõ ràng trời vẫn còn nắng. Nước mưa tuôn rơi trên thềm đá, Đường Triêu đỡ tôi đứng dậy. Trước khi đi, tôi chợt nảy ra một ý định, bèn vạch hai chữ trên nền đất cạnh mộ: “Oan gia”.
Nhất định phải tìm được ông nội tôi mới có thế hóa giải hết hận thù. Nhưng chúng tôi biết tìm ông ở đâu đây? Một cảnh tượng chợt lóe lên trong đầu tôi, chiếc bồn hoa nhẵn nhụi, những bông đinh hương nở bừng đón gió, mùi thơm quen thuộc phảng phất trong không khí, còn nữa, còn cả khuôn mặt xoay nghiêng vĩnh viễn không bao giờ quay lại đó… Tôi rùng mình một cái, Đường Triêu nắm lấy tay tôi, nhìn tôi với vẻ không hiểu. Tôi cắn cắn môi để che giấu đi sự hoảng loạn trong cõi lòng mình.
“Tiểu Ảnh, em sao thế?”.
“Không, em không sao!”. Tôi lắc đầu, lặng im một lúc, cuối cùng cũng không kìm được, hỏi:
“Đường Triêu, ngoài việc tìm được ông nội em ra, quả thực không còn cách nào khác nữa ư?”.
“Ừ”. Đường Triêu gật đầu chắc chắn.
“Đường Triêu, anh còn nhớ cảnh tượng chúng ta đã mơ thấy khi ở nhà Lâm tiên sinh không?”.
“Anh vẫn nhớ, tuy nhiên đáng tiếc là cuối cùng chúng ta cũng vẫn không nhìn rõ dược khuôn mặt người phụ nữ đó. Tiểu Ảnh, chúng ta lại đến tìm sư bá một lần nữa đưọc không? Lần này em đừng sợ nữa…”.
“Không, Đường Triêu, chúng ta đừng đến nhà sư bá của anh nữa có được không. Đúng như Lâm tiên sinh nóii, em sợ nhìn thấy sự thật đó. Em sợ người đó khi quay đầu lại sẽ chính là bà. Em không chịu nổi!”.
Tôi ngồi xuống bậc thềm ngoài cổng bệnh viện, ngẩng đầu lên nhìn. Ánh mặt trời không còn gay gắt nhờ cặp kinh râm, nhưng mắt vẫn hoi nhói đau. Không biết là vì bì chói mắt, hay là vì… mà khóe mắt tôi cay xè, nước mắt không sao ngăn nổi lại tuôn rơi.
“Tiểu Ảnh? Nhà em có chậu hoa đinh hương thật hả? Thảo nào lần đầu tiên đến nhà em anh lại thấy bà em trông quen thế lẽ nào người trong mơ chính là bà nội em?”.
Đường Triêu ngồi xuống trước mặt tôi, lấy tay lau đi dòng nước mắt.
“Ánh nắng mặt trời gay gắt quá, mắt em vừa mới khỏi xong đừng để bị tổn thương. Chúng ta đến một quán trà nào đó ngồi nhé!”.
“Ừm”.
Tôi không ngừng xoay xoay cốc trà trong tay, trà trong cốc vì sóng sánh nhiều nên đã trở nên lạnh ngắt. Cuối cùng, Đường Triêu cũng đưa tay giữ cốc trà lại:
“Tiểu Ảnh, đừng xoay nữa, chúng ta đều phải đối mặt với hiện thực này!”.
“Anh bảo em phải đối mặt với nó thế nào? Anh nói xem, anh muốn em lột trần những vết sẹo của người nhà mình ư? Tất cả những điều tồi tệ của gia đình em đều đã bị phơi bày ra trước mắt anh, em còn trốn vào đâu được nữa? Anh bảo em làm sao để thừa nhận được rằng chính bà nội mình đã giết chồng? Em…”. Tôi trở nên kích động, hai tay bám chặt lấy cạnh chiếc bàn bằng gỗ rồi gào lên trong tuyệt vọng. Vì quá kích động nên toàn thân cũng run bắn lên.
“Em nói nhỏ hơn một chút được không?”. Đường Triêu đứng lên, hai tay đưa qua bàn giữ chặt lấy tôi, ấn cho tôi ngồi yên trên ghế.
Nghe anh cảnh báo, tôi đột nhiên im bặt, nhìn xung quanh bằng đôi mắt hoảng sợ. May thay chúng tôi ngồi trong phòng riêng, thiết bị cách âm lại rất tốt nên không ai nghe thây cuộc trò chuyện đó. Tôi ngầm thở phào một tiếng, ngồi lún sâu xuống ghế, chậm rãi nói:
“Đường Triêu, đột nhiên em cảm thấy tất cả mọi người trong gia đình mình đều tồi tệ. Em, bà nội em, ông nội em, bố em. À không, không, trong nhà em chỉ có mẹ là người tốt đẹp nhất, người trong sạch nhất”.
“Tiểu Ảnh, em đừng nói như vậy được không? Đừng tự trách mình như thế chẳng ai là người có tội cả”. Đường Triêu khẽ nắm lấy tay tôi. Anh nói với tôi, không ai là người có tội. Thế nhưng sự thực lại không phải vậy, chúng tôi đều là những kẻ xấu xa, bi ổi, dơ bẩn… Tôi thầm gán tất cả những từ ngữ tồi tệ nhất lên người chúng tôi, song vẫn không thể nào rửa sạch đi tội ác được.
“Đường Triêu, có thật là vô tội không? Không, không phải như vậy!”.
“Tiểu Ảnh, bây giờ tự trách mình thì có tác dụng gì kia chứ? Bất kể là bản thân em hay người nhà em, dù em có hận đến đâu thì cùng vẫn phải đối mặt với sự thật này. Tiểu Ảnh, không có ai là hoàn háo. Em cũng không sai hoàn toàn, trong trái tim anh, em mãi mãi sẽ là một người lương thiện, xinh đẹp, yếu đuối…”.
“Đường Triêu, anh hãy hứa với em sẽ giữ bí mật tuyệt đối về những chuyện chúng ta làm có được không? Em muốn bà được yên ổn sống nốt phần đời còn lại, thời gian đã trừng phạt bà đủ rồi, bà cũng đã phải trải qua bao nhiêu đau khổ”.
Tồi dột nhiên nhổm dậy, cầm lấy tay Đường Triêu. Giờ đây việc duy nhất tôi có thể làm là gây tổn thương cho bà ở mức độ thấp nhất. Đường Triêu nhìn tôi, gật đầu một cách nặng nề.
Đêm đó tôi ở lại nhà Đường Triêu, suốt cả đêm tôi luôn ngồi tựa vào thành giường, cực kỳ tỉnh táo, khó khăn lắm mới đợi được đến khi trời sáng. Ăn vội bữa điểm tâm, sau đó tôi cùng Đường Triều về nhà mình.
Tiến gần thêm một bước, sự thấp thỏm trong lòng tôi càng tăng thêm một nấc. Bà nội đang nấu mỳ trong bếp, thấy tôi về bà đứng ngấn người ra đó, môi run run:
“Tiểu Ảnh, cháu về rồi ư? Bà biết là hôm nay cháu sẽ về mà, xem này, bà nấu mỳ trường thọ đây, hôm nay là sinh nhật cùa mẹ cháu mà”. Bà cố lấy giọng thật tự nhiên, song khi vừa gọi tên tôi ra, nước mắt đã lưng tròng.
Tôi đi đến đó ôm lấy bà, nghẹn ngào nói: “Bà ơi, chẳng phải cháu vẫn ổn rồi còn gì, sao bà lại khóc? Cháu suýt nữa thì quên ngày hôm nay là sinh nhật mẹ cháu đấy, còn chưa chuẩn bị được thứ gì”.
“Về nhà là tốt rồi, về là tốt rồi, mau bảo Đường Triêu ngồi xuống đó, một mình bà ở trong bếp là được rồi”. Bà đẩy tôi ra phòng khách, tôi và Đường Triêu ngồi trên ghế nhìn dáng vẻ bà tất bật loay hoay một mình trong bếp. Ánh nắng xuyên qua cửa sổ rọi lên cơ thể gày gò nhỏ bé của bà. Mái tóc bạc phơ sáng lên sắc màu của sự già nua.
Tranh thủ lúc bà đang bận rộn, tôi lặng lẽ đi xuống dưới khu nhà gọi điện thoại cho bà Lưu: “A lô, bà Lưu phải không? Cháu là Tiểu Ảnh”.
“Tiểu Ảnh à! Lâu lắm rồi không thấy cháu gọi điện cho bà, bà nhớ cháu lắm đây. Tìm bà có việc gì không?”.
“Bà Lưu, gần đây tâm trạng của bà nội cháu không được tốt, bà cũng không chịu đi đâu đó chơi, cháu muốn nhờ bà gọi điện cho bà cháu, bảo bà cháu đến nhà bà chơi cho khuây khỏa. Bà với bà cháu cùng lứa tuổi với nhau, nói chuyện mới hợp được. Cháu nhờ bà an ủi bà cháu một chút. Còn nữa, tính tình bà nội cháu cũng cố chấp lắm, bà đừng nói là cháu nhờ bà làm việc này nhé, nếu biết cháy nói với bà như vậy thế nào bà cháu cũng giận cháu cho mà xem”.
“Yên tâm đi, cứ để đó cho bà, bà ngồi nói chuyện một buổi chiều sẽ trả lại cho cháu một bà nội vui vẻ”.
“Vậy cháu cảm ơn bà nhiều lắm!”.
Quả nhiên buổi trưa ăn mỳ xong, bà Lưu gọi điện đến. Ban đầu bà nội còn cương quyết không đồng ý, sau không biết bà Lưu đã nói những gì mà cuối cùng bà tôi cũng chịu đi.
Tôi đưa bà xuống dưới nhà rồi lập tức quay lên, để tránh tình huống bà đột nhiên quay về mà trở tay không kịp nên tôi khóa cả cửa sắt chống trộm vào.
Tôi lấy xẻng rồi đi ra ban công với Đường Triêu, chậu hoa đinh hương vẫn nguyên như vậy. Tôi hỏi anh: “Chiếc chậu này giống hệt trong mơ có đúng không?”.
“Ừ”. Đường Triêu gật đầu.
Tôi để Đường Triêu giữ lấy cây đinh hương, muốn tự mình bóc dỡ bí mật này. Cầm chiếc xẻng nhỏ lên, tay tôi run lập cập, phải mất một lúc lâu mới có một nhánh rễ cây lộ ra. Tôi ngã ngồi xuống đất vì sợ hãi, miệng thở gấp nói với Đường Triêu:
“Đường Triêu, em không chịu nổi, không dám đào tiếp nữ. Em sợ lắm!”.
“Vậy để anh làm”. Đường Triêu nói rồi ngồi xuống, cầm lấy xẻng trong tay tôi. Song anh vừa đào một nhát, tôi đã lập tức kêu lên:
“Không, để em tự làm. Hãy để em tự làm!”.
Tồi vừa đào nưóc mắt vừa tuôn rơi lã chã. Thực ra trong lòng cũng không tới nỗi buồn thương như vậy, song không sao ngăn nổi nước mắt rơi ra. Đường Triêu khẽ vỗ lên lưng tôi như an ủi. Đột nhiên chiếc xẻng phát ra một âm thanh khô khốc, giống như chạm phải thứ gì đó. Tôi dừng tất cả mọi động tác lại, ngồi đờ ra nhìn thứ màu trắng xám ẩn hiện giữa lớp đất nâu. Đường Triêu cũng buông thân cây đinh hương trong tay ra, cây đinh hương mất đi chỗ dựa, đổ ẩm xuống.
Cả hai chúng tôi đều đờ đẫn ra ở đó, nhìn chết lặng vào thứ màu trắng xám ấy, thở hổn hển một cách thận trọng. Đường Triêu quay đầu sang nhìn tôi, chúng tôi nhìn nhau một lát, sau đó không hẹn mà cùng đưa tay về hướng màu trắng xám đó. Đường Triêu nhanh hơn tôi một chút, đã kéo nó lên, đúng là một đoạn xương. Nhìn đoạn xương đó, ngực tôi tức như sắp sửa nghẹt thờ đến nơi, nước mắt trào lên dữ dội. Tôi cầm lấy đoạn xương do Đường Triêu đưa lại, nó lạnh lẽo và ẩm ướt. Tôi ôm nó vào lòng, đúng là xương tàn chôn dưới cát vàng mười năm.
Tôi chạy về phòng mình, muốn tìm một chiếc hộp để đựng nó vào. Cuối cùng cũng không tìm được thứ nào thích hợp, tôi đột nhiên nghĩ ra một điều, bèn mở túi lấy chiếc Tần Hoài đăng ảnh thanh kỳ bào ra rồi quay lại ban công. Tôi trải chiếc áo xuống sàn nhà, lớp vải sa tanh màu xanh sẫm sáng lấp lánh lên dưới ánh mặt trời, sau đó đặt đoạn xương lên trên đó, miệng khẽ thì thầm:
“Như vậy cũng coi như là ở bên nhau…”.
Khi tôi làm những việc đó, Đường Triêu cũng một mình lật tung chậu đất lên, không bao lâu sau đã xếp đầy đủ những đoạn xương ngắn dài đầy trên sàn gạch. Ngoài xương sọ ra, thì tất cả các mảnh xương đã được xếp lại thành khung. Một người cao lớn khỏe mạnh như ông, giờ đây chỉ còn là những mảnh xương dài ngắn này thôi.
Lạ lùng là sau khi nhìn thấy bộ xương, nước mắt thôi không còn chảy nữa, tôi trở nên bình tĩnh khác thường, ngồi xếp tất cả các mảnh xương vào trong tấm kỳ bào. Cho đến khi trong chậu hoa đó đã không còn sót lại một mảnh xương nào, tôi mới túm bốn góc của chiếc áo lại, sau đó buộc túm trên đầu, cuối cùng thì mang vào phòng mình cất kỹ.
Khi tôi quay trở lại ban công, Đường Triêu vẫn đứng đó nhìn tôi nghi hoặc. Tôi cảm giác thấy mình đang cười, song có vẻ như trông còn khó coi hơn lúc khóc.
“Sao? Mau lên một chút, dọn dẹp hết chỗ này lại, một lát nữa là bà em đã về rồi”. Nói xong tôi liền xúc đất đổ lại chậu hoa, vì sợ bà phát hiện ra dấu hiệu gì lạ nên còn nhét thêm mấy cái hộp không xuống bên dưới đáy chậu, sau đó mới cho cây đinh hương vào và lấp đất lên. Khó khắn lắm chúng tôi mới cho được hết đất vào trong chậu như cũ.
“Tiểu Ảnh, Tiểu Ảnh, em khóc đi, cứ khóc đi!”. Đường Triêu giật lấy cây đinh hương khỏi tay tôi rồi gạt sang một bên, bám riết lấy hai vai tôi, sau đó ra sức lắc.
“Đường Triêu, em khóc làm sao được? Em không khóc nổi, điều duy nhất em có thể làm hiện giờ là ít gây tổn thương nhất cho bà. Em mong rằng sẽ một mình gánh vác tất cả những đau khổ đó, bà đã sai, có lẽ không chỉ một việc này, nhưng em không muốn bà phải gánh vác nó, giấu giếm nó, em muôn bà sẽ được vui vẻ. Vui vẻ, niềm vui củaa bà, Đường Triêu, anh có hiểu không? Thế nên em không thể khóc, em đang tự nói với lòng mình rằng, Lý Ảnh, mày không thể khóc, nếu khóc thì mày chỉ là đồ tồi. Còn nữa, nếu như khóc, thì tất cả những quyết tâm của em đều sẽ trôi đi theo dòng nước mắt, em sẽ không thể không phơi bày tội lỗi cùa bà ra trước cả mọi người. Đường Triêu, anh nói xem, em có thể khóc hay không? Em có thể khóc hay không?”.
Tôi giãy giụa hòng thoát ra khỏi vòng tay như gọng kìm của anh, nhìn bằng ánh mắt đầy tuyệt vọng.
“Tiểu Ảnh…”. Đường Triêu còn muốn nói gì nữa nhưng tôi đã tay, sợ anh chỉ nói thêm một câu thôi thì tôi cũng sẽ không chịu nổi nữa mà bật khóc lên:
“Đường Triêu, lúc này chúng ta đừng nói gì nữa, anh giúp em, giúp em dọn dẹp chỗ này như cũ, đó là cách giúp em tốt nhất hiện giờ”.
Khi chúng tôi vừa dọn dẹp xong thì tiếng gõ cửa vang lên. Tôi vò đầu mình thành rối bù, cởi áo khoác ngoài ra, chỉ mặc một chiếc áo dây trông gợi cảm. Sắp xếp đâu ra đây, tôi lại quay sang cởi bớt một khuy áo cổ của Đường Triêu, anh nhìn tôi không biết phải làm sao. Tôi khẽ vỗ vỗ lên mặt anh hỏi: “Như vậy trông đã đủ ám muội chưa?”.
Khi mở cửa ra, tôi còn làm bộ ngáp dài, sau đó vươn vai hỏi bà: “Bà ơi, sao ngồii chơi có một tẹo đã về rồi?”
Bà không nhìn tôi và Đường Triêu mà đi thẳng vào phòng mình. Khi đến cửa phòng, bà quay người lại nói với tôi:
“Bà buôn ngủ rồi, bà Lưu của cháu tuổi đã cao, nói chuyện cứ lẫn lộn lung ta lung tung ấy”.
Cánh cửa đóng sầm lại, tôi và Đường Triêu đứng đó nhìn nhau. Cái trò ngụy tạo vẻ ám muội này đúng là thừa.
Ngày hôm sau tôi lấy lý do đi du lịch rồi rời nhà từ sớm với Đường Triêu, theo kế hoạch cùng anh đến công viên nghĩa trang Cửu Thiên ở quận Thanh Phủ. Khi tôi đi bà còn tiễn ra tận cửa, trông bộ dạng lưu luyến không rời.
Tân Tịnh được chôn ở chỗ này. Tôi với Đường Triêu chọn một khoảnh đất ở gần mộ của cô ta nhất để làm nơi chôn ông nội.
Hôm làm lễ an táng, Lâm tiên sinh cũng đến. Chúng tôi quỳ trước ngôi mộ, tiết trời thảáng sáu nhưng lại có mưa bụi như giữa ngày xuân. Đường Triêu cầm ô che cho tôi, mưa rơi trên mặt ô tạo thành âm thanh rì rào, hệt như tiếng khóc thầm cùa ông trời vậy.
Chiếc áo dài xường xám được chúng tôi lót bên dưới đáy áo quan, coi như hai người bọn họ được chôn cùng. Sư bá của Đường Triêu lầm rầm đọc những câu gì đó trước mộ… Khi rời nghĩa trang về khách sạn đã đến gần trưa. Trong mấy ngày đó, tôi không rơi một giọt nước mắt nào, tâm thần luôn trong trạng thái hốt hoảng rã rời. Từ lúc rời nhà đi, tất cả mọi việc đều do Đường Triêu thay tôi lo liệu.
Chúng tôi ở lại Thanh Phù đúng bảy ngày, coi như đã cúng tuần xong. Buổi sáng hôm rời khỏi Thanh Phù, Đường Triêu đưa tôi đến thăm mộ ông nội lần cuối cùng. Tôi lau chùi kỹ càng bia mộ, sau đó nhìn dòng chữ ghi trên đó, rơi giọt nước mắt đầu tiên trong suốt những ngày qua.
Mộ ông nằm cách mộ Tần Tịnh chưa tới năm mét, đứng đó nhìn sang, tôi hỏi Đường Triêu:
“Có thật là tất cả đã qua đi rồi không?”. Đường Triêu gật đầu, không nói gì. Mưa liên miên suốt mấy ngày liền không ngớt như đã xóa sạch tất cả mọi tội lỗi trên thế gian này. Tôi ngâm ngẩm thở dài một tiếng, trong đầu chợt hiện lên từng khuôn mặt thân quen. Khuôn mặt Thanh Lâm vẫn còn nấn ná lại hồi lâu, mãi vẫn không chiu tan đi. Có lẽ đời này kiếp này tôi sẽ vĩnh viễn không bao giờ thoát được khỏi sự trói buộc đó.
Tôi quỳ xuống trước mộ ông, nước mưa trên mặt đá thấm qua lớp vải quần rồi dính lại trên đầu gối, vừa lạnh vừa cứng. Cơn mưa ngày hôm nay đến hơi bất chợt, khi ra khỏi nhà rõ ràng trời vẫn còn nắng. Nước mưa tuôn rơi trên thềm đá, Đường Triêu đỡ tôi đứng dậy. Trước khi đi, tôi chợt nảy ra một ý định, bèn vạch hai chữ trên nền đất cạnh mộ: “Oan gia”.
Tất cả hận thù đều đã bị chôn vùi, nhưng trái tim vẫn không sao chôn lấp được. Trước mắt tối hiện lên khuôn mặt già nua của bà nội, bao nhiêu năm qua bà đã không thể nào an lòng. Trong những năm tháng chiếc xường xám bị niêm phong, tất cả đều bình yên nhưng duy chỉ có trái tim vẫn không yên. Hôm nay đây tôi cùng rơi vào tình trạng như bà khi đó, suốt đời này sẽ không thể nào thoát được khỏi khuôn mặt Thanh Lâm, chỉ cần tôi nhắm mắt lại là cô ấy liền xuất hiện ngay trong trí não tôi.
“Tiểu Ảnh, mưa ngày càng lớn hơn rời, chúng ta mau về đi thôi”. Đường Triêu ôm lấy vai tôi. Tôi gật đầu, tựa vào lòng anh rồi xuống núi.
Mưa như trút nước, con đường dẫn lên nghĩa trang đã trở thành một màu trắng xóa.