Tiểu Khiết mất tíchtới buổi chiều ngày thứ hai, Vương Diệp đã tới trước cánh cửa phòng Cung Khắc tới hơn hai mươi lần, ngập ngừng trước cánh cửa đóng chặt ấy, định nói gì đó.
Diệp Nam Sênh cầm hộp mỳ vừa úp xong từ một góc cầu thang đi lên, suýt nữa đâm vào Vương Diệp đang quay ngược trở lại.
“Làm gì vậy? Vừa úp xong mà!” Diệp Nam Sênh xoay một vòng, bảo vệ chiếc hộpgiấy trong tay mới khiến nó may mắn thoát nạn. Nhưng cô vừa nhìn rõ đốiphương là Vương Diệp thì lập tức hiểu ra nguyên nhân. Cô nâng hộp mỳ,vòng qua người Vương Diệp: “902 chẳng phải đã nói Tiểu Khiết rất có khảnăng chưa chết ư? Sao cậu lại tới rồi?”.
“Bác sỹ Diệp, thầy chưanghĩ ra kẻ nào là hung thủ ạ?” Vương Diệp tỏ ra nóng lòng, điều này cũng dễ hiểu. Diệp Nam Sênh đi tới trước cửa. Mở cửa xong bèn quay đầu lạinói với Vương Diệp một câu: “Cậu tưởng ai làm ngành này cũng là thám tửlừng danh Conan đấy à, khỏi cần điều tra, nghiên cứu, phân tích sao!”.
Huống hồ, vị “Conan” của họ còn là một người một khi đã chìm đắm vào vụ án sẽ không chịu ăn uống.
Đẩy cửa ra, trong phòng tối om. Chưa thích ứng kịp với ánh sáng, Diệp NamSênh phải đứng trước cửa chớp mắt rất lâu mới nhìn rõ vị trí của CungKhắc. Anh ở một bên phòng, đang men theo bức tường đi đi lại lại trongmột khu vực rất chật hẹp.
Có lúc anh đi được hai bước lại quaytrở về, thậm chí còn có lúc bước thứ hai đang dang dở anh đã quay ngoắtlại. Anh chắp tay sau lưng, chốc chốc lại vuốt cằm mấy cái, cột sống hơi biến dạng như hình cung khiến động tác này của anh có chút khôi hài,buồn cười.
Diệp Nam Sênh lấy người giữ cánh cửa, thò bàn tay cầm bát vào phòng trước.
“Là vị thịt bò măng trúc nấm hương, không biết cái này thế nào.” Diệp NamSênh lẩm bẩm đi về phía Cung Khắc. Cánh cửa từ từ khép lại phía sau, đầu tiên là một tiếng “két” rất dài, sau khi một tiếng “cạch” bí bách vanglên, căn phòng trở lại tối đen như trước. Nhưng trong phòng vốn khôngyên tĩnh. Có tiếng đế giày da của Cung Khắc cọ lên mặt sàn cùng tiếngthổi mỳ phù phù của Diệp Nam Sênh.
“Lần này thế nào, có linh cảm chưa?”
“Có, nhưng vẫn chưa nắm bẳt được.” Cung Khắc lại đi qua đi lại hai bước, “Thử mùi vị xem sao?”.
Diệp Nam Sênh lườm nguýt. Cô vẫn luôn nghe nói phàm một số người có thànhtích trong giới tâm lý học tội phạm, khi phá án đều có chút lập dị.Nhưng ai có thể nói cho cô biết, khi vụ án rới vào bế tắc, nghĩ không ra lại dựa vào hương thơm và mùi vị của những loại mỳ hộp khác nhau đểkích thích linh cảm là cái cách trời đánh nào?
Nuốt một miếngxuống, Diệp Nam Sênh nấc cục. Đây đã là bát mỳ thứ ba trong ngày hôm nay rồi. Rõ ràng khi bụng được xếp đầy mỳ, túi đựng gia vị toàn là nấmhương, mãng trúc, thịt bò, còn có hành lá nấm hương vị thôn quê, hoặcthịt bò kho tàu kiểu dân nghèo như bát đầu tiên thì đã tới lúc vị giáccó cũng như không rồi.
Diệp Nam Sênh lè lưỡi, “902, nếu anh còn không nghĩ ra nữa, em thật sự không giúp được anh đâu”.
“Đợi đã.” Cung Khắc đột ngột dừng bước, “Trước khi chết Nhiếp Duy đang làm gì?”.
“Đọc sách, sao chứ?” Diệp Nam Sênh lau miệng.
Cung Khắc đi vài bưới tới bên giá sách, cầm một cuốn trên đó lên. Đó là cuốn Y dược học bệnh lý, y hệt cuốn Nhiếp Duy để lại trên mặt bàn trước khichết, bản tái bản lần thứ bảy, năm 2010 của nhà xuất bản Đại học Y khoaTrung Quốc.
Sau đó anh bật đèn lên.
“134, 135, 134, 135…”Cùng những tiếng lẩm bẩm lăp đi lặp lại của anh, trang sách trong tayanh cũng được mở soàn soạt, động tác ấy nhanh xong khựng lại. Ngón taygầy mà trắng của Cung Khắc nhẹ nhàng vuốt lên mặt trang, con mắt nhanhchóng nhìn lướt qua nội dung bên trên. Chẳng mấy chốc, anh đã gập sáchlại, “Tìm ra nguyên nhân cái chết của Nhiếp Duy rồi. Hơn nữa, nếu đoánkhông nhầm thì có hai hung thủ.”
Hội trường số 3 của đại học YLâm Thủy nằm trên tầng hai của khu giảng đường môn Mỹ thuật đa phươngtiện phía Đông trường học. Ba mươi mấy bậc thềm dạng bằng khiến cả hộitrường dài suốt hai mươi mấy mét như hình một chiếc cầu thang thăm dò,là một trong số những hội trường tổng hợp có sức chưa đông nhất tại đạihọc Y Lâm Thủy sau khi nó được xây dựng thêm.
Đới Minh Phong ngồi ở hàng ghế đầu, phía sau có hàng trăm giảng viên của trường ngồi rải rác hoặc tập trung lại.
Chân phải anh ấy không ngừng đung đưa, chốc chốc lại giơ tay lên xem giờ,xem xong còn phối hợp làm động tác quay đầu lại nhìn. Bất luận là độngtác nào, anh ấy của lúc này cũng đều đứng ngồi không yên.
“Cóphải đồng hồ của anh bị hỏng không?” Sai khi quay đầu lại một lần nữa,Đới Minh Phong hỏi Hạ Đồ ngồi bên cạnh mình. Hạ Đồ lúc này bình tĩnh hơn Đới Minh Phong nhiều. Cô ấy ngay cả đồng hồ cũng không nhìn, chỉ tiệnmiệng đáp bừa: “Bây giờ là hai giờ mười lăm phút năm giây buổi chiềutheo giờ Bắc Kinh. Sếp à, đồng hồ vủa anh cực chuẩn, mấy hôm trước emmới giúp anh so sánh với thời gian ở Greenwich xong”.
“Đã giờ này rồi, sao thầy Cung vẫn chưa tới!” Đới Minh Phong nói xong lại bỏ chânxuống, đổi sang đưa chân trái đặt lên chân phải, rồi lại tiếp tục đungđưa. Đôi mắt đen sáng ngời của Hạ Đồ sau một lần vận động đảo từ khóemắt trở về trung tâm, cô thì thầm bắt chước giọng của người nào đó: “Phá án cần nhất là sự nhẫn nại và tỉ mỉ, đám người mới như mấy cô cậu gặpchút khó khăn là đã sốt ruộc phát khóc thì có tác dụng quái gì!”.
So với giọng gốc, giọng Hạ Đồ ngắn gọn hơn cũng dịu dàng hơn, nhất là chữ“quái” kia, dường như cố tình ngừng đột ngột, kết hợp cũng với vẻ mặtthản nhiên của nữ cảnh sát, quả thực đã khiến Đới Minh Phong muốn pháthỏa cũng hết cách.
Ai bảo đây chính là lời anh mang ra nói khihuấn luyện nhân viên mới ngày trước. Ai bảo anh bị một viên đá đã ném ra ngoài từ lâu lăn một vòng vẫn đập đúng vào chân mình chứ.
Lầnnày hội nghị được mở theo yêu cầu của Cung Khắc. Sau khi thương lượngcùng phía ban giám hiệu trường Đại học Y Lâm Thủy, Đới Minh Phong đãtiến hành. Hội nghị đột xuất, thậm chí một tấm băng rôn cho ra dáng cũng không có.
Phía trên hội trường vẫn tro tấm băng rôn nền đỏ chữavàng được để lại từ hội nghị lần trước, bên trên viết dòng chữ “Hội nghị tinh thần lần thứ XX về những thiết thực sâu sắc của tư tưởng Đảng,tăng cường giáo dục cho các Đảng viên trường Đại học Y Lâm Thủy”.
Bên dưới tấm băng rôn là Phó hiệu trưởng, một người đàn ông đã xấp xỉ nămmươi. Từ bộ quần áo không được coi là chỉn chu của ông ấy có thể nhận ra ông ấy cũng là một trong số những nạn nhân chịu di chứng của cuộc họpgấp gáp, cuống quýt này. Nhưng dù có gấp gáp, động tác của ông ấy vẫnrất điềm đạm, thản nhiên, khéo léo bố trí được cả kế hoạch công việc vàmục tiêu năm mới.
“Vị lãnh đạo này không tồi.” Câu khẳng địnhnhạt nhòa tới từ phía sau lưng Đới Minh Phong. Anh ấy lạnh cổ, quay đầunhìn thấy Cung Khắc chẳng viết từ lúc nào đã đi từ một cánh cửa ngáchbên cạnh hội trường, tới phía sau lưng mình. Anh cúi người, đưa một tờdanh thiếp cho Đới Minh Phong. “Hội nghị có thể kết thúc rồi. Cậu có thể liên lạc với phía nhà trường để mấy người này tập trung tại phòng họpnhỏ kế bên không? Tôi muốn hỏi họ vài vấn đề.”
Đới Minh Phongnhìn mảnh giấy đó, bên trên không phải tên người mà là tọa độ giống tròđoán ô vuông hồi nhỏ vẫn chơi, hàng 11 dãy 7, hàng 7 dãy 15…
Cung Khắc ngồi trong một góc của phòng họp, nhìn hết lượt những người trong phòng.
Ngoài những người mặc thường phục bên phía cảnh sát ra thì tổng cộng có nămngười từ phía nhà trường tới đây. Vị Phó hiệu trưởng đã phát biểu tronghội nghị, một vị Chủ nhiệm phụ trách liên lạc tiếp đón cùng với ba giảng viên được mời đến theo danh sách.
Hạ Đồ nhận ra ba người nàydường như hoàn toàn không phù hợp với miêu tả của Cung Khắc về hung thủ. Mặc dù xét về mức độ thân thuộc với trường Lâm Thủy thì cả ba đều làgiảng viên ở đây. Nhưng xét về chiều cao thì trong ba người, ngoại trừmột vị tên Từ Nham có vẻ cao tới 1 mét78 ra thì hai người còn lại đềutầm khoảng 1 mét 72.
Sự nghi hoặc khiến Hạ Đồ bất giác nhìn vềphía Cung Khắc. Cung Khắc đang nhắm mắt nghỉ ngơi, Diệp Nam Sênh thì cứngồi nghịch ngón tay mãi.
Hai người này thật là!
Đới Minh Phong hỏi ba người giảng viên theo đúng yêu cầu của Cung Khắc.
“Ba vị đều từng là giáo viên của Nhiếp Suy. Để tiện cho việc phá án, mongcác vị hợp tác với cảnh sát, trả lời mấy vấn đề của chúng tôi.” Đới Minh Phong mở màn như vậy, các giảng viên chẳng hiểu gì, chỉ còn biết gậtđầu.
“Câu hỏi đầu tiên, lúc trước các vị dạy Nhiếp Duy môn học gì?”
“Vi sinh vậy học, trong kỳ thi cuối, Nhiếp Duy đứng thứ nhất, thật đángtiếc.” Người vừa nói là Trần Kim Minh – trẻ nhất trong số họ. Năm nayanh ta 38 tuổi, về đại học Y Lâm Thủy công tác đã được bốn năm, trướcđây tốt nhiệp tại một trường nổi tiếng tại Mỹ, là sinh viên xuất sắcđược nhà trường mời về giảng dạy vơi mức lương hậu hĩnh.
Tiếptheo là một giọng nam hơi trầm khàn: “Giải phẫu cơ thể người, môn đóthành tích của Nhiếp Duy vốn không lý tưởng, những có lẽ cũng có liênquan tới cách truyền tải kiến thức của tôi, Nhiếp Duy là một học trò rất chịu khó”.
Anh ta tên Từ Nham, 42 tuổi, sau khi tốt nghiệp thì ở lại trường làm giảng viên. Từng kết hôn một lần nhưng không lâu sau đóđã phát hiện vợ gian díu với người khác, thế là Từ Nham đề nghị ly hôn.Từ những tài liệu có được trong tay, Từ Nham đích thực giống như anh tatự miêu tả: Là một người đàn ông cứng nhắc, các sinh viên không thíchhọc tiết của anh ta lắm.
Người trình bày cuối cùng là người lùnnhất. Anh ta tên Trịnh Kiều Sâm, để mái tóc hơi dài, mái được vuốt lên,cách ăn mặc rõ ràng có chút khác biệt với các giảng viên đại học. Nóitheo các thông thường, anh là một người sành điệu.
Nhưng anh tanói năng lại không sành điệu chút nào, còn lắp bắp: “Tội dạy môn… môn…Phụ… phụ sản. Thành… thành tích của Nhiếp Duy không… không tồi”.
Dường như cũng biết biểu hiện của mình thất thường, Trịnh Kiều Sâm lên tiếnggiải thích, “Lớn… lớn từng này, lần đầu… đầu… tiên nói chuyện vớicảnh…cảnh sát. Căng thẳng”.
Đới Minh Phong liếc Trịnh Kiều Sâm,“Cảnh sát cũng là người bình thường, không làm chuyện gì trái lương tâmthì không cần sợ hãi”.
Tiếp tục câu hỏi thứ hai.
“Ấn tượng Nhiếp Duy để lại trong các anh là gì?” Đới Minh Phong tự đọc cũng cảmthấy bây giờ không giống như đang điều tra mà giống như một cuộc phỏngvấn tình cảm thầy trò trong chuyên mục đời sống. Anh ấy không khỏi nhíumày nhìn Cung Khắc.
Nhưng Cung Khắc vẫn đang nhắm mắt.
Đới Minh Phong hết cách, đành tiếp tục cuộc hỏi han mà theo anh ấy là hoàn toàn vô ích.
Các thầy trả lời rất ngắn gọn và súc tích.
“Chịu khó.” Trần Kim Minh nói.
“Không quá thông minh nhưng rất chuyên cần.” Từ Nham đánh giá.
“Học… học sinh nhiều, không…không có ấn tượng gì.” Câu trả lời của Trịnh Kiều Sâm một lần nữa khiến Đới Minh Phong nhíu mày. Đây lẽ nào là giấu đầuhở đuôi?
Anh ấy quay đầu lại nhìn Cung Khắc. Cung Khắc đã sớm dựliệu được phản ứng này của Đới Minh Phong bèn gật đầu với anh ấy. Tiếptục câu tiếp theo.
Đới Minh Phong thật sự hết cách, hỏi câu thứba mà anh ấy nghĩ là càng không liên quan tới vụ án: “Hồi còn đi học,thành tích môn nào của ba vị cảm thấy tốt nhất và kém nhất?”.
Trần Kim Minh ngây ra giây lát, “Học hành đơn thuần vì sự nghiệp, chảng cógì gọi là sợ, thích hay hứng thú. Nên nhất định phải kể ra thì tốt nhấtlà bệnh lý học thần kinh, thành tích tốt nhất cũng là môn đó.” Anh tamỉm cười, “Vì tôi và bà xã quen nhau khi học môn ấy”.
“Tệ nhất là Bệnh lý sinh lý học, không có môn gì tốt nhất, các môn đều đều nhau.” Từ Nham nói.
“Tôi thích học y, không có môn nào không thích, các môn thành tích đều không tồi.” Có thể thấy, Trịnh Kiều Sâm là một kẻ tự phụ, khi hỏi câu này,anh ta bỗng nói năng trơn tru.
Đới Minh Phong gật đầu gật đầu, “Câu hỏi thứ tư là…”.
Anh ấy còn chưa dứt lời, đã có người từ phía sau vỗ vai anh ấy. Là Cung Khắc.
“Hỏi tới đây là được rồi.” Anh chớp mắt, ở tận nơi sâu thẳm nhất dường nhưcó chút ánh sáng lấp lánh gọi tên là phấn khích, “Nếu có thể, tôi muốnnói chuyện riêng với anh, thầy giáo Từ Nham”.
Một giây trướcdường như vẫn còn đầy người, bây giờ chỉ còn lại mình Cung Khắc và TừNham đang đối diện anh. Từ một căn phòng nào đó trên khu giảng đường của khoa Mỹ thuật đa phương tiện, nhìn ra cửa sổ, xa xa có thể thấy mặt hồMinh Bạn – nơi Nhiếp Duy qua đời.
Mùa đông, lớp băng trên mặt hồkết lại rất dày, thi thoảng lại có các sinh viên từ thư viện cầm cuốnsách dày cộp đi ngang qua. Dường như không có quá nhiều người nhớ rằngchỉ hơn một tháng trước nơi đây từng có một sinh mạng lìa đời.
Cung Khắc quay trở vào phòng. Anh nhìn về phía Từ Nham, câu hỏi đầu tiên là: Tiểu Khiết đang ở đâu?