[Thập Niên 70] Nhị Hôn Thê

Chương 8: Đúng Dịp Ra Tay (2)



Nhóm dịch: Thất Liên Hoa

Chùy Tử bảy tuổi, chính là tuổi ăn chơi phá phách, làm sao có thể ngoan ngoãn đứng chờ mẹ nó tới đánh được chứ. Hai chân nó chạy nhanh hơn thỏ, chớp mắt đã từ cửa chạy ra ngoài, trước khi đi còn làm mặt quỷ với mẹ của nó.

Lưu Tú Vân vỗ ngực thở dốc, chỉ vào Chùy Tử tàn nhẫn nói: “Thằng nhóc thúi mày chờ đó cho tao, có giỏi thì hôm nay mày đừng có về, về đây tao nói ba mày đánh mày.”

“Vết rách này quá lớn, khâu lại sợ là không đẹp.”

Nếu quần áo bị rách lỗ còn có thể tìm một miếng vải khác vá lên, rách một lỗ lớn như vậy, còn không phải là một đường thẳng, cũng đồng nghĩa phải vá nhiều mảnh nhỏ.

Mấy chị em dâu cầm chiếc áo Chùy Tử cởi ra nhìn một vòng đều nói khó, nhưng dù khó khăn đến đâu cũng phải khâu thôi, chỉ đáng tiếc cái áo mới này, đầu năm nay có được một miếng vải cũng là khó khăn.

Tạm thời không nói đến chuyện mỗi năm một người chỉ có vé một trượng(*) năm thước vải, chút vé này chỉ đủ cho người lớn may một bộ quần áo, trẻ em thì may ra còn dư ra một chút, nhưng một năm có bốn mùa xuân hạ thu đông, xuân thu mặc áo dài tay, mùa hè mặc áo ngắn tay, mùa đông còn phải mặc thêm áo bông, một trượng năm thước vải này có thể làm gì đây chứ?

(*) Trượng là một đơn vị đo chiều dài cổ của Việt Nam và Trung Hoa. Nó nằm trong các đơn vị đo độ dài cổ theo hệ thập phân dựa trên một cây thước cơ bản. Một trượng bằng 10 thước.

Trước khi Pháp chiếm đóng Đông Dương, tồn tại nhiều loại thước ở Việt Nam, phục vụ cho các mục đích khác nhau và có độ dài khác nhau. Theo các tư liệu ghi chép và khảo cứu thì có ba loại thước chính: thước đo vải từ 0,6 đến 0,65 mét, thước đo đất khoảng 0,47 mét và thước nghề mộc từ 0,28 đến 0,5 mét[1][2][3][4]. Từ các loại thước trên để suy ra chiều dài các loại trượng tương ứng.

Ngoại trừ vé vải ra, mua vải cũng phải tốn tiền. Tết năm nay nhà họ Đổng chỉ may cho sáu dứa nhỏ, mỗi đứa một chiếc áo bông mới, người lớn trong nhà, một người cũng không nỡ thêm áo mặc.

Vốn nghĩ tới Tết xong rất nhanh sẽ bắt đầu mùa xuân, mấy chiếc áo bông nhiều lắm cũng chỉ mặc thêm hai, ba tháng nữa là cất đi, chỉ cần áo quần không rách không hỏng, Tết năm sau vẫn có thể tiếp tục mặc.

Mặc dù có đứa nhỏ lớn nhanh không thể mặc vừa, vậy cũng có thể đưa xuống cho em trai hoặc em gái nhỏ hơn, tuyệt đối sẽ không lãng phí.

Vốn đã tính toán tốt đẹp, quần áo mới đảo mắt đã phải vá, cũng khó trách khuôn mặt Lưu Tú Vân bị chọc tức đến đen.

Đang lúc Lưu Tú Vân cau mày không biết xoay sở thế nào, Đổng Giai Tuệ mỉm cười đi tới.

“Chị dâu, nếu không thì cứ để em thử đi.”

“Em ấy hả?”

Lưu Tú Vân khó tin nhìn Đổng Giai Tuệ, hai chị em dâu hai mặt nhìn nhau.

“Em có thể may vá được sao?”

Lưu Tú Vân có chút không tin, năm đó khi cô ta gả vào nhà họ Đổng, Đổng Giai Tuệ vẫn còn là một thiếu nữ mới lớn, tính tình hướng nội không thích nói chuyện, mãi cho đến khi Đổng Giai Tuệ mười tám tuổi, trưởng thành, gả vào nhà họ Lư, chưa từng lộ ra tài năng thêu thùa may vá.

“Có lẽ là không có vấn đề gì đâu, nếu chị dâu tin tưởng em, vậy thì cứ để em thử xem.”

Lưu Tú Vân nửa tin nửa ngờ đưa áo cho Đổng Giai Tuệ, sau khi đưa qua vẫn còn lo lắng, lại dặn dò một câu: “Không được thì cũng đừng cố quá, cùng lắm thì chị bỏ tiền tìm thợ may trên trấn.”

Cho nên đừng làm hỏng quần áo.

“Em biết rồi, chị dâu cứ yên tâm đi.”

Đổng Giai Tuệ nghe ra ý ngoài lời của Lưu Tú Vân, cũng không tức giận, nếu cô đã mở miệng thì tất nhiên là nắm chắc mười phần rồi.

Bà ngoại của cô là người Tô Châu, nghe nói trước kia cũng là một gia đình rất có danh vọng trong thành Tô Châu, chỉ vì thời thế loạn lạc mà chạy nạn đến nông thôn gả cho ông ngoại.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.