Hồi nhỏ, tôi liên tục cắt tóc ngắn. Thầy Lâm phản đối vô số lần, nhưng mẹ tôi nói: “Việc học quan trọng.”
Thầy Lâm vẫn không chịu: “Thế chẳng nhẽ những người nuôi tóc dài đều không đi học?”
Mẹ tôi nói: “Nuôi dài rồi sẽ phải gả cho người ta.”
Thầy Lâm liền trở nên ngoan ngoãn.
Sau khi lên đại học, tóc dần dài ra. Tới khi nó thực sự dài tới eo thì bị Cố Ngụy kéo vào lễ đường.
Bây giờ thầy Lâm hối hận muốn chết: “Haizz, con gái đúng là không nên muôi tóc dài. Tóc hễ dài là bị vợt mất ngay.”
– ———————-
Thầy Lâm: “Càng ngày bố càng không thể hiểu nổi mẹ con nữa.”
Tôi: “Sao cơ ạ.”
Thầy Lâm: “Bà ấy lập một bảng excel thu chi gia đình rồi lưu ở màn hình máy tính. Trong đó ghi rõ mỗi ngày tiêu bao nhiêu, kiếm được bao nhiêu, còn dư bao nhiêu.”
Tôi: “À…”
Thầy Lâm: “Vấn đề là cứ đến cuối tháng là bà ấy lại làm bảng thống kê. Bà ấy tự làm thì chả sao, còn lôi bố vào?? Tiền tiêu vặt chẳng phải là tiền tiêu vặt sao? Bố nhớ rõ ràng thế nào nổi!”
Tôi: “Bệnh nghề nghiệp.”
Thầy Lâm rất phiền muộn: “Sao bố cứ có cảm giác mình đang bị một cổ hai tròng thế nhỉ?”
– ————————
Mẹ tôi kể cho Cố Ngụy nghe chuyện hồi tôi còn bé, có một đoạn như sau:
Một hôm tôi đang tắm dở, tự nhiên gọi ầm lên: “Mẹ ơi, kì lưng hộ con đi, có được không?”
Mẹ liền bước vào kì lưng cho tôi.
Tôi (đang trong trạng thái trầm tư): “Con cảm thấy cấu tạo cơ thể người rất không hợp lí.”
Mẹ tôi: “Không hợp lí chỗ nào?”
Tôi: “Tay của mình không thể chạm hết toàn bộ phần lưng.”
Loading…
Mẹ tôi: “Một tay con với từ trên xuống, một tay luồn từ dưới lên, hai tay có thể chạm được vào nhau, sao không chạm hết lưng được.”
Tôi: “Nhưng mà, lúc Chúa nặn ra con người, không nghĩ đến việc chúng ta sẽ phải kì lưng sao?”
Mẹ tôi: “Lúc Chúa nặn ra con người đã hi vọng chúng ta có thể giúp đỡ lẫn nhau, chúng không hi vọng chúng ta có thể tự mình ôm hết mọi việc.X
Tôi: “Mẹ! Mẹ có nhiều kiến thức quá đỉnh!”
Mẹ tôi: “Con bé này học từ đâu không biết.”
Cố Ngụy: “Độc giả của… Thanh Niên Văn Trích?”
Tôi vốn còn chả nhớ nổi chuyện này.
– —————————-
Gọi điện video với mẹ tôi.
Mẹ: “Buổi tối có thức khuya tới đâu cũng không được muộn quá mười một giờ.”
Tôi: “Vâng.” Độ khó cấp ba.
Mẹ: “Mỗi ngày bắt buộc phải ăn ít nhất 100 gram rau củ và 50 gram hoa quả, mà phải ăn trên năm loại rau khác nhau biết chưa?”
Tôi: “Vâng.” Độ khó cấp bốn.
Mẹ: “Mớ hổ lốn trên mặt bàn kia là cái gì?”
Tôi nhanh chóng dẹp ngay mớ sổ sách, giấy tờ ra khỏi phạm vi truy quét của ống kính: “Không có gì đâu, tài liệu thôi ạ.”
Mẹ: “Đã nói với con 7749 lần rồi, đừng có chất đống đồ đạc trên mặt bàn.”
Độ khó cấp năm.
Tôi: “Mẹ… con đang viết báo cáo.”
Mẹ: “Mỗi lần thấy con nằm ườn trên một đống sách sách vở vở, mẹ lại nhức cả đầu.”
Tôi: “Mẹ, mẹ nhìn giường của con xem, giá sách của con, tủ của con, còn có giá cả giá để giày nữa, nền nhà…”
Mẹ: “Làm sao?”
Tôi: “Ban đầu bạn bè đều tưởng con mắc bệnh sạch sẽ.”
Vẻ mặt đầy vẻ khinh bỉ, mẹ: “Con?”
Tôi: “Sau đó con nói với họ rằng, không đâu, chúng mày mà trông thế mẹ tao thì mới sáng mắt cái gì gọi là “bệnh sạch sẽ”.”
Mẹ: “Xì! Lâm Chi Hiệu, mẹ dặn đi dặn lại con rồi, đừng có thấy mình ở bên ngoài một mình một chỗ là phóng túng tùy tiện. Một mình bên ngoài càng phải quy củ hơn, càng phải rèn luyện cho mình những thói quen sống nề nếp. Mấy kiểu qua loa lộn xộn đừng có bắt chước theo.”
Tôi: “Vâng.” Im lặng là vàng.
Mẹ: “Sàn nhà ít nhất hai hôm lau một lần, rèm cửa sổ ít nhất một tháng phải giặt một lần, còn có thảm trải sàn…”
Sau khi tiêu hóa bài giáo huấn của phụ huynh xong, tôi liền nhận được lời mời video call của Cố Ngụy. Tôi rất hào hùng nói: “Cố Ngụy, em yêu anh chết mất!”
Cố Ngụy: “Vì sao?” (Thế mà còn hỏi vì sao!)
Tôi: “Bởi vì anh dễ tính.” (Thế mà còn trả lời!)
Cố Ngụy cười: “Lúc nãy mẹ nói gì với em rồi?”
Tôi: “Bắt em phải dọn dẹp phòng cho nó thành phòng vô trùng.”
Cố Ngụy: “À…”
Tôi quay đầu nhìn một lượt từ trái sang phải, từ trên xuống dưới: “Em thấy như này rất ổn rồi mà.”
Cố Ngụy: “Ừ anh cũng cảm thấy ổn áp lắm rồi.”
Đối với tôi, từ trước tới nay, anh Cố luôn chơi bài nuôi thả.
– ——————————-
Đầu ngón giữa tay phải của tôi bị dính một mảnh dằm.
Nhìn bác sĩ dùng nhíp từ từ kẹp lôi ra, sau đó lại tưới cồn lên, cô bạn cùng phòng tôi không nhịn được mà phải thốt lên một tiếng chửi thề.
Ngón tay liền tim, tôi có thể gào lên là tôi cũng đau vlz hay không?!?!
Sau đó cô ấy hỏi tôi có cảm giác gì, phản ứng đầu tiên của tôi chính là, giống Cố Ngụy vậy. Tôi không biết vì sao mình lại nghĩ thế, chỉ là khi nó mãnh liệt thấm sâu vào da thịt tôi, tôi chỉ nghĩ tới Cố Ngụy.
– ————————————–
Khi tôi vẫn còn là một cô bé, tôi đã thích một cô bé khác. Vì thế mục tiêu của cuộc đời tôi khi đó chính là: Học hành cho thật tốt, ngày ngày tiến lên. Sau đó di cư sang Anh, nhanh chóng đăng kí kết hôn.
Và thế là từ một cô bé, tôi đã phấn đấu trở thành một cô nàng mạnh mẽ. Ủng hộ chính chủ vào ngay — TR ÙMTRUYỆN. COM —
Cố Ngụy: “Sau đó thì sao?”
Tôi: “Cô ấy di cư sang Anh, còn em đăng kí kết hôn với anh.”
Cố Ngụy: “Hừ, chẳng buồn cười tí nào.”
Tôi: “Thật đấy. Nếu em mà là đàn ông, nhất định chỉ cần vừa tròn hai mươi tuổi, em sẽ khẩn trương đi cưới cô ấy.”
Cố Ngụy: “Nếu em mà là đàn ông…” Đột nhiên anh lại chuyển sang trạng thái độc thoại: “Không được. Anh cũng không có ham muốn trên phương diện ấy.”
Cố Ngụy: “Thế bây giờ cô ấy thế nào?”
Tôi: “Cô ấy nói cô ấy kiếm mỏi mắt cũng chẳng kiếm được ai tốt hơn em.” Băng qua đại dương ai còn để mắt ao hồ nữa.
Cố Ngụy mãi mới nặn thêm được một câu: “Tình địch của anh tung hoành khắp năm châu bốn bể, nam nữ đều có.”
Tôi: “……” Logic quỷ quái gì vậy?
– —————————–
Cố Ngụy: “Anh muốn ăn canh ngân nhĩ.”
Tôi: “Ồ. Anh phải hầm trong nồi áp suất khoảng nửa tiếng trước rồi hãy đổ ra đun sôi ở nồi thường, như thế mới ngấm.”
Cố Ngụy nhìn tôi chằm chằm.
Tôi hắng giọng: “Sau này em về, mỗi ngày đều hầm cho anh, ăn đến khi nào anh không nhồi thêm được nữa thì thôi.”
Cố Ngụy vẫn nhìn tôi chằm chằm, vẻ mặt băng giá.
Tôi cúi đầu vờ đăm chiêu suy nghĩ. Mỗi khi anh Cố định hỏi tội, im lặng sẽ tăng khả năng toàn mạng hơn.
Một hồi im lặng chết chóc qua đi, anh nói: “Trần Thông bảo canh của anh nấu khó nuốt.”
Tôi lập tức thể hiện rõ quan điểm: “Chắc chắn khẩu vị của anh ấy hỏng rồi.”
Cố Ngụy: “Anh ấy nói em nấu ngon hơn.”
Tôi vẫn nên kiên trì ngậm miệng mới đúng…
– ——————————
Thầy Lâm: “Mẹ con giặt hỏng mất găng tay da của bố rồi!!!” Ông còn giơ “xác” đôi găng tay ấy ra trước ống kính, miêu tả chân thực 10/10.
Mẹ tôi: “Ai bảo ông nhét nó trong túi áo khoác.”
Thầy Lâm: “Bà cũng có bảo hôm nay bà sẽ giặt áo khoác cho tôi đâu.”
Mẹ tôi: “Cho dù giặt hay không giặt, ông cũng không được nhét trong túi áo khoác.”
Thầy Lâm: “Tôi chỉ để vào một lát, quên béng mất. Chẳng nhẽ bà không kiểm tra một lượt trước khi ném vào máy giặt sao?”
Lại nữa! Lại nữa! Lại nữa!!! Tôi đúng là trưởng ban dỗ dành chuyên nghiệp, cho dù ở xa tít mù khơi.
Mẹ tôi: “Cùng lắm mua đền ông đôi khác, có cái gì đâu cơ chứ!”
Thầy Lâm: “Đó là đôi tôi thích nhất!”
Thôi cố gắng kiềm chế không bùng nổ: “Đừng cãi nhau nữa! Mấy giờ rồi, hai người chưa đi ngủ sao?”
Thầy Lâm: “Tức tới đau dạ luôn á, không ngủ được.”
Mẹ tôi: “Không ngủ thì thôi.”
Tôi: “Mẹ, mẹ đi ngủ đi.” Dù sao cũng không ai chịu nhận sai, thôi thì rời đi trước cũng tốt.
Đợi mẹ tôi đi rồi, tôi mới nịnh nọt thầy Lâm: “Không sao, không sao. Con sẽ mua cho bố đôi khác. Cái cũ không đi sao cái mới nó tới. Đàn ông không chấp mấy chuyện lặt vặt, bụng dạ người đàn ông còn có thể nhét thêm một con tàu cơ mà~”
Thầy Lâm hai tai xì khói nhìn “xác” đôi găng tay thân yêu: “Tàu của bố có cả số hiệu luôn rồi!!”
Tôi: “Thuyền trưởng Lâm, đi ngủ thôi.”
Thầy Lâm: “Bố sang phòng con ngủ.” (Thầy Lâm không bao giờ ngủ ở phòng dành cho khách, bởi vì cảm thấy như bỏ nhà ra đi.)
Tôi: “Duyệt. Bố đi ngủ đi.”