Minh Thiên Hạ

Chương 18: 18: Tiên Sinh Sắp Chết Và Con Chó 1



Vị đạo gia miếu Quan Đế trong truyền thuyết có thể nhìn thấu âm dương lợi hại hơn cả Đế Thính không tới, tiểu đạo sĩ trông đạo quan nói nay thiên hạ yêu nghiệt hoành hành, đạo gia rất bận, tới Vị Nam bắt con hồ ly thành tinh, không rảnh để ý chuyện vặt của thổ tài chủ như Vân thị, đợi sau khai xuân mới rảnh.

Vân Chiêu rất mong vị đạo gia đó mau mau tới, mau chứng minh y không phải yêu nghiệt, mấy ngày qua y sắp bị mẫu thân làm phiền chết thôi.

Buổi tối đi ngủ chẳng những phải đeo ngọc bài xua tà, lật gối lên còn thấy vải đỏ trấn yêu gấp thành hình tam giác, cánh cửa dán môn thần, cửa sổ dán đầy bùa chú.

Cứ đang ngủ ngon lại bị mẹ đánh thức, mở đôi mắt đầy tơ máu muốn y gọi mẹ.

Nhiều lúc Vân Chiêu chẳng buồn gọi, Vân Nương liền lắc y liên tục, đến khi y gọi rất không tình nguyện mới tha cho.

Ban ngày, chỉ cần Vân Chiêu tỉnh táo, Vân Nương liền đưa y đi khắp nơi, chùa triền đạo quán trong chu vi 30 dặm thăm hết một lượt, không biết y phải chổng mông vái lạy bao lần.

Cho tới tận khi Vân Nương thấy nhi tử dù đứng dưới chân Phật tổ trong ngôi chùa mà nàng cho là hết sức linh thiêng, cũng thong dong nhàn nhã, chẳng hề biến thành thứ kỳ quái gì, cũng không biến lại thành kẻ ngốc mới bỏ đi lo sợ trong lòng, tạ ơn trời đất, con nàng thực sự trở nên thông tuệ rồi.

Bất tri bất giác mười lăm ngày trôi qua.

Nhiều khi Vân Chiêu ngẩng đầu nhìn cả nhà tám con lợn rừng phơi nắng trên núi trọc liền có chút hối hận, y thấy mình không nên đột nhiên trở nên như thế, vì mẹ cấm y đi nói chuyện với lợn rừng rồi, chắc là vì sợ bị lợn tinh lấy lại trí khôn.

Có điều hồi tưởng cảnh hôm đó mẹ như bị điên xua đuổi lợn rừng, chút hối hận liền tan biến hết.

Hôm nay là một ngày lành mặt trời rực rỡ, Vân Nương từ sáng sớm đã dẫn nhi tử ăn mặc mới tinh, mang theo quản gia nha hoàn gia đinh rầm rộ kéo lên Ngọc Sơn, mời tiên sinh cho Vân Chiêu.

Trời trong nắng rọi đỉnh Nam SơnKhói nhẹ bồng bềnh che mặt ngọcĐó là câu thơ miêu tả huyện Lam Điền, hay chính xác hơn là ngọn Ngọc Sơn ở huyện Lam Điền, Lam Điền là địa danh rất cổ, lâu đời lắm rồi, lâu tới cỡ nào khi giờ không thể khảo cửu được, chỉ biết nơi này nhờ sản sinh nhiều ngọc Lam Điền nên có tên ấy, thậm chí ngọc tỷ của Thủy hoàng đế cũng chính là lấy từ ngọc ở Lam Điền, lấy từ Ngọc Sơn.

Trên ngọn núi cao lớn mang đầy truyền thuyết cổ xưa thần bí đó có một thư viện lớn, theo như lời mẹ nói, thư viện Ngọc Sơn tồn tại rất lâu rất lâu trước kia rồi, tới cả nghìn năm rồi, xa lắm từ trước cả thời có Đại Minh nữa.

Trước kia nó là thư viện lớn số một số hai thiên hạ, đại nho đời trước Hoành Cừ tiên sinh từng mở lớp thu học trò ở đây, thuận tiện dưỡng bệnh, khi đó chỗ ngồi của thư viện Ngọc Sơn một chỗ khó cầu, có tài tử Giang Nam không ngại ngàn dặm xa xôi cũng muốn tới nghe Hoành Cừ tiên sinh giảng bài.

Cũng chính vì từng giảng bài ở thư viện Ngọc Sơn, Hoành Cừ tiên sinh cuối cùng mới về quê nhà Hoành Cừ kiến lập “quan học” danh tiếng lấy lừng, phát ra câu nói độc nhất vô nhị ” vì thiên địa lập tâm, vì sinh dân lập mệnh, vì Thánh xưa kế thừa tuyệt học, vì vạn thế mở ra thái bình”.

Về sau người Mông Cổ tiến vào Quan Trung, đào mồ đào mả, cướp bóc đốt phá, không chuyện ác gì không làm, thư viện Ngọc Sơn cũng vì thế gặp họa, dần đi xuống, đến thời Minh Thành Tổ lại huy hoảng một hồi, vô số tiên sinh nhận chiếu làm quan, rồi vì tham ô, lười biếng bị thái tổ giết quá nửa.

Các vị tiên sinh thấy làm quan nguy hiểm quá, non nửa còn lại không chịu xuống núi làm quan nữa.

Sau khi thiên hạ thái bình, Yến Vương hoàng đế đăng cơ không tùy ý giết quan viên nữa, tiên sinh nơi này lại bắt đầu muốn làm quan.

Đáng tiếc, đại thế đã qua, đám thổ hào tây nam dựa vào năm xưa kéo nhau ra làm quan ủng hộ Yến Vương, đã chiếm cứ quá nửa triều đình, bọn họ muốn vào sĩ đồ làm quan đã muộn rồi, bọ họ tự thành thế hệ riêng, bài xích nơi khác.

Thêm vào tiên sinh từ nơi này đi ra đầu quá cứng, không muốn chỉ dạy Tứ Thư Ngũ Kinh, càng không muốn để học sinh của mình dùng ngữ khí cổ nhân tiếp nhận học vấn hiện đại, càng không muốn tiếp nhận Yến Vương làm hoàng đế của họ, bị quan phủ phế truất tư cách quan học.

Mấy vị tiên sinh cứng đầu nhất rốt cuộc không cứng hơn được cương đao, ngay cả môn nhân tử đệ và phú hộ tiếp tế cho thư viện Ngọc Sơn đồng loạt rơi đầu.

Thư viện Ngọc Sơn từ đó luân lạc thành trường tư thục vỡ lòng, dần dần trăm năm trôi qua, thiên hạ không ai biết tới tên thư viện lừng lẫy một thời nữa.

Quan Trung đại hạn sáu năm, dân chúng lầm than, dưới tình huống cơm ăn cũng thành vấn đề, người đọc sách liền càng ít, ngày tháng của thư viện Ngọc Sơn càng thêm gian nan.

Ít nhất khi Vân Nương gả tới Vân thị Lam Điền, cái thư viện này đã sập xệ sắp vứt đi rồi.

Vân Chiêu lần đầu tiên có nhận thức hoàn toàn mới về mẹ, những lời này tuyệt đối không phải là nữ chủ nhân một nhà thổ tài chủ có thể nói ra được.

Từ đó có thể thấy lão quản gia nói mẫu thân là đại gia khuê tú rất đáng tin.

Khung cảnh trên Ngọc Sơn hoàn toàn khác phía dưới, nhất là sau khi đi qua lớp sương mù như dại lụa quấn quanh Ngọc Sơn, tức thì thấy bầu trời xanh thẳm, áng mây trắng bồng bềnh, màu sắc thuần khiết, hoàn toàn khác không khí mù mịt đất cát phía dưới, chỉ cần tĩnh lòng lại lắng nghe, có thể thấy tiếc suối chảy róc rách, tiếng chim kêu lích rích, ngay cả lá lay động theo gió núi cũng tựa như phát ra tiếng reo vui.

Ở phía dưới mùa đông chưa qua, nơi này cây cối đã bừng bừng bừng sức sống, thấp thoáng màu xanh trồi lên tuyết trắng, từng làn gió nhẹ thỏi qua, mang theo giọt sương long lanh đọng lại trên những phiến lá, càng lên cao không khí càng trở nên tươi mát, Vân Chiêu bất giác bước chậm lại, tận hưởng đại tự nhiên.

Ngọc Sơn quả không hổ là nơi phong thủy bảo địa số một Quan Trung, đó là lý do nghìn năm qua người Vân thị chặt hết cây ở núi trọc chứ không lên nơi này chặt phá.

Thế nhưng thư viện Ngọc Sơn lại không được may mắn như thế.

Tấm biển thư viện Ngọc Sơn tàn khuyết đã đổ xuống trong bụi cỏ hoang trước sơn môn, Vân Chân không hiểu sao lại đau lòng trước cảnh tượng hoang tàn đổ nát, y đi vào bụi cỏ, muốn nâng biển lên, tay cầm vào chưa kịp dùng sức thì mảng gỗ mục đã bị bong ra.

Nơi này có tiên sinh nữa sao?Vân Nương gặp ánh mắt nghi ngờ của nhi tử, vội nói: “ Nơi này có vị tiên sinh lợi hại lắm.

”“ Lợi hại cỡ nào ạ? “ Vân Chiêu chẳng tin lời mẹ chút nào, tiên sinh lợi hại mà lại ở chỗ này à:“ Dù sao thì tiên sinh dạy vỡ lòng cho mẹ khen vị tiên sinh này không ngớt miệng.

”“ Mẹ, mẹ học vỡ lòng khi nào?”“ Lúc mẹ 8 tuổi.

”Vân Chiêu rê n rỉ trong lòng, không hỏi thêm nữa, y thấy mẹ đang lừa mình, nữ đồng 8 tuổi của Đại Minh mà có thể xuất đầu lộ diện à? Nếu mẹ nói thật thì gia giáo nhà mẹ chẳng nghiêm.

Vân Nương nhấc gùi lên chút, tiền học trong gùi khá nặng, đi bảy tám dặm đường núi càng nặng hơn.

“ Sao mẹ không để họ đeo? “ Vân Chiêu chỉ đoàn người quản gia theo đằng xa:“ Mẹ là một phụ đạo nhân gia đi cầu tiên sinh cho nhi tử đã là thất lễ lắm rồi, nếu không tôn kính tiên sinh thì làm sao ngươi ta về nhà chúng ta dạy con?”Cho dù Vân Chiêu thấy trên đời này ăn uống mới là chuyện lớn nhất, nhưng y vẫn ngầm chấp nhận cách làm của mẹ, hai người thong thả men theo bậc thềm đi tới cánh cửa lớn của thư viện.

.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.