*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Tốc độ cắt của các thiết bị khoan hiện đại, nhà khoa học Chris Dunn tính toán được là 0,0005cm/vòng quay. Như vậy những người bí ẩn ở vùng đất Ai Cập ấy đã khoan vào đá granite với tốc độ khoan lớn hơn 500 lần so với các máy khoan hiện đại.
Kỹ thuật khoan lấy lõi thời cổ đại
Phương pháp khoan lấy lõi (hay khoan bao tâm): lưỡi khoan có dạng ống tròn. Đây là kỹ thuật khoan khó, đòi hỏi lực khoan lớn và thân khoan phải được giữ rất ổn định. Tuy nhiên ở vùng đất mà về sau trở thành Ai Cập cổ xưa, người ta đã tìm thấy nhiều lỗ khoan và lõi khoan dạng này trong đá cứng, có niên đại nhiều ngàn năm trước.
Để tạo ra những lỗ khoan lõi kiểu như vậy, rõ rằng cần phải có khai thác mỏ và luyện kim, sự chế tạo các mũi khoan, kinh nghiệm sử dụng vật liệu mài, kỹ thuật xoay tròn – bánh xe, và tất cả những thứ có liên quan với nó.
Nhiều nhà khoa học cho rằng những lỗ khoan này là do người hiện đại thực hiện. Tuy nhiên, những ý kiến này không được chấp nhận bởi theo các ghi chép lịch sử thì 1000 năm trước, đã có các văn bản miêu tả về những lỗ khoan bao tâm vô cùng bí ẩn này.
Năm 1996, mảnh đá granite này được trưng bày tại Bảo tàng Cairo mà không có bất kỳ thông tin chú thích nào cả, có lẽ là miễn bình luận do nó quá kỳ dị. Các hình ảnh cho thấy những rãnh xoắn ốc. Dễ nhận thấy rằng chiều sâu và khoảng cách các rãnh tròn là đều đặn, được tạo ra bằng phương pháp khoan lấy lõi.
Vậy thì, những người sống trên vùng đất Ai Cập thời thái cổ làm thế nào tạo ra được các lỗ khoan nhẵn nhụi và tròn trịa đến như thế, nếu thời họ sống chưa phát minh ra kỹ thuật khoan bao tâm, và các công cụ đều làm bằng đồng?
Nhà Ai Cập học vĩ đại, sir Flinder Petrie cũng khẳng định rằng những người tiền Ai Cập cổ đã sử dụng máy khoan trong một số công trình và tác phẩm của họ.
Phương pháp khoan lõi đã được những người tại vùng đất Ai Cập thượng cổ sử dụng rất rộng rãi để chế tác đá cứng, nhiều khi chỉ để loại bỏ phần đá thừa trong các tác phẩm của họ. Điều đó chứng tỏ kỹ thuật khoan cơ khí này là rất dễ dàng đối với chủng người bí ẩn ấy.
Tốc độ khoan 500 lần nhanh hơn máy khoan hiện đại
Khi xem xét kỹ các vết khoan để lại, rõ ràng thiết bị khoan bí ẩn ấy đã sử dụng một áp lực lớn ép xuống dưới. Khoảng cách giữa các rãnh khoan có thể được sử dụng để đo độ lớn của áp lực đã được áp dụng.
Petrie nói về điều này như sau: “Trên lõi đá granit, mẫu vật số 7, rãnh xoắn ốc của vết cắt tiến vào dần với tốc độ 0,25cm trong một tiết diện có chu vi 15cm, nghĩa là 1/60, là một tốc độ cắt thạch anh và fenspat đáng kinh ngạc”.
Tốc độ cắt của các thiết bị khoan hiện đại, nhà khoa học Chris Dunn tính toán được là 0,0005cm/vòng quay, cho thấy những người bí ẩn ở vùng đất Ai Cập ấy đã khoan vào đá granite với tốc độ khoan nhanh hơn 500 lần so với các máy khoan hiện đại.
Lỗ khoan bao tâm trong đá granite hồng, được tìm thấy tại “Đền thung lũng” Ai Cập. “Đền thung lũng” cùng với các kim tự tháp Giza có nhiều điểm khác biệt so với phần còn lại của Ai Cập cổ đại, cho thấy trình độ công nghệ cao hơn hẳn.
Phần lõi đá của lỗ khoan bao tâm. Đá granite hồng. Được ngài William Flinders Petrie tìm thấy vào năm 1881.
Phần lõi đá của lỗ khoan bao tâm. Đá granite hồng. Được ngài William Flinders Petrie tìm thấy vào năm 1881.
“Những khoan hình ống này có độ dày khác nhau, có đường kính từ 6mm đến 13cm và dày từ 0,8mm đến 5mm. Lỗ khoan nhỏ nhất được tìm thấy trong đá granite có đường kính 5cm”.
“…Còn có một mẫu lớn hơn, ở nơi mà một cái nền đá vôi đã được đẽo gọt, bằng cách cắt nó ra bằng những ống khoan có đường kính khoảng 46cm; các rãnh tròn đôi khi giao nhau, chứng minh rằng nó đã được thực hiện chỉ đơn thuần là để loại bỏ phần đá thừa đó”.
Ngài W.M. Flinders Petrie, nhà Ai Cập học số 1 Anh quốc, 1883
Các nhà xây dựng cổ đại đã sử dụng một ống khoan lấy lõi để đục rỗng cái bồn đá trong “phòng Vua” của Kim tự tháp Lớn. Họ đã khoan và để lại một dấu khoan ống ở phần trên bên trong của cái bồn (vị trí mũi tên chỉ). Họ đã đánh bóng một chút xung quanh dấu khoan đó, nhưng nếu tới đó quan sát một cách cẩn thận, chúng ta vẫn nhìn thấy nó:
Phần lõi đá của lỗ khoan bao tâm. Đá granite hồng. Được ngài William Flinders Petrie tìm thấy vào năm 1881.
Các dấu vết trong cái hộp đá granite trong “Phòng vua” của kim tự tháp Lớn cho thấy lỗ khoan nằm ở góc trên phía đông cái hộp, sử dụng phương pháp khoan lấy lõi! Đây là một kỹ thuật cơ khí rất cao cấp.
Những gì bạn nhìn thấy trong hai bức ảnh dưới là những cái lỗ được tạo ra bởi một mũi khoan lấy lõi trong đá granite đỏ. Các vòng tròn màu xanh trên sơ đồ là nơi có thể nhìn thấy chúng trong các thanh dầm granite trên cao, tại Đền Thung lũng, gần tượng Nhân Sư:
Các vòng tròn trên ảnh này cho thấy một số chỗ mà du khách có thể tìm thấy các lỗ khoan đó.
Một bằng chứng nữa của kỹ thuật khoan lấy lõi ở Ai Cập tiền sử.
Dấu vết khoan lấy lõi trong đá basalt, sử dụng 2 lưỡi khoan tròn có bán kính khác nhau, tạo thành một cái ống. Niên đại ít nhất khoảng 5.000 năm. Được trưng bày tại viện bảo tàng Petrie.
Các dấu khoan trong lòng đá cứng khắp thế giới cổ xưa
Morbihan, Pháp. Những phiến đá với những dấu khoan trên bề mặt. Dấu khoan trên các phiến đá song song với nhau, cho thấy các tảng đá lớn đã được khoan để tách làm đôi.
Mnajdra, Malta. Hằng trăm lỗ khoan trang trí trên những khối đá. Có niên đại khoảng 6.000 năm.
Tiahuanaco. Kiểm tra kỹ lưỡng khối đá trên, người ta thấy những dấu khoan cách đều nhau dọc theo chiều dài của vết cắt chính xác rộng 6mm này.