*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Ngoài những công trình bí ẩn được làm từ đá, còn có những dấu hiệu được tiết lộ về những cuộc phẫu thuật rất tinh vi tân tiến đã được thực hiện trong quá khứ xa xôi. Đã có những phát hiện về nhiều hộp sọ đã bị khoan trám (trepanned) từ thời đồ đá. Khoan trám là một quá trình phẫu thuật rất tinh xảo và khó khăn. Richard Mooney giải thích quá trình này trong cuốn sách “Thuộc Địa Trái Đất” (Colony Earth) của ông:
“Khoan trám ngày nay là một quá trình phẫu thuật lấy đi một phần của lớp xương sọ, với mục đích làm giảm nhẹ áp lực tạo ra bởi một khối u hay một khối máu đông, hoặc loại bỏ những mảnh xương vụn do những vết nứt gãy xương sọ gây ra, và vùng trống đó sẽ được đóng lại bởi một miếng xương khác. Phẫu thuật này không đơn giản chút nào và nó đòi hỏi một trình độ cực cao để thực hiện. Thật khó mà tin được là người đồ đá, nếu họ thật sự là vậy, đã được cho là cực kì hoang dị, đã có thể tiến hành được những cuộc giải phẫu với các kĩ thuật thô sơ, những con dao bằng đá, không có thuốc mê, hay không hề có ý niệm gì về an toàn vệ sinh.”
Bằng chứng cho thấy rằng những người được giải phẫu vẫn tiếp tục sống nhiều năm sau đó. Điều này thật đáng ngạc nhiên vì nếu so ra với trình độ y tế thời gian gần đây thì những bệnh nhân trải qua quá trình khoan trám tương tự có cơ hội sống sót rất thấp vì những lý do như nhiễm trùng, hay nhiễm độc, và nhiều sự phức tạp khác liên quan tới phẫu thuật hộp sọ.
Vậy mà có những bằng chứng khác về khoan trám cổ xưa xuất hiện tại Liên Xô Cũ, những cuộc khám nghiệm về các hộp sọ được khai quật tại Ishtikunuy gần Hồ Sevan tại Armenia cho thấy một kĩ thuật rất cao tương tự về phẫu thuật hộp sọ đã được thực hiện hơn 4000 năm trước! Một bệnh nhân đã bị chấn thương sọ não rất trầm trọng và người bác sĩ giải phẫu đã khéo léo đắp vào chỗ nứt bằng một mảnh xương thú đã được đẽo gọt vừa khít tinh vi. Hộp sọ cho thấy những dấu hiệu rõ rệt những tế bào xương của bệnh nhân đã phát triển trở lại và bao bọc lấy mảnh xương trám, điều này giải thích một cách đầy đủ rằng người đó đã sống sót được một thời gian khá lâu sau cuộc giải phẫu.
Một hộp sọ tương tự được tìm thấy tiết lộ về một người phụ nữ cũng đã được giải phẫu để loại bỏ một vật thể rộng 2.5 cm đã đập thủng sọ cô ta, xuyên thấu trực tiếp vào não, sự việc đã được một nhà giải phẫu tài tình cắt quanh vật thể này và đã lấy ra được những mảnh xương vỡ vụn và sau đó đã đóng lại vết thương sử dụng một miếng xương thú. Những ca giải phẫu loại này có thể nói là cực kì phức tạp vì nó có liên quan tới giải phẫu não, chưa hết, sự phát triển của xương sau cuộc giải phẫu chứng tỏ rằng bệnh nhân thời tiền sử này đã vẫn có thể sống tiếp tục nhiều năm sau đó.