Thứ Tư, 6 tháng Tư
Blomkvist lái xe của Berger xuống phía nam đến Nynasvagen vào một sáng xuân đẹp trời. Trên các thửa ruộng đen đen đã gợn một thoáng xanh và không khí thì thực sự ấm áp. Thời tiết hoàn hảo này là để cho quên đi mọi vấn đề để mà lái xe ra ngoài đến sống một ít ngày yên tĩnh trong căn nhà nhỏ của anh ở Sandham.
Blomkvist đã bằng lòng với Bjorck rằng anh sẽ ở đấy vào
Bjorck đón anh ở đường dẫn xe vào nhà. Hắn nom tự tin, hài lòng với bản thân hơn hai hôm trước.
Cậu định giở vở gì ra với tôi đây thế?
Blomkvist không bắt tay hắn.
– Tôi có thể cho ông tin về Zala. – Bjorck nói. – Nhưng tôi có một vài điều kiện.
– Nói xem.
– Bài báo của Millennium không nói đến tên tôi.
– Đồng ý.
Bjorck nom ngạc nhiên. Không bàn cãi, Blomkvist nhận lời đánh roạt ngay cái điểm mà Bjorck chờ đợi sẽ phải thương lượng lâu. Nó là con bài chủ của hắn. Tin về các vụ án mạng đổi lấy vô danh tính.
Blomkvist đã bằng lòng và thế là từ bỏ cơ hội làm thành tít lớn ở tờ tạp chí.
– Tôi nghiêm túc đấy. – Bjorck nói. – Tôi muốn viết thành giấy tờ hẳn hoi.
– Ông có giấy có tờ được nhưng tư liệu ấy vô dụng cho ông mà. Ông đã gây ra một tội mà tôi biết và tôi buộc phải báo với cảnh sát. Nhưng biết nhiều thứ, ông lại đang dùng uy thế của mình để mua sự im lặng của tôi. Tôi đã nghĩ về điều này và tôi nhận lời. Tôi sẽ không đưa tên ông lên Millennium. Hoặc ông tin tôi hoặc không.
Trong khi Bjorck nghĩ, Blomkvist nói:
– Tôi cũng có vài điều kiện. Cái giá để cho tôi im lặng là ông phải nói với tôi hết tất cả những gì ông biết. Nếu tôi phát hiện ông giấu cái gì thì thỏa thuận của tôi và ông tiêu luôn và tôi sẽ cho tên ông thượng lên trên mọi bản tin ở Thụy Điển, như tôi đã làm với Wennerstrom.
Bjorck rợn người nhớ lại.
– OK. – Hắn nói. – Tôi chả còn được chọn nữa rồi. Tôi sẽ bảo ông Zala là ai. Nhưng tôi cần phải bí mật tuyệt đối.
Hắn chìa tay ra. Blomkvist nắm lấy. Anh vừa hứa giúp che đi một vụ án nhưng điều này không làm cho anh bị rắc rối gì trong một thời gian. Anh chỉ hứa là anh và Millennium sẽ không viết đến Bjorck. Nhưng Svensson thì đã viết tất cả câu chuyện về Bjorck trong quyển sách của anh ta. Và quyển sách sẽ được xuất bản.
Cảnh sát ở Strangnas nhận được cú điện thoại gọi vào lúc 3 giờ 18 phút chiều. Nó đi thẳng tới tổng đài chứ không qua bộ phận cấp báo. Một người đàn ông tên là Oberg, chủ nhân một căn nhà nhỏ nghỉ hè ở ngay phía đông Stallarholmen báo ông đã nghe thấy tiếng gì như tiếng súng rồi đã đi ra xem có chuyện gì. Ông đã tìm thấy hai người bị thương rất nặng. Nhưng một người có thể là không đến nỗi nặng lắm, chỉ là rất đau đớn mà thôi. À vâng, căn nhà nhỏ ấy là của Nils Bjurman, một luật sư. Tức là Nils Bjurman đã quá cố, người từng được nói đến rất nhiều ở trên báo chí đấy.
Cảnh sát Strangnas đã có một ngày bề bộn việc cùng với một cuộc kiểm soát giao thông rộng khắp ở trong vùng. Buổi sáng đang như thế thì nhiệm vụ kiểm soát giao thông đã bị ngừng lại vì một cú điện thoại báo rằng một phụ nữ trung niên đã bị bạn trai giết ở ngôi nhà họ cùng sở hữu tại Finninge. Gần như cùng lúc lại có một đám cháy ở một căn nhà phụ bên trong một bất động sản tại Storgardet. Trong đống đổ nát có một xác chết. Và cuối cùng, hai xe hơi đâm đầu vào nhau trên xa lộ cao tốc Enkoping. Do vậy lực lượng cảnh sát Strangnas bận rộn, gần như chẳng ai được ngơi tay.
Nhưng sĩ quan trực theo dõi các diễn biến ở Nykvarn sáng hôm ấy lại suy luận rằng cuộc tanh bành rối như canh hẹ mới mẻ này chắc là có gì đó liên quan đến Lisbeth Salander mà ai cũng đang nói đến. Ít ra thì do vì Nils Bjurman là một phần của cuộc điều tra. Bà sĩ quan trực này mở ba mặt trận. Bà trưng dụng chiếc xe van cuối cùng còn lại của cảnh sát lái thẳng đến Stallarholmen. Bà gọi các bạn đồng nghiệp ở Soldertalje yêu cầu viện trợ. Lực lượng ở Sodertalje cũng đã bị dàn mỏng do một bộ phận nhân lực của nó đã bị điều đi đào bới các xác chết quanh một nhà kho bị đốt cháy ở mạn nam Nykvarn. Nhưng mối quan hệ có thể có giữa Nykvarn và Stallarholmen đã thúc viên sĩ quan trực ở Sodertalje phái gấp hai xe tuần tra đến Stallarholmen giúp đỡ viên sĩ quan trực ở Strangnas. Cuối cùng bà sĩ quan trực ở Strangnas gọi vào di động của thanh tra Bublanski ở Stockholm.
Bublanski đang ở An ninh Milton gặp Tổng giám đốc Armansky, cùng hai người trong ban tham mưu của ông, Fraklund và Bohman. Hedstrom vắng mặt lại càng nổi bật lên.
Bublanski lập tức phái Andersson đến căn nhà mùa hè của Nils Bjurman và bảo ông kéo Faste đi cùng nếu liên hệ được với ông ta. Sau khi suy nghĩ một lúc, Bublanski lại gọi Holmberg đang ở gần Nykvarn do đó gần với Stallarholmen hơn rất nhiều. Holmberg cũng một vài tin cho ông.
– Chúng tôi đã nhận diện được cái xác ở dưới giếng.
– Không thể. Sao mà nhanh thế được chứ?
– Khi cái xác được chôn chu đáo với cả ví lẫn thẻ căn cước mỏng dính thì tìm mọi sự sẽ đơn giản thôi.
– Là ai thế?
– Tí ti nổi tiếng. Kenneth Gustafsson, biệt hiệu Gã Ma cà bông. Việc này có gióng lên được hồi chuông nào không đây?
– Ông đùa đấy à? Gã Ma cà bông lại nằm ở trong một cái hố ở Nykvarn sao? Lưu manh khu phố buôn bán, dân bảo kê ở hộp đêm, ăn cắp vặt và nghiện ma túy ư?
– Vâng, người ấy đấy. Ít nhất thì cũng là theo thẻ căn cước ở trong ví. Pháp y sẽ xác nhận căn cước và có vẻ như các mảnh ghép đang khớp lại vào với nhau. Gã Ma cà bông bị chặt ra thành năm sáu khúc.
– Lý thú đấy. Paolo Roberto nói tên võ sĩ siêu nặng đấu với ông ấy đã dọa Miriam Wu bằng một cái cưa điện.
– Nếu có thể là một cái cưa điện thì rất tốt, nhưng tôi chưa xem gần. Chúng tôi vừa bắt đầu đào chỗ thứ hai. Họ đang phải dựng lên một cái lều.
– Tốt đấy, Jerker, hôm nay là một ngày dài, tôi biết, nhưng ông có ở lại được cả tối không?
– Chắc rồi, OK. Tôi sẽ để cho họ tiếp tục ở đây mà đi đến Stallarholmen.
Bublanski tắt máy rồi dụi mắt.
Tập hợp gấp gáp ở Strangnas, nhóm ứng phó có vũ trang đi đến nhà Bjurman vào
Họ nhốt hắn ở trong xe van rồi lái tiếp đi hai trăm mét đến căn nhà nhỏ. Họ thấy một công nhân cảng về hưu tên là Oberg đang làm nẹp bó chân cho một tay là Carl – Magnus Lundin, ba mươi sáu tuổi, chủ tịch của cái băng nhóm tự gọi là Câu lạc bộ Xe máy Svavelsjo.
Sếp của nhóm cảnh sát là thanh tra Nils – Henrik Johansson. Ông trèo ra khỏi xe, sửa ngay ngắn lại thắt lưng rồi nhìn vào gã bị thịt nằm trên mặt đất.
Oberg ngừng băng bó chân Lundin, nhăn nhở nhìn Johansson.
– Tôi là người đã gọi báo cảnh sát.
– Ông báo cáo có tiếng súng nổ.
– Tôi báo cáo là tôi nghe thấy một tiếng súng bắn duy nhất rồi đi điều tra và tìm thấy hai cha này. Cha này bị bắn vào bàn chân và bị đánh khá là ác đấy. Tôi thấy cần gọi một xe cứu thương.
Oberg liếc về chiếc van của cảnh sát.
– Tôi thấy các ông đã dớ thằng cha kia rồi. Tôi đến đây thì gã đã lạnh ngắt lạnh ngơ nhưng có vẻ như cha không bị thương. Sau một lúc cha tỉnh lại nhưng chả thiết ngó ngoáy gì để giúp bồ của gã cả.
Holmberg đến cùng với cảnh sát Sodertalje đúng lúc xe cứu thương chạy đi. Ông đã được nhóm cảnh sát ở đây báo ngắn gọn cho các nhận xét của họ. Cả Lundin lẫn Nieminen đều không muốn nói rõ làm sao chúng lại ở đây. Lundin khó có điều kiện để nói.
– Vậy thì: hai người đi xe máy mặc đồ da, một Harley – Davidson, một nạn nhân bị bắn và vũ khí thì không.
Johansson gật.
– Chúng ta có nên bỏ sót mất rằng một trong các tên anh hùng hiên ngang này đã được đèo ở đằng sau không?
– Tôi nghĩ câu lạc bộ của họ coi chuyện ngồi đèo là không đàn ông đàn ang. – Johansson nói.
– Thế thì ở đây chúng ta mất một chiếc xe máy. Và vì vũ khí cũng bị mất nên chúng ta có thể kết luận rằng một tên thứ ba đã rời hiện trường với một xe máy và một vũ khí.
– Nghe có lý.
– Và cái đó cho ra một câu đố. Nếu hai quý ông hào hoa này đi xe máy từ Svavelsjo đến thì chúng ta cũng mất cả chiếc xe tên thứ ba cưỡi để đến đây. Tên thứ ba không thể đi bằng cả xe của hắn lẫn chiếc xe máy. Mà cuốc bộ từ xa lộ cao tốc Strangnas đến đây thì khá là xa.
– Trừ phi tên thứ ba sống ở trong căn nhà nhỏ này.
– Hừm. – Holmberg nói. – Nhưng căn nhà này thuộc về Luật sư đã quá cố Nils Bjurman, và dứt khoát ông ta không còn sống ở đây nữa.
– Phải có một tên thứ tư rời đi bằng xe hơi.
– Tại sao hai người đó họ lại không đi cùng với nhau bằng xe hơi? Tôi cho rằng đây không phải là chuyện ăn cắp một chiếc Harley dù người ta thèm nó đến thế nào.
Ông nghĩ một lúc rồi đề nghị nhóm cảnh sát cử hai cảnh sát đồng phục đi tìm một chiếc xe bị bỏ lại trên các con đường rừng quanh đó rồi gõ cửa các nhà trong khu vực hỏi xem có ai thấy cái gì khác lạ không, có ai thấy chiếc xe nào thuộc về những người lạ mặt không.
– Vào thời gian này trong năm, ít nhà có người ở lắm. – Sếp nhóm cảnh sát địa phương nói, nhưng ông hứa cố làm hết sức.
Holmberg mở cánh cửa không khóa vào nhà. Ông lập tức thấy ngay hộp hồ sơ trên bàn bếp gồm các báo cáo, biên bản về Salander. Ông ngồi xuống bắt đầu lần giở từng trang, ngạc nhiên quá sức mình.
Nhóm của Holmberg gặp may. Chỉ nửa giờ sau khi gõ cửa các căn nhà dân sống cách quãng, họ đã tìm thấy Anna Viktoria Hansson. Bà bỏ buổi sáng xuân ra quét dọn mảnh vườn ở gần đường rẽ vào căn nhà nghỉ hè. Đúng, đúng thế, bà có thể đã bảy mươi hai nhưng mắt bà nhìn còn tốt. Đúng, đúng thế, bà đã thấy một cô gái thấp bé mặc jacket đen đi bộ qua vào tầm ăn trưa. Ba giờ chiều thì hai người đàn ông đi hai xe máy đến. Họ gây nên cảnh huyên náo ghê người. Ngay sau đó, cô gái trở ra lối khác gặp phải một trong hai chiếc xe máy hay nói chung có thể là một chiếc khác. Ừ, nom như con gái nhưng đội mũ bảo hiểm thì bà cụ không thể nói chắc trăm phần trăm. Thế rồi xe cảnh sát bắt đầu đến.
Đúng lúc Holmberg nghe lời khẳng định này thì Andersson vào căn nhà nghỉ hè.
– Xảy chuyện gì ở đây thế? – Ông nói.
Holmberg âu sầu nhìn bạn đồng sự, ông nói:
– Tôi chả biết giải thích chuyện này với ông như thế nào cả.
– Jerker, ông đang cố bảo tôi là Salander đã đến nhà nghỉ hè của Bjurman rồi hoàn toàn một tay cô ấy đánh cho cả đến cấp chóp bu của Câu lạc bộ Xe máy Svavelsjo cũng bĩnh ra quần đấy phải không? – Nghe Bublanski có vẻ căng thẳng.
– Kìa, Paolo Roberto huấn luyện cô ấy cơ mà.
– Jerker, xin nào. Hãy cho tôi nghỉ.
– OK, nghe cái này đây. Magnus Lundin bị một phát đạn vào chân làm cho bị thương. Viên đạn ra đằng sau gót chân, thổi tung chiếc bốt của hắn.
– Ít ra cô ấy cũng không bắn vào đầu.
– Có vẻ như chưa phải đến mức ấy. Theo nhóm cảnh sát địa phương thì mặt Lundin bị nhiều vết thương nặng: một quai hàm vỡ và hai cái răng bị đánh văng ra. Các bác sĩ ngờ là có bị chấn thương. Ngoài vết thương bị bắn ở bàn chân ra hắn còn đau dữ ở vùng bụng.
– Nieminen thì sao?
– Hắn có vẻ không bị thương. Nhưng theo một ông già gọi báo thì khi ông ta đến, hắn đang bất tỉnh. Một lúc sau hắn tỉnh lại, đang cố bỏ đi thì nhóm cảnh sát Strangnas đến.
Bublanski ngẩn ra không biết nói sao.
– Có một chi tiết bí ẩn. – Holmberg nói.
– Lại một chi tiết nữa?
– Cái đai da chắn bụng… hắn đi xe máy đến đấy mà.
– Ừ sao?
– Nó bị cắt.
– Ông bảo gì bị cắt?
– Mất một mẩu. Lưng đai da bị cắt mất một chỗ chừng hai mươi nhân hai mươi phân. Đúng chỗ in huy hiệu của Câu lạc bộ Xe máy Svavelsjo.
Lông mày Bublanski nhướng lên.
– Tại sao Salander lại cắt đi một mảnh vuông ở đai da của hắn như thế? Làm chiến lợi phẩm? Để trả thù? Nhưng trả thù gì?
– Không biết. Nhưng tôi nghĩ đến một điều khác. – Holmberg nói. – Magnus Lundin là một thằng đô con, tóc để kiểu đuôi ngựa. Một thằng trong đám bắt cóc bạn gái của Salander có tóc để đuôi ngựa và một cái bụng bia bự tổ bố.
Salander chưa có phen nào lồng phóng như thế này từ khi cô thăm khu vui chơi Grona Lund và ngồi ghế Rơi Tự Do mấy năm trước. Cô đã đến đó ba lần và nếu có tiền thì cô đã đến thêm ba lần nữa.
Cưỡi chiếc Kawasaki hạng nhẹ 125 phân khối, thật ra không hơn một xe đã được độ cho tăng thêm công suất, là một chuyện nhưng còn giữ được tay lái của một chiếc Harley 1450 phân khối lại là một chuyện hoàn toàn khác. Ba trăm mét đầu tiên trên con đường rừng bảo dưỡng tồi của Bjurman là cô đi tàu trượt vút lên lao xuống bình thường và cô cảm thấy mình như một con quay sống động. Hai lần suýt lao vào rừng rồi cuối cùng cô lại xoay xở kiểm soát được cỗ xe.
Chiếc mũ bảo hiểm cứ tụt xuống che mất mắt cô, dù cô đã độn cho nó miếng da cô cắt ở đai da chần bông của Nieminen.
Cô không dám dừng lại để chỉnh lại mũ, sợ không tự mình xoay xở nổi với trọng lượng cỗ xe. Cô thấp quá không thò được hai chân xuống đất và e chiếc Harley có thể đổ kềnh. Nếu nó đổ thì cô không tài nào dựng lại nó lên được.
Sự tình suôn sẻ hơn khi cô ra tới con đường rải sỏi rộng hơn dẫn tới khu vực nhà nghỉ hè. Khi cô rẽ ra xa lộ cao tốc Strangnas ít phút sau, cô suýt buột một tay ra khỏi ghi đông vì chỉnh lại mũ. Rồi cô cho tăng ga lên một ít. Cô đi rất nhanh đến Sodertalje, suốt đường tủm tỉm cười khoái chí. Trước khi cô đến Sodertalje, hai chiếc Volvo vàng của cảnh sát rú còi bay ngược chiều lại.
Cô phóng xe là để quẳng chiếc Harley ở Sodertalje và cho Irene Nesser đi xe lửa chặng ngắn vào Stockholm, nhưng Salander không kìm được cơn cám dỗ. Cô quẹo lên đường E4 và tăng tốc. Cô không vượt quá tốc độ quy định, tốt, dù sao cũng không tăng nhiều nhưng cô vẫn cảm thấy như đang rơi tự do. Mãi tới khi đến Alvsjo cô mới quay đi hướng khác tìm một bãi họp chợ, nơi cô cố cho con thú vật đỗ mà không đổ kềnh ra. Cô tiếc rẻ bỏ cỗ xe lại cùng với chiếc mũ bảo hiểm và miếng da từ tấm đai của Nieminen. Cô đi bộ đến xe lửa chạy chặng ngắn. Rét cóng. Cô lên xe đi một chặng đến ga Sodra, rồi đi bộ về nhà ở Mosebacke, làm một chầu tắm nước nóng.
– Tên hắn là Alexander Zalachenko. – Bjorck nói. – Nhưng hắn không chính thức tồn tại. Ông không thể tìm thấy hắn ở sổ đăng ký quốc gia.
Zala. Alexander Zalachenko. Rút cục đã có một cái tên.
– Hắn là ai và tôi làm sao tìm ra được hắn đây?
– Hắn không phải là người mà ông muốn gặp đâu.
– Gì thì cũng cứ bảo cho tôi xem.
– Tôi nói với ông điều này là thuộc về hồ sơ Tuyệt mật đây, tôi có thể vào tù vì nó. Đây là một trong những bí mật được chôn vùi sâu nhất của hệ thống quốc phòng Thụy Điển mà chúng tôi có được. Ông cần hiểu tại sao nó lại quan trọng đến mức ông bảo đảm không tiết lộ ra tên của tôi.
– Thì tôi bảo đảm rồi đấy. – Blomkvist sốt ruột nói.
– Alexander Zalachenko sinh năm 1940 ở Stalingrad. Ông ta được một tuổi thì cuộc tấn công của quân Đức ở mặt trận phía đông bắt đầu. Bố mẹ Zalachenko đều chết trong chiến tranh. Ít ra thì đó là điều Zalachenko nghĩ. Ông ta thật sự không hiểu những gì đã xảy ra trong chiến tranh. Các ký ức rõ nét hơn của ông ta là về một trại trẻ mồ côi ở vùng núi Uran.
Blomkvist ghi lẹ.
– Trại mồ côi ở một thị trấn đồn trú của lính và nó được Hồng quân đỡ đầu. Có thể nói là Zalachenko đã được giáo dục về quân sự rất sớm. Từ khi Liên Xô chấm dứt, các tài liệu xuất hiện cho thấy đã có các thí nghiệm để tạo ra từ đám trẻ mồ côi được Nhà nước nuôi dưỡng một bộ khung binh lính tinh nhuệ, đặc biệt giỏi về điền kinh. Zalachenko ở trong số đó. Để nói cho vắn tiểu sử: lên năm, Zalachenko được đưa vào một trường của quân đội. Thế nào quay ra ông ta lại có tài. Khi mười lăm, năm 1955, ông ta được đưa đến trường quân sự ở Novosibirsk và đã cùng với hai nghìn thiếu niên khác ở đây nhận sự huấn luyện giống như Spetsnaz, quân đội tinh nhuệ Nga.
– OK, ta hãy nói đến thời trưởng thành.
– Năm 1958, mười tám tuổi Zalachenko được điều đến Minsk, đến lớp huấn luyện chuyên gia của GRU,Glavnoye razvedyvatelnoye upralenye, sở tình báo quân sự trực thuộc bộ chỉ huy tối cao quân đội. Chớ có lẫn với KGB, công an mật dân sự. Những người chăm nom gián điệp tình báo và tác chiến đối ngoại thường là GRU. Năm hai mươi tuổi Zalachenko được phái đến Cuba. Đây là một thời kỳ huấn luyện và ông ta mới tương đương cấp thiếu úy. Nhưng ông ta đã ở đấy trong hai năm của cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba cùng vụ xâm lăng Vịnh Con lợn. Năm 1963 ông ta quay về Minsk để được huấn luyện sâu thêm. Sau đó đầu tiên ông ta đóng tại Bungaria rồi Hungary. Năm 1965 ông ta được đề bạt trung úy và có nhiệm sở đầu tiên ở lầy Âu, tại Rome, ông ta đã phục vụ ở đây một năm. Đây là nhiệm vụ dưới vỏ bọc đầu tiên. Ông ta là một công dân mang hộ chiếu giả, rõ ràng là thế, và không có liên hệ với đại sứ quán.
Blomkvist vừa viết vừa gật đầu. Trái với ý muốn, anh dần bắt đầu thấy lý thú.
– Năm 1967 Zalachenko được điều đến London. Ông ta tổ chức việc hành quyết một nhân viên KGB bỏ chạy ở đây. Trong mười năm sau đó, ông ta là một trong những nhân viên đứng đầu của GRU, thuộc về lớp ưu tú của các quan quân chính trị hiến dâng hết lòng. Ông ta nói trôi chảy sáu ngôn ngữ và đã làm công việc của nhà báo, nhiếp ảnh gia, trong ngành quảng cáo, thủy thủ, hãy tạm kể ra như thế. Ông ta là một nghệ sĩ về tài sống sót, một chuyên gia cải trang và lừa gạt. Ông ta chỉ huy các nhân viên của mình và tổ chức hay tiến hành các vụ tác chiến của chính ông. Mấy vụ này là những hợp đồng đánh phá, và phần lớn diễn ra ở thế giới thứ ba. Nhưng ông ta cũng dính vào các chuyện tống tiền, hăm dọa cùng mọi kiểu nhiệm vụ khác mà cấp trên cần ông ta hoàn thành. Năm 1969, ông ta được đề bạt đại úy, năm 1972 lên thiếu tá, và năm 1975 lên trung tá.
– Sao hắn lại đến Thụy Điển?
– Đang sắp đến đây. Qua năm tháng ông ta hư hỏng, ông ta tích tiền đây đó mỗi nơi một ít. Ông ta uống quá nhiều và chơi đàn bà quá xá. Cấp trên ghi nhận hết các trò này nhưng ông ta vẫn là con cưng và họ đã lờ đi cho. Năm 1976, ông ta được cử đi công tác ở Tây Ban Nha. Chúng ta chả cần đi vào chi tiết nhưng ông ta đã phạm sai lầm. Nhiệm vụ thất bại và thình lình ông ta bị mất tín nhiệm, phải quay về Nga. Ông ta chọn cách bất tuân thượng lệnh, do đó đi đến một tình cảnh tồi tệ hơn. GRU ra lệnh cho một tùy viên quân sự ở đại sứ quán tại Madrid tìm Zalachenko, nói cho ông ta nhận ra trái phải. Xảy ra trục trặc gì đó, Zalachenko đã giết người của đại sứ quán. Nay thì ông ta hết lựa chọn. Đã chặt cầu, ông ta hấp tấp quyết định bỏ trốn ra nước ngoài. Ông ta để một lõng có vẻ dẫn từ Tây Ban Nha đến Bồ Đào Nha và có thể thì dẫn đến một tai nạn đắm tàu. Ông cũng để lại các manh mối cho thấy ông ta có ý trốn sang Mỹ. Thực ra ông ta chọn trốn đến một nước ít ngờ đến nhất ở châu Âu. Ông đến Thụy Điển, liên hệ với Cảnh sát An ninh, Sapo, xin cư trú chính trị. Nghĩ ra như thế là giỏi vì xác suất về một tổ hành quyết của KGB hay GRU đến tìm ông ở đây thì gần như là zêrô.
Blomkvist ngồi lặng.
– Rồi?
– Nếu mật vụ cỡ lớn của Liên Xô trốn sang Thụy Điển và xin cư trú thì Chính phủ được giả định làm gì? Một chính phú của đảng bảo thủ vừa mới cầm quyền. Thực tế đây là một trong những vấn đề sớm nhất mà chúng ta đã phải trao cho vị Bộ trưởng Ngoại giao vừa được bổ nhiệm. Các cha chính trị hèn nhát dĩ nhiên đã cố rũ bỏ ông ta như một thanh sắt nung đỏ, nhưng họ không trả ông ta lại cho người Xô viết, nếu chuyện này nổ ra thì sẽ là một vụ tai tiếng ở quy mô không gì sánh nổi. Thay vì vậy, họ thử đưa ông ta sang Mỹ hay Anh. Zalachenko từ chối. Ông ta không thích Mỹ còn Anh thì ông ta biết Liên Xô có điệp viên ở các bậc cao nhất của tình báo quân sự. Ông ta không muốn đến Israel vì không thích người Do Thái. Vậy nên ông ta quyết định lấy Thụy Điển làm quê hương.
Toàn bộ câu chuyện nghe khó tin đến nỗi Blomkvist ngỡ khéo mà Bjorck đang xỏ mũi mình.
– Vậy hắn ở lại Thụy Điển?
– Chính xác. Đây là một trong những bí mật quân sự được giữ kín nhất ở Thụy Điển trong nhiều năm. Vấn đề là từ Zalachenko, chúng tôi đã có nhiều thông tin hay. Một thời gian, cuối những năm 70 và đầu 80, trong những người bỏ trốn đất nước ông ta là viên ngọc ở cái vương miện, người cao cấp nhất của một trong những ban chỉ huy ưu tú của GRU.
– Vậy là hắn có thể bán được thông tin?
– Chính xác. Giỏi chơi quân bài của mình, ông ta nhỏ giọt thông tin ra khi nào nó thích hợp với ông ta nhất. Chúng tôi có thể nhận diện ra một điệp viên trong ban chỉ huy của khối NATO tại Brussels. Một điệp viên ở Rome. Tiếp xúc với tất cả một xâu gián điệp ở Berlin. Căn cước của các gã đao súng ông ta dùng ở Ankara và Athens. Về Thụy Điển, ông ta không biết bằng thế, nhưng các thông tin mà ông ta có thì chúng ta có thể cho qua. Đền lại cho các công sức. Ông ta là một mỏ vàng.
– Thế là ông bắt đầu cộng tác với hắn.
– Chúng tôi cho ông ta một căn cước mới, một hộ chiếu, một ít tiền và ông ta tự lo lấy. Ông ta đã được huấn luyện để làm cái việc đó.
Blomkvist ngồi im một lúc, tiêu hóa thông tin. Rồi anh ngước nhìn Bjorck.
– Lần trước tôi ở đây ông đã nói dối tôi.
– Tôi nói dối ư?
– Ông bảo ông gặp Bjurman ở câu lạc bộ bắn súng của cảnh sát trong những năm 80. Nhưng ông gặp từ trước lâu rồi.
– Kiểu phản ứng tự động ấy mà. Điều ấy là bí mật, tôi không có lý do đề cập chuyện tôi và Bjurman đã gặp nhau như thế nào, mãi khi ông hỏi về Zala tôi mới nhận ra chỗ quan hệ.
– Nói xem nó xảy ra làm sao?
– Tôi băm ba và làm việc ở Sapo đã ba năm. Bjurman trẻ hơn nhiều, vừa tốt nghiệp xong. Ông ấy nắm một số vấn đề pháp lý ở Sapo. Đây là việc cho thực tập viên. Bjurman là người ở Karlskrona, bố làm ở tình báo quân sự.
– Rồi?
– Cả Bjurman và tôi đều không phải cỡ nắm một người như Zalachenko, nhưng ông ta tiếp xúc vào Ngày Bầu cử năm 1976. Chả có mống nào ở trụ sở cảnh sát – hôm ấy ai cũng nghỉ hoặc làm công việc theo dõi ở bên ngoài, đại loại thế. Zalachenko chọn lúc ấy để vào đồn cảnh sát Norrmalm xin cư trú chính trị và muốn nói chuyện với ai đó ở Cảnh sát An ninh. Ông ta không nói tên ra. Đang trực, tôi nghĩ đây đích xác là một trường hợp tị nạn cho nên tôi lấy Bjurman và tôi làm cố vấn pháp lý. Hai chúng tôi gặp ông ta ở Norrmalm.
Bjorck dụi mắt.
– Ông ta ngồi đấy nói bình tĩnh và không úp mở mình là ai và đang làm gì. Bjurman ghi chép. Không lâu sau tôi nhận ra mình đang bập phải chuyện gì. Tôi dừng chuyện lại, đưa Zalachenko và Bjurman ra khỏi đồn cảnh sát. Không biết làm thế nào, tôi bèn thuê một phòng ở Khách sạn Continental đối diện ngay với Ga Trung tâm rồi cho ông ta ở đấy. Tôi bảo Bjurman săn sóc ông ta trong khi tôi xuống nhà gọi cấp trên.
Bjorck cười thành tiếng.
– Tôi cứ nghĩ chúng tôi làm đúng ý như các cha nghiệp dư chính hiệu vậy. Nhưng việc xảy ra là thế.
Blomvisk nhún vai nhưng cho thôi.
– Ông ta làm cho nổi bật lên rất rõ rằng đây là một vấn đề đòi hỏi càng hết sức bí mật càng tốt, chúng tôi nên để cho càng ít người dây vào càng hay. Bjurman không bao giờ nên liên quan đến – đây là chuyện vượt quá trình độ ông ấy – nhưng vì ông ấy đã biết chuyện thì cứ giữ ông ấy chứ đừng đưa người mới vào. Tôi cho rằng lý lẽ này cũng áp dụng luôn cả cho sĩ quan trẻ như tôi. Thế là đi tới chỗ chỉ có bảy người làm việc với Cảnh sát An ninh được biết chuyện có Z 3cbd alachenko mà thôi.
– Bao nhiêu người khác nữa biết chuyện này?
– Từ 1976 đến đầu 1990… tổng cộng chừng hai chục người trong Chính phủ, ban chỉ huy quân sự cao cấp và trong Sapo.
– Rồi sau đầu 1990 trở đi?
Bjorck nhún vai.
– Liên Xô sụp thì ông ta hóa ra nhạt trò.
– Nhưng sau khi hắn đến Thụy Điển thì chuyện gì đã xảy ra?
Bjorck im lặng quá lâu đến nỗi Blomkvist phát bồn chồn.
– Nói thật tình… Zalachenko là một thành công lớn, những người trong đám tôi dính vào đều nhờ đó mà nên cơ nên nghiệp. Đừng hiểu lầm tôi, đấy cũng là một công việc chính thức. Tôi đã được phân công làm quân sư cho Zalachenko ở Thụy Điển, trong mười năm đầu chúng tôi gặp nhau ít nhất mỗi tuần một lần. Tất cả chuyện đó diễn ra suốt những năm quan trọng, lúc Zalachenko đầy thông tin mới mẻ. Nhưng đó cũng là để giữ ông ấy trong tầm kiểm soát.
– Theo nghĩa nào?
– Zalachenko là một con quỷ gian trá. Ông ấy có thể đáng yêu đến không thể tin nổi nhưng cũng lại có thể nổi cơn tâm thần, điên loạn. Ông ấy có thể bí tỉ tối ngày và những lúc ấy thì hóa ra hung bạo. Nhiều lần đang đêm tôi phải đi kéo ông ấy ra khỏi các rối ren mà ông ấy tự gây ra.
– Thí dụ…
– Thí dụ, lần ông ấy đến quán bar cãi nhau với ai đó rồi đánh thừa sống thiếu chết hai tay bảo vệ định can. Ông ấy nhỏ con thôi nhưng đặc biệt giỏi cận chiến, đáng tiếc là ông ấy ưa biểu diễn món đó. Một lần tôi phải đến đồn cảnh sát nhặt ông ấy về.
– Hắn có nguy cơ làm cho thiên hạ chú ý đến. Chỗ này nghe không được chuyên nghiệp lắm.
– Ông ta là cái cách ấy đấy. Không phạm tội ở Thụy Điển bao giờ nên không bị bắt bao giờ. Chúng tôi đã cho ông ta một cái tên Thụy Điển, một hộ chiếu Thụy Điển và thẻ căn cước. Một căn nhà mà Cảnh sát An ninh trả tiền. Cho ông ta lĩnh lương ở Sapo chỉ là để giữ ông ta có mặt. Nhưng chúng tôi không ngăn được ông ấy đi bar và chơi gái. Chúng tôi chỉ làm được có mỗi việc thu dọn hậu quả cho ông ta. Tôi làm việc này cho đến 1985 thì nhận nhiệm sở mới và có người thay tôi đã tiếp quản vụ Zalachenko.
– Còn vai trò của Bjurman?
– Nói thật, Bjurman là cái bị thịt. Ông ấy không đặc biệt thông minh gì. Đúng ra ông ấy là người ngồi lầm chỗ. Ông ấy là hoàn toàn ngẫu nhiên mà có dính chút nào vào tất cả vụ Zalachenko này, mà cũng chỉ dính vào trong những ngày đầu và vào những dịp chúng tôi cần ông ấy làm cho một vài thủ tục pháp lý nho nhỏ thế thôi, cấp trên của tôi đã giải quyết vấn đề với Bjurman.
– Sao?
– Cách dễ nhất. Cho ông ấy việc làm ở một công ty luật bên ngoài lực lượng cảnh sát và có quan hệ chặt chẽ với chúng tôi như ông có thể nói đấy.
– Klang & Reine.
– Vâng. Trong nhiều năm ông ấy vẫn được Sapo phân công, những cuộc điều tra nho nhỏ. Vậy là theo cách của mình, ông ấy cũng nên cơ nên nghiệp nhờ Zalachenko.
– Vậy hiện Zalachenko ở đâu?
– Tôi thực sự không biết. Sau 1985, tôi ngừng tiếp xúc với ông ấy và đã mười hai năm không nhìn thấy ông ấy. Tin cuối cùng nghe thấy là ông ấy đã rời Thụy Điển năm 1992.
– Có vẻ hắn đã quay lại. Hắn đã bị tóm liên quan đến vũ khí, ma túy, buôn bán tính dục.
– Tôi chả ngạc nhiên. – Bjorck nói. – Nhưng tôi không biết chắc là ông tìm Zalachenko này hay một ai khác cơ đấy.
– Khả năng có hai gã Zalachenko khác nhau ở trong chuyện này chắc là phải to bằng con kiến. Tên Thụy Điển của hắn là gì?
– Tôi sẽ không lộ cái này ra.
– Bây giờ ông lại lấp lửng.
– Ông muốn biết Zala là ai, tôi đã bảo ông. Nhưng chưa biết ông có giữ lời trong cuộc mặc cả hay không thì tôi chưa cho ông mảnh hình ghép cuối cùng đâu.
– Zala chắc đã giết ba người nhưng cảnh sát lại tìm lầm một người khác. Nếu ông cho là tôi không cần có tên Zala mà vẫn hài lòng thì ông sai đấy.
– Sao ông lại nghĩ Salander không giết?
– Tôi biết.
Bjorck mỉm cười. Ông thình lình thấy yên tâm hơn.
– Tôi nghĩ Zala là hung thủ.
– Sai. Zala không giết ai cả.
– Sao ông biết thế?
– Vì nay Zala đã hơn sáu chục tuổi và tàn tật nặng. Một chân bị cưa cụt, ông ấy không đi được nhiều. Vậy ông ấy không thể chạy nháo hết Odenplan lại Enskede để bắn người. Nếu sắp đi bắn ai thì ông ấy phải gọi sở chuyên chở người tàn tật trước.
Eriksson lễ phép mỉm cười với Modig.
– Việc ấy chị cần hỏi anh Blomkvist.
– OK, tôi sẽ hỏi.
– Tôi không được bàn việc điều tra của anh ấy với chị.
– Thế ngộ nhỡ Zala này nhiều phần là một nghi phạm…
– Chị cần bàn chuyện đó với anh Mikael. – Eriksson nói. – Tôi giúp được chị về món tài liệu mà Dag đang làm nhưng tôi không được nói với chị về cuộc điều tra của chúng tôi.
Modig thở dài.
– Chị bảo được gì cho tôi về những người ở trong danh sách này?
– Chỉ về tài liệu của Dag, còn về các nguồn tin thì không. Nhưng tôi có thể bảo chị rằng đến nay Mikael đã dập đi khỏi danh sách này khoảng hơn một chục tên. Điều đó có thể là giúp được chị.
Không, không giúp được gì. Cảnh sát sẽ phải có các cuộc phỏng vấn chính thức của mình. Một thẩm phán. Hai luật sư. Mấy nhà chính trị và nhà báo… và đồng nghiệp cảnh sát. Đúng là một vòng đua ngựa gỗ. Ngày hôm sau ba vụ án mạng Modig biết đám cảnh sát của chị sẽ bắt đầu phải làm trò này.
Mắt chị sáng lên với một cái tên trong danh sách. Gunnar Bjorck.
– Không có địa chỉ với người này?
– Không.
– Tại sao không?
– Ông ta làm cho Cảnh sát An ninh. Không cho địa chỉ của ông ta vào danh sách. Hiện tại ông ta nghỉ bệnh. Dag không bao giờ mò ra được ông ta.
– Còn cô? – Modig mỉm cười nói.
– Chị hỏi Mikael ấy.
Modig nhìn đăm đăm vào bức tường bên trên bàn làm việc của Svensson. Chị nghĩ.
– Tôi có hỏi một câu riêng tư được không?
– Chị cứ hỏi.
– Cô nghĩ ai đã giết các bạn của cô và ông luật sư?
Eriksson mong Blomkvist có mặt ở đây để nắm lấy các câu hỏi này. Bị một sĩ quan cảnh sát vặn vẹo thì không dễ chịu gì. Không thể nói chính xác ra các kết luận mà Millennium đã đạt tới lại càng không dễ chịu hơn. Rồi cô nghe thấy tiếng Berger ở đằng sau mình.
– Chúng tôi lập luận là sở dĩ người ta gây ra các vụ án mạng là để ngăn đưa ra ánh sáng một phần tường trình của Dag. Nhưng chúng tôi không biết kẻ giết người là ai. Mikael đang tập trung chú ý vào một người mang tên Zala.
Modig quay sang nhìn Tổng biên tập tạp chí Millennium. Berger đưa ra hai tách cà phê trang trí bằng các logo của liên hiệp công đoàn dịch vụ dân sự HTF và đảng Dân chủ Thiên chúa giáo. Berger mỉm cười ngọt ngào rồi lui về văn phòng của mình.
Ba phút sau chị quay ra.
– Thanh tra Modig, sếp của chị vừa gọi. Di động của chị tắt máy. Ông ấy muốn chị gọi ông ấy.
Một bản tin được tung ra nói Lisbeth Salander ít nhất cũng đã ló mặt. Bản tin chỉ rõ chắc cô đã lái một Harley – Davidson và kèm thêm lời cảnh báo cô có vũ khí, cô đã bắn người ở một căn nhà nhỏ mùa hè gần Stallarholmen.
Cảnh sát đặt ụ chặn các đường vào Strangnas, Mariefred và Sodertalje. Tối hôm ấy, các đoàn tàu chở người đi làm đều bị khám xét. Nhưng không tìm thấy ai nom khớp với miêu tả về Salander.
Vào khoảng 7 giờ tối, một đội cảnh sát tuần tra đã tìm thấy chiếc Harley – Davidson ở ngoài bãi họp chợ tại Alvsjo, điều này đã chuyển cuộc điều tra từ Sodertalje sang Stockholm. Báo cáo của Alvsjo nói cũng tìm thấy một miếng của chiếc jacket da có huy hiệu Câu lạc bộ Xe máy Svavelsjo. Tin về việc tìm thấy này đã làm cho thanh tra Bublanski đẩy kính lên tận đầu và ủ rũ nhìn ra bóng tối bên ngoài cơ quan ông trên đường Kungsholmen.
Những phát triển của ngày hôm nay không dẫn đến đâu mà lại ngáng cản. Bạn gái Salander bị bắt cóc, Paolo Roberto nhảy vào cuộc không thể giải thích rồi cháy nhà kho ở gần Sodertalje và các cái xác bị vùi trong rừng tại đó. Rồi cuối cùng vụ việc kỳ quái ở Stallarholmen.
Bublanski đi đến văn phòng chính xem bản đồ Stockholm. Ông tìm thấy Stallarholmen, Nykvarn, Svavelsjo và cuối cùng Alvsjo, bốn chỗ hiện đang được chú ý đến vì các lý do khác nhau. Ông đưa mắt đến Enskede, thở dài. Ông cảm thấy không vui vì cuộc điều tra của họ đang ở đằng sau rất xa các sự kiện vừa mới mở ra. Muốn là gì đi nữa các vụ án mạng ở Enskede cũng đã phức tạp hơn giả định của các ông.
Blomkvist không biết đến thảm kịch ở Stallarholmen. Anh rời Smadalaro vào quãng 3 giờ chiều, dừng lại ở một trạm xăng uống chút cà phê và cố cảm nhận những cái anh vừa phát hiện.
Anh ngạc nhiên là Bjorck đã cho anh nhiều chi tiết đến thế nhưng hắn nhất định từ chối trao cho anh miếng hình ghép cuối cùng: căn cước Thụy Điển của Zalachenko.
– Chúng ta đã có một công chuyện. – Blomkvist nói.
– Và tôi đã làm xong phần tôi ở trong đó. Tôi đã bảo ông Zalachenko là ai. Nếu ông muốn biết hơn thế nữa thì chúng ta phải có một thỏa thuận mới. Tôi cần được bảo đảm rằng tên của tôi sẽ được lấy đi khỏi tất cả các tư liệu điều tra của ông. Và tôi cũng cần được bảo đảm rằng liên quan đến câu chuyện Zalachenko, ông sẽ không viết về tôi một tí nào cả.
Blomkvist đang muốn đi tới chỗ coi Bjorck như một nguồn tin vô danh liên quan đến bối cảnh câu chuyện nhưng anh không thể bảo đảm rằng Bjorck sẽ lại không bị một người nào khác, cảnh sát chẳng hạn, nhận diện là nguồn tin của anh.
– Tôi không ngại về phía cảnh sát. – Bjorck nói.
Cuối cùng họ đồng ý trong một ngày hay hơn họ sẽ suy nghĩ về mọi cái trước khi họ bắt đầu chuyện trò lại.
Trong khi ngồi uống cà phê, Blomkvist cảm thấy có một cái gì ở ngay trước mũi mà anh không nhìn. Nó ở gần đến mức anh có thể cảm thấy hình thù nhưng anh không thể đem nó vào trong tầm tập trung chú ý. Rồi anh chợt thấy có một người khác có thể rọi một ánh sáng nào đó vào câu chuyện. Anh đang khá gần với nhà phục hồi sức khỏe ở Ersta. Anh xem đồng hồ. Anh có thể đi gặp Holger Palmgren.
Gặp Blomkvist xong, Bjorck kiệt sức. Lưng ông đau tệ hơn bao giờ. Ông uống ba viên thuốc giảm đau và phải nằm dài ra trên chiếc sofa phòng khách. Ý nghĩ quay cuồng trong đầu ông. Một giờ sau ông đứng lên đun ít nước rồi lấy ra một túi trà Lipton. Ông ngồi ở bàn bếp âm thầm ngẫm.
Ông có tin được Blomkvist không? Nay ông đang nằm trong tay người này. Nhưng ông vẫn găm lại cái thông tin then chốt: căn cước của Zalachenko và vai trò của hắn trong tất cả tấn bi kịch này.
Sao ông lại sa chân vào cái cảnh rối bét đồ quỷ này? Ông chỉ làm có mỗi việc là chi tiền cho vài đứa điếm. Ông độc thân. Cái con đĩ mười sáu tuổi kia thậm chí nó cũng chả bảo rằng nó thích ông cơ mà. Ông cảm thấy con bé ghê tởm ông. Nếu như nó không trẻ quá như thế. Nếu như nó hai mươi thì chuyện nom sẽ không tệ như thế này. Bjorck cũng ghét cả mình. Và ông chả cố giấu diếm gì điều đó.
Zalachenko.
Một ma cô dắt gái. Nực cười làm sao. Ông đã chơi điếm của Zalachenko. Nhưng Zalachenko đã đủ láu cá để đứng ở đằng sau.
Bjurman và Salander.
Và Blomkvist.
Một lối thoát.
Sau một giờ nghiền ngẫm ông đi vào thư phòng tìm một tờ giấy với số điện thoại ông lấy ở cơ quan đầu tuần này. Đó không phải là điều duy nhất ông giữ với Blomkvist. Ông biết chính xác chỗ Zalachenko đang ở. Nhưng đúng là ông chưa nói chuyện với hắn trong hơn mười hai năm nay. Cũng chả mong muốn chút nào làm lại cái chuyện đó.
Nhưng Zalachenko là một con quỷ ranh ma. Hắn sẽ hiểu ra vấn đề. Hắn có thể tan biến khỏi mặt đất, ra ngoài hay về hưu. Thảm họa tột cùng là nếu như hắn bị bắt. Lúc ấy mọi sự sẽ đổ ập xuống.
Ông ngập ngừng một lát rồi mới bấm số điện thoại.
– Xin chào, Sven Jansson đây. – Ông nói. Một cái tên đã rất lâu rồi ông không dùng. Zalachenko lập tức nhớ ngay ra ông là ai.