NHẬT KÝ CỦA MINA MURRAY
Ngày 24 tháng 6. Whitby.
Lucy gặp tôi ở nhà ga, trông bạn ấy dễ thương và đáng yêu hơn bao giờ hết, và chúng tôi quay về những căn phòng ở Crescent. Nơi đây thật là đáng yêu. Con sông Esk nho nhỏ chảy qua vùng thung lũng sâu, rồi mở rộng ra khi đến gần cảng. Một cây cầu dài bắc ngang phía trên với những chân móng cao vút, khiến cho phong cảnh trải rộng ra hơn tầm vóc thực của nó. Thung lũng là cả một màu xanh tuyệt đẹp, và nó dốc đến nỗi khi bạn ở trên cao thì bạn có thể nhìn xuyên qua nó, trừ khi bạn ở quá gần để nhìn xuống. Những ngôi nhà ở thị trấn cổ nằm đối diện với chúng tôi đều lợp ngói đỏ, nằm san sát nhau giống như những bức tranh chúng tôi thấy ở Nuremberg. Nằm phía bên phải thị trấn là những tàn tích còn lại của tu viện Whitby, bị những người Đan Mạch bỏ hoang, và đó là một phần của giáo phái “Marmion”, nơi mà tục đa thê khiến các cô gái sống chen chúc lẩn nhau. Đấy là một khu tàn tích nguy nga có tầm vóc khổng lồ, đầy rẫy những phong cảnh tráng lệ và diễm tình còn sót lại. Có truyền thuyết rằng người ta đã từng thấy một tiểu thư mặc đồ trắng giữa những khung cửa sổ của tu viện. Giữa nó và thị trấn là một nhà thờ khác nằm trong một khu xứ đạo, bao quanh bởi một nghĩa địa lớn đầy những ngôi mộ. Đối với tôi, đấy là nơi đẹp nhất của Whitby, nó nằm phía bên phải thị trấn, có thể nhìn tòan cảnh bến cảng và trông ra nơi mũi biển Kettleness vươn mình ra biển cả. Đường đi từ cảng xuống dốc đến nổi một phần đê rơi xuống, tiêu hủy mất một số ngôi mộ.
Một số ngôi một đá vươn ra đến tận con đường cát nằm xa phía dưới. Dọc con đường đi đi xuyên qua khu đất nhà thờ này người ta đặt những ghế đá, và lúc nào trong ngày cũng có người đến ngồi ở đấy thưởng thức cảnh đẹp và đón gió.
Tôi nhất định sẽ thường đến ngồi ở đấy và làm việc. Thật sự lúc này tôi đang ngồi đây, sách trên đầu gối, và lắng nghe ba người đàn ông lớn tuổi ngồi cạnh tôi nói chuyện. Hình như họ chẳng có gì làm, nên họ suốt ngày ngồi đây và tán gẫu suốt.
Hải cảng nằm phía dưới tôi. Nằm ở phía xa là một bức tường dài bằng đá granit vươn thẳng ra biển, kết thúc bằng một đường cong, bao bọc giữa chúng là một ngọn hải đăng. Một bức tường khác chạy dài ra khỏi nó. Ở phía bên này,một bức tường khác tạo thành một đường gãy khúc chạy về phía ngược lại, và cũng tận cùng là một ngọn hải đăng khác.Nằm giữa hai bức tường chắn là một lối đi hẹp dẩn vào cảng, thường được mở ra đột ngột.
Khi thủy triều lên thì phong cảnh thật là đẹp, nhưng khi thủy triều xuống thì nó cuốn sạch mọi thứ trên dãi cát ngầm, chỉ còn dòng chảy của con sông Esk chảy len lỏi giữa những mỏm đá. Nằm bên ngòai cảng theo hướng này là một dãi đá ngầm nhô cao khỏang nữa dặm, chạy thẳng ra từ phía sau ngọn hải đăng phía nam. Tận cùng của nó là một cái phao treo cùng với một cái chuông. Khi nào thời tiết xấu, nó lại ngân lên những âm thanh buồn bã được gửi đi muôn phương theo tiếng gió thỏang.
Có truyền thuyết rằng khi có một con tàu bị đắm tiếng chuông sẽ ngân vang lên giữa biển. Tôi phải hỏi người đàn ông già về chuyện này mới được. Ông ta đang đến kia…
Đấy là một ông già vui tính. Ông ấy hẳn là phải già lắm rồi. Da mặt ông ấy lấm tấm và xương xẩu như vỏ cây. Ông ấy bảo rằng ông ấy đã gần trăm tuổi, khi xưa, khi mà Waterloo được tìm thấy, ông là một thủy thủ nằm trong đội thuyền đánh cá Greenland. Tôi nghĩ rằng ông ấy là một người rất hay hòai nghi, khi tôi hỏi về những tiếng chuông vang trên biển và về Tiểu Thư Áo Trắng, ông ta trả lời khá cộc cằn,
” Tôi chẳng quan tâm gì đến những chuyện ấy, thưa cô. Những chuyện như thế đã bị quên lãng sạch rồi. Tôi không nói là chúng chưa bao giờ xảy ra, nhưng tôi nói là chúng không phải xảy ra ở thời của tôi. Chúng hấp dẩn những khách du lịch, những kẻ vi hành, những bọn đại loại như vậy, chứ không phải cho một tiểu thư trẻ trung xinh đẹp như cô. Cái lũ lang thang từ York và Leed đến đây để ăn cá trích chữa bệnh và uống trà thì luôn trông ngóng những câu chuyện rẻ tiền như vậy bởi tính tin dị đoan của chúng. Tôi không biết là những tên nào đã kể lếu láo với chúng, thậm chí còn đăng trên báo nữa, tòan là những chuyện nhảm nhí.”
Tôi nghĩ rằng người đàn ông này là một người thú vị, có thể học tập được nhiều, vì vậy tôi đề nghị ông ấy kể lại cho tôi nghe về công việc đánh cá voi vào những ngày xa xưa. Ông ấy đang chuẩn bị nói thì chuông đồng hồ điểm sáu tiếng, rồi thì ông nặng nhọc đứng dậy và nói,
” Tôi phải rút về nhà ngay, thưa cô. Cháu gái của tôi không thích đợi khi bữa trà đã sẳn sàng. Từ đây về nhà còn xa, và nếu về muộn thì tôi sẽ hụt ăn mất, thưa cô.”
Ông ta tập tễnh bước đi. Tôi thấy ông ta đang vội vã đi nhanh hết sức mình xuống những bậc thang. Những bậc thang này là một nét đặc biệt của vùng đất này. Nó dẩn từ thị trấn đến nhà thờ, có đến hàng trăm bậc, tôi chẳng thể đếm xuể. Chúng tạo thành những đường uốn lượn thanh nhã, khiến những chỗ dốc trở nên dễ đi đến nỗi ngựa có thể lên xuống dễ dàng. Tôi nghĩ chắc là chúng được xây dựng cùng lúc với tu viện. Tôi cũng sẽ về nhà vậy. Lucy đi thăm mẹ bạn ấy rồi, và họ chắc có chuyện riêng để tâm sự, tôi hẳn là không nên đi.
Ngày 1 tháng 7
Tôi đã đến đây cả giờ với Lucy, và có một cuộc nói chuyện thú vị với ông bạn già của tôi và hai người khác luôn nhập bọn với ông. Ông ta rõ ràng là thủ lĩnh của nhóm, và tôi nghĩ rằng lúc thịnh thời hẳn ông này là một tay độc tài cực kỳ.
Ông ta chẳng đồng ý với cái gì cả, và luôn gây sự với mọi người. Nếu cãi lý không thắng, ông ta bèn giở trò át giọng và bắt mọi người phải im lặng đồng ý với ông.
Lucy trông thật là đẹp trong chiếc váy trắng. Cứ nhìn thấy bạn ấy là người ta lại trông thấy những sắc màu tươi tắn.
Tôi thấy ngay là những ông già kia lập tức tiến tới và ngồi sát vào Lucy khi chúng tôi ngồi xuống. Bạn ấy tỏ ra rất thân mật với họ, còn họ thì có cảm tình với bạn ấy ngay tức khắc. Thậm chí ông bạn già ương ngạnh của tôi cũng chẳng hề tranh cãi gì với Lucy, và tôi tất nhiên cũng được chia xẻ mối cảm tình ấy. Tôi lại gợi chuyện về những truyền thuyết xưa, và ông ấy bắt đầu huyên thuyên. Tôi phải cố nhớ để ghi lại.
” Tất cả chỉ là những chuyện nhảm nhí, nhăng cuội, tào lao cả. Tất cả những cái mớ ma quỷ, phù thủy, bọn người độc ác gì đó chỉ dùng để dọa trẻ con hay những phụ nữ yếu bóng vía mà thôi. Tất cả những cái lũ ma quỷ, với những dấu hiệu, những lời cảnh cáo của chúng đều được sáng chế ra bởi những kẻ vô công rồi nghề, những tên bịp bợm muốn mọi người làm theo ý chúng. Tôi rất ghét cái lũ đó. Vì sao mà những cái điều chẳng hề được viết lại thành văn và truyền giảng bởi các giáo sĩ lại muốn được khắc lại trên các ngôi mộ thế kia? Cô hãy nhìn chung quanh đi. Tất cả những ngôi mộ kia, kiêu hãnh đưa ra những giá trị mà bản thân chúng không hề có, và sau đó thì ngã lộn nhào bởi sức nặng của những điều giả dối được khắc trên chúng. ‘Nơi đây yên nghỉ’ hay là ‘Mãi mãi ghi nhớ’ là những câu được khắc trên đó, nhưng gần một nữa trong số chúng chẳng chôn người nào bên dưới cả, và ký ức về chúng chỉ còn lại như ngọn nến leo lét gần tắt mà thôi. Tất cả đều là giả dối, ở khía cạnh này hoặc khía cạnh khác, giả dối tất. Lạy Chúa, rồi đến cái Ngày Phán Xét thì ai nấy sẽ có cái áo quan của mình, rồi lại khắc lên tấm bia mộ những lời hoa mỹ, trong khi đó thì thật sự thì họ run rẩy, tuyệt vọng rồi chìm đắm ở đâu đó ngòai biển khơi, nơi mà chẳng bao giờ họ có một cái gì chứa đựng họ cả.”
Tôi có thể nhận thấy là người đàn ông già nọ tỏ ra rất tự mãn về bầu không khí mà ông gây ra, ông nhìn quanh để tận hưởng sự tán thành của những người bạn nối khố của mình về những gì mà ông nói, còn tôi thì lúi húi ghi chép lại chúng.
“Oh, ông Swales, không thể như lời ông nói được. Chẳng lẽ những ngôi mộ kia lại là giả hay sao?”
“Yabblins! Cái một số là thật, là nơi chôn cất những người tốt, những người không bị biển cả nuốt chửng. Còn lại tòan là giả dối cả. Nào hãy đến đây. Cô là một người lạ, và cô hãy thử nhìn khu nghĩa địa này.”
Tôi gật đầu, vì tôi nghĩ tốt nhất là tôi đang đồng ý. Cái thứ thổ ngữ của ông già này thật là khó hiểu. Hình như là ở khu nghĩa địa này có cái gì đó không bình thường thì phải.
Ông ta tiếp tục, “Và cô nghĩ rằng tất cả những phiến đá này đều thật sự che phủ cho những con người ư?” Tôi gật đầu. “Đều là giả dối sạch. Đó là những thứ được dựng nên vào cái ngày thứ Sáu đen tối.”
Ông ta thúc vào một trong những người bạn mình, và cả ba cười phá lên. “Ôi, Chúa ơi! Thật ra những người này là như thế nào? Hãy nhìn thử cái này xem, đọc những gì khắc trên mộ ấy!”
Tôi đến gần và đọc, “Edward Spenceland, thủy thủ trưởng, bị cướp biển giết trên bờ biển Andres, tháng Tư 1854, 30 tuổi.” Và khi tôi quay lại, ông Swales nói tiếp,
“Tôi tự hỏi là ai đã mang ông ta về đây, để chôn cất nơi đây? Trong khi bị giết ở bờ biển Andres! Và cô tin là thi hài của ông ấy nằm đó! A, tôi còn có thể kể tên hàng tá những bộ xương khác đang nằm trên vùng biển Greenland đó,” ông ta chỉ về hướng bắc, “hoặc những dòng chảy khác đã cuốn trôi chúng đi. Và chỉ còn có những tấm bia đá nơi đây. Với đôi mắt trẻ trung của mình, cô có thể nhìn thấy những dòng chữ giả dối khác được khắc quanh đây. Kia là Braithwaite Lowery, tôi biết cha hắn, chết ở Lively off Greenland vào năm 20, hoặc Andrew Woodhouse, chết đuối cùng nơi vào năm 1777, hoặc John Paxton, chết đuối ở Mũi Tạm Biệt vào năm sau, rồi John Rawling, ông hắn đi biển với tôi, chết đuối ở Vịnh Phần Lan năm 50. Cô có nghĩ là tất cả những người này sẽ quay về Whitby khi tiếng kèn trumpet cất lên không? Chắc là họ sẽ chen chúc nhau trên một tảng băng trôi miền bắc trong khi chúng tôi ở trên một tảng băng khác từ sáng đến tối, cố buộc lại những kênh đào của chúng tôi bằng ánh bình minh phương bắc.” Chắc đây là một cách nói khôi hài của dân địa phương, nên tôi thấy người đàn ông già cười khúc khích, trong khi các bạn ông ta hưởng ứng với vẻ thích thú.
“Nhưng,” tôi nói, “hình như ông nói chưa đúng lắm. Ông bắt đầu bằng cách cho rằng những người đáng thương kia, hoặc là linh hồn của họ, được chôn cất và khắc tên trên bia đá vào Ngày Phán Xét. Điều này làm sao xảy ra được?”
“Ờ, những tấm bia đá kia được khắc lên làm gì? Trả lời tôi đi, thưa cô!”
“Để an ủi những người thân của họ, tôi nghĩ thế.”
“Để an ủi những người thân của họ, cô nghĩ thế!” ông ta nói với sự khinh miệt rõ rệt. “Làm sao có thể an ủi những người thân của họ với sự giả dối được viết trên đây, trong khi tất cả mọi người dân trong vùng đều biết rằng chúng là những lời dối trá?”
Ông ta chỉ về phía một bia đá đã đổ sập xuống, tạo thành một nơi nghĩ chân nằm gần một mũi đá nhô ra biển. “Hãy đọc những lời dối trá trên tấm bia đá này,” ông ta nói.
Những chữ khắc trên bia đá nằm ở phía bên kia so với chỗ tôi ngồi, nhưng Lucy ngồi ở hướng đối diện, bạn ấy chồm tới và đọc, “Đời đời tưởng nhớ George Canon, chết ngày 29 tháng Sáu năm 1873 do rơi từ mũi đá Kettleness với niềm hy vọng sẽ hồi sinh trong vinh quang. Ngôi mộ được lập nên bởi một người mẹ đau khổ cho đứa con trai yêu thương thân thiết của bà. ‘Anh ta là đứa con trai duy nhất của bà, và bà là một góa phụ.’ Ông Swales, tôi thật sự chẳng thấy có gì đáng cười ở đây cả!” Bạn ấy nói với một vẻ dũng cảm và nghiêm khắc.
“Cô chẳng thấy gì buồn cười à! Ha – ha! Nhưng cũng chỉ vì cô không biết rằng người mẹ đau buồn kia là một con mèo dưới địa ngục luôn căm ghét đứa con trai bởi vì anh ta sống quá chuẩn mực, còn anh con trai thì ghét mẹ đến nỗi quyết định tự tử để bà ta không thể lãnh được số tiền bảo hiểm mà bà ta đã đóng cho mạng sống của anh ta. Anh ta đã bắn vào đầu mình bằng một cây súng hỏa mai cũ, nó để lại một cái dấu toang hoác trên đầu anh ta. Đó là cái cách mà anh ta rơi xuống từ mõm đá. Và còn cái gọi là phục sinh trong vinh quang nữa chứ. Tôi thường nghe anh con trai nói với tôi khi nó còn sống là hắn hy vọng sẽ được xuống địa ngục, bởi vì mẹ hắn ngoan đạo như vậy chắc hẳn sẽ được lên đến thiên đường, và hắn hoàn toàn không muốn lẩn quẩn ở bất kỳ nơi nào có mẹ hắn. Chẳng lẽ lời khắc trên đá “anh ta đã đóng đinh bằng một cây gậy như lời anh ta nói” là sai hay sao? Gabriel, người đã liệm George đã phải cân nhắc vô cùng về lời ghi trên mộ đá của anh ta, hãy hỏi hắn nếu cần bằng chứng.”
Tôi không biết phải nói gì thêm, nhưng Lucy quay lại cuộc hội thoại ngay, bạn ấy cao giọng, “Ô, vì sao lại nói với chúng tôi điều này? Đây là chỗ ngồi ưa thích của tôi, và tôi không thể xa rời nó được, còn bây giờ thì tôi biết là tôi phải ngồi bên mộ của một người tự sát rồi.”
“Điều đó sẽ chẳng có hại gì cho con đâu, con gái của ta, và điều này có thể làm cho Geordie tội nghiệp cảm thấy được an ủi khi có một thiếu nữ xinh đẹp ngồi ghé bên. Nó chẳng có hại gì cho con cả. Ta đã ngồi ở đây gần hai mươi năm, và có gì phiền tóai đến cho ta đâu. Đừng bận tâm xem những lời khắc kia có phải là những lời nói dối hay không? Nó sẽ để lại cho con những kỷ niệm khi một ngày nào đó những ngôi mộ này dời đi, và chung quanh đây trở nên xơ xác như một đám ruộng trơ rạ. Đã đến giờ rồi, ta phải đi thôi. Sẳn sàng phục vụ các cô, các tiểu thư!” Và ông ta khập khiễng bước đi.
Lucy và tôi ngồi lại thêm một lát, và cảnh đẹp trải rộng trước mặt khiến chúng tôi bồi hồi nắm chặt tay nhau. Lucy kể lại lần nữa về Arthur và đám cưới sắp đến của họ. Điều này làm tim tôi đau nhói, bởi vì tôi chưa có tin tức gì về Jonathan suốt cả tháng nay cả.
Cùng ngày hôm đó, tôi quay lại đây, cô đơn và buồn bã. Chẳng có lá thư nào cho tôi cả. Tôi hy vọng là anh Jonathan chẳng gặp chuyện gì. Đồng hồ đã điểm chín giờ. Ánh đèn tỏa lan trong thành phố, chạy thành hàng theo những con đường, và sáng lên đơn độc ở một đôi chỗ. Nó chạy dọc phía bên phải dòng Esk và chấm dứt chỗ đường cong dẩn vào thung lũng. Ở bên trái tôi cắt ngang bởi một vệt đen tạo ra bởi ngồi nhà cổ nằm cạnh bên tu viện. Bầy cừu kêu buồn ở những cánh đồng phía sau tôi, có tiếng vó lừa lóc cóc ở con đường lát gạch phía dưới. Ban nhạc phía trên móng cầu chơi một điệu valse êm ả, và phía xa trên bờ ke là một đạo quân Salvation đang tập hợp ở con đường phía sau. Cả hai phía đều chẳng thấy nhau nhưng ở đây tôi thấy và nghe được cả hai. Tôi không biết bây giờ anh Jonathan đang ở đâu, và anh ấy có đang nghĩ về tôi hay không! Ước gì anh ấy ở đây với tôi.
NHẬT KÝ CỦA BÁC SĨ SEWARD
Ngày 5 tháng 6. – Càng nghiên cứu trường hợp về Renfield tôi càng thích thú khi hiểu thêm về người đàn ông này. Ông ấy ngày càng lộ rõ tính ích kỷ, bí ẩn và có một mục đích xác định.
Tôi muốn biết về vấn đề sau này thật rõ. Ông ta hình như có một thời khóa biểu riêng mà tôi chẳng thể biết được. Ông ta bù lại có một tình yêu với thú vật, mặc dù đôi khi ông ta tỏ ra rất tò mò khiến tôi cho rằng ông ta chỉ là một kẻ độc ác khác thường. Những con thú nuôi của ông ta là những con vật dị thường.
Bây giờ thì sở thích của ông ta là bắt ruồi. Cái sở thích kỳ quặc này khiến tôi buộc phải thắc mắc. Tôi kinh ngạc khi thấy ông ta chẳng hề nổi giận như tôi tưởng, mà lại có một dáng vẻ nghiêm túc khi trả lời. Ông ta nghĩ một lúc, đoạn nói, ” Cho tôi ba ngày? Tôi sẽ giũ sạch chúng.” Tất nhiên, tôi chấp nhận. Tôi phải chú ý đến ông ta.
Ngày 18 tháng 8. – Bây giờ thì ông ấy quay sang bắt nhện, và bỏ những con thật lớn vào trong hộp. Ông ta nuôi nhện bằng những con ruồi của ông ấy, và số lượng ruồi ông ta có được giảm đi đáng kể, mặc dù ông ta cố quyến rũ chúng bằng phân nữa số thức ăn ông ta có.
Ngày 1 tháng 7. – Số nhện của ông ta đã trở nên nhiều đến nỗi khiến lòai ruồi trong phòng gần tuyệt chủng, và tôi nói với ông ta rằng cần phải dẹp bỏ bọn nhện đi.
Ông ta trông có vẻ rất buồn bã, nên tôi nói rằng ông ta có thể giữ lại một số trong bọn chúng. Ông ta vui mừng với sự cho phép này, và tôi cho ông ta một số thời gian để lựa chọn.
Ông ta làm tôi vô cùng ghê tởm, khi mà dùng những thứ thức ăn thối rửa để thu hút bọn ruồi nhặng dơ dáy. Chúng bay vo ve đầy phòng, ông ta bắt lấy chúng, vui mừng vân vê chúng giữa hai ngón tay, và trước khi tôi hiểu ra ông ta định làm gì, ông ta bỏ chúng và miệng và ăn chúng.
Tôi la rầy ông ta về chuyện này, nhưng ông ta tranh cãi một cách mềm mỏng rằng chúng rất ngon và vô hại, chúng rất có lợi cho sức khỏe và mang lại cuộc sống cho ông ta. Điều này làm tôi nảy ra một ý nghĩ, một suy nghĩ tiền đề. Tôi phải theo dõi xem ông ta làm cách nào mà giũ bỏ bọn nhện.
Ông ta rõ ràng là có một điều gì ám ảnh sâu trong tâm hồn, vì ông ta có bên mình một cuốn sổ tay, ông ta thường ghi chép vội vã vào đó. Có trang thì ông ta vẽ đầy những con số được xếp thành dãy, tổng số của chúng lại được xếp thành từng dãy khác, và ông ta chăm chú tính tóan như một kế tóan viên thực thụ.
Ngày 8 tháng 7. – Lại có một trò điên của ông ta, và cái ý tưởng phôi thai trong tôi đang định hình dần. Nó sẽ trở thành một ý nghĩ tòan vẹn sớm thôi, đó là một hoạt động không ý thức của não.
Tôi tránh mặt bạn bè vài ngày để quan sát mọi sự thay đổi có thể diễn ra. Chẳng có gì mới, ngoại trừ việc ông ta chia tay với một số con vật thân thiết của mình và bắt thêm một số mới.
Ông ta cố gắng bắt được một con chim sẻ và ra sức thuần hóa nó. Quá trình thuần hóa của ông ta dẩn đến một kết quả đơn giản là giảm bớt số nhện đi. Tuy nhiên số còn lại vẩn cần phải ăn, và ông ta lại tiếp tục dùng thức ăn của mình để quyến rũ lòai ruồi.
Ngày 19 tháng 7. – Chúng ta lại có sự tiến bộ mới đây. Ông bạn của tôi đã có được một tập đoàn chim sẻ, còn lũ ruồi và nhện thì đã gần như tiêu ma hoàn toàn. Khi tôi đến ông ta chạy ào đến chỗ tôi và nói rằng ông ta muốn yêu cầu tôi một đặc ân, một đặc ân rất quan trọng. Và trong khi nói, ông ta xun xoe chung quanh tôi như một con chó.
Tôi hỏi ông ta xem đặc ân đó là gì, và ông ta nói với dáng vẻ và giọng điệu đầy hí hửng, “Một con mèo con, một con mèo con khỏe mạnh, dễ thương để tôi chơi với nó, và cho nó ăn, cho nó ăn, cho nó ăn!”
Tôi chưa chuẩn bị cho một yêu cầu như vậy, nhưng chẳng khó để nhận ra rằng cái lũ vật nuôi của ông ta ngày càng gia tăng về kích cỡ và sự tiến hóa, và tôi không dám chắc là cái bầy sẻ được thuần dưỡng của ông ta rồi sẽ được biến đi cùng một cách với lũ ruồi và nhện hay không. Vì vậy tôi hỏi xem vì sao ông ta không chọn một con mèo lớn thay cho một chú mèo con.
Sự hăm hở của ông ta đã phản bội lại ông khi ông trả lời, “Ồ, vâng, tôi thích một con mèo! Tôi chỉ xin một con mèo con vì ngài có thể từ chối tôi một chú mèo lớn. Tôi sẽ có một con mèo con chứ ạ?”
Tôi lắc đầu, và nói rằng hiện giờ thì tôi e rằng điều đó là chưa được, nhưng tôi sẽ xem xét nó. Khuôn mặt ông ta xịu xuống, và tôi có thể thấy những nét đe dọa và nguy hiểm bên trong nó, manh nha một ý định giết người. Con người có một bản năng điên dại giết người tiềm ẩn trong mình. Tôi sẽ kiểm tra ông ta qua yêu cầu mà ông vừa đưa ra và xem mọi chuyện diễn tiến như thế nào, tôi sẽ biết rõ thêm.
Mười giờ tối. – Tôi thăm ông ta lần nữa và thấy ông ta đang ngồi ngẫm nghĩ ở một góc phòng. Khi tôi đến, ông ta quỳ sụp xuống trên đầu gối và khẩn nài ông ta cho ông một con mèo, rằng sự cứu rỗi của ông ta phụ thuộc vào đó.
Tuy nhiên tôi rất cương quyết nói rằng yêu cầu này là không thể giải quyết được. Vậy là ông ta không nói thêm nữa lời, quay về góc của mình và gặm ngón tay. Tôi sẽ gặp lại ông ta vào sáng sớm mai.
Ngày 20 tháng 7. – Tôi đến thăm Renfield rất sớm, trước khi những người chăm sóc mang ông ta đi dạo. Tôi thấy ông ta đang ư ử một giai điệu vo ve. Ông ta ve vẩy cục đường mà ông ta còn để dành được ra ngòai cửa sổ, với một ý định rõ ràng là tái lập lại cái trò bắt ruồi, với một sự khởi đầu đầy hứng khởi và khéo léo.
Tôi nhìn quanh tìm những con chim của ông ta, nhưng chẳng thấy đâu. Tôi bèn hỏi ông ta xem chúng đâu. Ông ta trả lời mà chẳng buồn quay lại rằng chúng đã bay mất rồi. Có một đám lông vũ vung vãi trong phòng, máu rỏ ra từ cái xích của ông ta. Tôi không nói gì thêm, quay ra dặn người coi giữ phòng phải báo cáo ngay với tôi tất cả những gì lạ lùng xảy đến với ông ta trong ngày.
11 giờ sáng. – Người chăm sóc phòng vừa đến nói rằng Renfield đang bệnh và ông ta nôn ra tòan lông chim. “Thưa bác sĩ, tôi tin rằng ,” anh ta nói, “ông ta đã ăn những con chim của mình. Ông ta đã bắt và ăn sống chúng.”
11 giờ tối. – Tôi cho Renfield uống một liều thuốc ngủ mạnh khiến ông ta nằm mê đi, rồi lấy cuốn sổ trong túi ông ta ra để đọc. Những điều thắc mắc lẩn quẩn trong đầu tôi đã được giải đáp, những lý thuyết của tôi đã được chứng minh.
Tôi gặp một trường hợp bản năng cuồng sát đặc biệt. Tôi nghĩ ra một cách giải thích khác cho trường hợp của ông ta, mà tôi gọi là sự cuồng ăn thịt (thịt sống). Cái mà ông ta muốn là hút càng nhiều sự sống vào người càng tốt. Ông ta cho một con nhện ăn nhiều con ruồi, một con chim ăn nhiều con nhện, rồi ông ta muốn một con mèo ăn nhiều con chim. Tiếp theo ông ta sẽ muốn tới cái gì đây?
Cái giá phải trả để hòan tất những kinh nghiệm này cũng đáng lắm chứ. Nó sẽ hòan thành nếu như nó có được một nguyên nhân chính đáng. Lòai người đã từng chế nhạo việc mổ xẻ, nhưng hãy nhìn những thành tựu mà công việc này đem lại ngày nay! Vì sao sự phát triển của khoa học luôn gặp phải những khó khăn và thách đố vì những định kiến từ đầu óc con người?
Nếu tôi nắm được bí mật này, tôi sẽ biết được điều cốt yếu để đi sâu vào tâm hồn những người mất trí, tôi sẽ có những sự đóng góp đáng giá vào khoa học để so sánh với nhà sinh lý học Burdon – Sanderson hoặc thiên tài Ferrier. Nếu như nó có được một nguyên nhân chính đáng! Đừng nghĩ nhiều về nó, hoặc là tôi sẽ làm cho mình trở nên kích động mất. Một điều khiến tôi bình tâm, đó là tôi không phải là một người có tài năng đặc biệt bẩm sinh.
Sự suy luận của con người thật tuyệt vời. Những người mất trí luôn sống trong một thế giới riêng của họ. Không hiểu người đàn ông này đánh giá một con người bằng với bao nhiêu sự sống, hay chỉ bằng một thôi. Ông ta đã gần tính chính xác được rồi, và hôm nay ông ấy lại bắt đầu một bản ghi mới. Ai trong số chúng ta đã bắt đầu nghiên cứu mỗi ngày để tính tóan về sự sống của chính chúng ta.
Tối qua cuộc sống của tôi đã gần như kết thúc đối với tôi và tôi thật sự đang bắt đầu tính tóan lại cho mình một cuộc sống mất. Nó sẽ tiếp tục cho đến khi Quan Tòa Vĩ Đại cộng hết tất cả lại cho tôi trong một con tính cuối cùng, cân bằng lại cho tôi những lợi nhuận và mất mát của tôi.
Ôi, Lucy, anh không thể giận em, cũng như không thể giận bạn mình, người đang hạnh phúc cùng em. Nhưng anh chỉ có thể đợi chờ trong hy vọng và làm việc. Làm việc! Làm việc!
Nếu như tôi có thể mạnh mẽ được như người bạn mất trí tội nghiệp của tôi nhỉ, với một lý do tốt đẹp, không vị kỷ để làm công việc của tôi. Đó sẽ là điều hạnh phúc thật sự.
NHẬT KÝ CỦA MINA MURRAY
Ngày 26 tháng 7. – Tôi thật là lo âu, và chỉ có thể xoa dịu bằng cách tự kể với mình bằng những trang nhật ký này. Điều đó giống như một người tự thì thầm và lắng nghe chính mình cùng lúc. Và đó cũng là lý do tôi dùng những ký hiệu viết tắt, nó gây ra cảm giác khác biệt so với chữ viết thường. Tôi không vui về Lucy và Jonathan. Tôi chẳng có tin tức gì về anh Jonathan thời gian qua, và rất lo lắng. Nhưng hôm qua ngài Hawkins đáng mến, người luôn luôn tỏ ra tốt bụng, đã chuyển cho tôi bức thư của anh ấy. Tôi đã viết thư hỏi thăm anh ấy, anh ấy trả lời là đã nhận được thư. Và chỉ có một hàng đề ngày tháng từ Lâu đài Dracula , báo tin anh ấy đang bắt đầu trở về nhà. Chẳng giống Jonathan tí nào. Tôi hoàn toàn không hiểu gì, và điều này làm tôi bất an.
Lại còn Lucy nữa. Mặc dù bạn ấy vẩn khỏe, nhưng dạo gần đây bệnh mộng du của bạn ấy bắt đầu quay trở lại. Mẹ bạn ấy có bàn về chuyện này với tôi, và chúng tôi quyết định rằng tôi sẽ khóa cửa phòng chúng tôi mỗi tối.
Bà Westenra có cho tôi biết là những người mộng du hay đi trên mái nhà, đi dọc theo những cạnh đá. Thình *** h họ tỉnh giấc và rơi xuống với những tiếng kêu thảng thốt làm vang động chung quanh.
Bà mẹ tội nghiệp tất nhiên là rất lo lắng cho Lucy. Bà ấy nói với tôi là chồng bà, tức cha Lucy, cũng có thói quen như vậy. Ông ấy thức giấc vào nữa đêm, tự thay quần áo và đi ra ngòai nếu không ai đánh thức dậy.
Lucy sẽ cưới vào mùa thu, và bạn ấy đang chuẩn bị quần áo và nhà cửa của mình. Tôi thông cảm với bạn ấy, tôi cũng sẽ làm như vậy nếu tôi là bạn ấy.Chỉ có điều tôi và anh Jonathan sẽ sống một cuộc sống đơn giản, và sẽ cố hòa hợp hai lối sống với nhau.
Anh Holmwood, anh ấy tên là Hon. Arthur Holmwood, là con trai duy nhất của ngài Godalming, thỉnh thỏang lại đến, ngay khi anh ấy có thể rời thị trấn được, vì cha anh ấy không được khỏe. Tôi thấy Lucy luôn khắc khỏai chờ anh ấy đến.
Bạn ấy luôn muốn ngồi cùng anh ấy trên khu đất nhà thờ, chỉ cho anh ấy cảnh đẹp miền Whitby. Tôi dám chắc là sự chờ đợi làm bạn ấy rối tung lên, và bạn ấy trở lại bình thường khi anh ấy đến chơi.
Ngày 27 tháng 7. – Chẳng có tin tức gì của anh Jonathan. Tôi cảm thấy vô cùng lo lắng cho anh, nhưng tôi chẳng biết phải làm gì. Ước gì anh ấy viết cho tôi, dù chỉ một hàng.
Lucy lại càng hay mộng du, mỗi đêm tôi đều bị đánh thức bởi tiếng chân bạn ấy lang thang khắp phòng. May là dạo này trời nóng nên bạn ấy không bị nhiễm lạnh. Nhưng sự xáo động liên tục ấy rốt cuộc đã ảnh hưởng đến tôi, tôi trở nên căng thẳng và mất ngủ. Tạ ơn Chúa, sức khỏe của Lucy vẩn ổn. Anh Holmwood vừa đột ngột được gọi về gặp mặt cha, vì ông ấy yếu đi nhiều. Lucy cáu kỉnh vì bị chia cắt, nhưng không để lộ điều ấy ra mặt. Bạn ấy cố đùa cợt, và má bạn ấy đỏ hồng lên thật đáng yêu. Bạn ấy không còn xanh xao nữa. Tôi mong sao điều ấy diễn ra mãi.
Ngày 3 tháng 8. – Lại một tuần nữa trôi qua, và chẳng có tin tức gì về anh Jonathan, hay thậm chí là từ ông Hawkin, người tôi đang nóng lòng chờ đợi. Ôi, tôi mong sao anh ấy đừng ngã bệnh. Anh ấy phải nên viết cái gì cho tôi chứ. Tôi xem lại bức thư cuối cùng của anh ấy, nhưng nó chẳng làm tôi thỏa mãn. Nó không giống cách anh ấy viết, dù là nét chữ của anh ấy. Không thể sai lầm được.
Trong tuần này Lucy không mộng du nhiều như trước, nhưng bạn ấy có cái vẻ quan tâm là lạ nào đó mà tôi không hiểu, hình như ngay trong khi ngủ bạn ấy cũng theo dõi tôi. Bạn ấy thử mở cửa, và khi thấy cửa khóa thì bạn ấy lùng sục trong phòng để tìm chìa khóa.
Ngày 6 tháng 8. – Lại ba ngày nữa trôi qua, và chẳng có tin tức gì. Khỏang thời gian chờ đợi này thật là chết người. Chỉ cần biết một nơi nào đó để viết vài chữ hay để đi đến, tôi sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Nhưng chẳng ai biết gì thêm về Jonathan kể từ lá thư cuối cùng của anh ấy. Tôi chỉ còn biết cầu Chúa để giúp mình kiên nhẫn hơn.
Lucy trở nên kích động hơn, nhưng ngòai ra mọi thứ đều tốt đẹp. Đêm hôm qua tiết trời có vẻ là lạ, và những người đánh cá nói rằng sắp có một cơn bão ập đến chỗ chúng tôi. Tôi phải học cách quan sát và đóan nhận từ những dấu hiệu do thời tiết mang lại mới được.
Ngày hôm nay thật là u ám, và khi tôi viết những dòng này thì mặt trời đã ẩn vào những đám mây dày che phủ miền Kettleness. Mọi thứ đều u ám ngoại trừ bãi cỏ xanh nổi lên như một viên ngọc lục bảo giữa phong cảnh chung quanh. Những mỏm đá màu xám, những đám mây màu xám, pha lẫn với ánh mặt trời nhàn nhạt xa xa, trôi lững lờ trên mặt biển, phủ một màu xám lên tòan bộ bức tranh thiên nhiên. Biển như tràn ngập lên tất cả những chỗ cạn và những dãi cát với một màn sương hung dữ, dày đặc từ đại dương đi vào đất liền. Chân trời đã biến mất trong màn sương xám xịt này. Tất cả đều mênh mông xa vắng, mây trời thì ùn ùn kéo lại thành từng lớp như những tầng đá khổng lồ, và thỉnh thoảng lại có những tiếng kêu vang dội khắp mặt biển như vang lên từ địa ngục. Một bóng đen thỉnh thỏang lại xuất hiện trên mặt biển, đôi khi chìm khuất trong màn sương, giống như một ‘người đàn ông đang đi bộ trên những mảnh ván’. Những chiếc thuyền đánh cá vội vã quay trở vào bờ. Sóng biển cuồn cuộn hung hãn đập vào bờ như muốn cuốn phăng cả hải cảng đi, rồi rút ra qua những lỗ thông nước. Ông bạn già Swales đến thăm. Ông ta đi thẳng lại chỗ tôi, và qua cái cách ông ta nhấc mũ thì tôi hiểu rằng ông ta muốn nói chuyện.
Tôi có phần xúc động trước sự thay đổi nơi người đàn ông tội nghiệp già cỗi này. Khi ông ấy ngồi cạnh tôi, ông nói với một vẻ rất lịch thiệp, “Tôi muốn nói với cô đôi điều, thưa cô.”
Tôi thấy ông ấy không bình tĩnh lắm, nên tôi nắm lấy bàn tay nhăn nheo già nua của ông trong tay tôi và nói ông ấy hãy cứ nói hết.
Ông ta rút tay ra khỏi tay tôi và nói, “Cô bé yêu quý của tôi, tôi sợ rằng sẽ làm cô bị sốc với những điều khủng khiếp tôi sắp nói ra về cái chết.Trong những tuần qua tôi đã không nói về chúng, nhưng tôi muốn cô nhớ kỹ khi tôi đã ra đi. Chúng tôi là những kẻ lang thang sau những bánh lái đi khắp mọi nơi trên trái đất, mà chẳng có ai buồn nghĩ đến nó, chúng tôi cũng chẳng sợ hãi gì về nó. Trái tim tôi tự hào rằng tôi hoàn toàn xem thường cái chết. Nhưng mà, cô bạn ạ, Chúa sẽ phù hộ cho cô, tôi chẳng sợ gì cái chết, nhưng tôi không muốn chết nếu như tôi vẩn còn có thể tìm thấy lối thóat. Thời điểm của tôi đã sắp đến rồi, và tôi biết rằng, một trăm năm là một cuộc đời dài so với cuộc sống của một con người, và tôi đã cảm thấy lão Thần Chết đang vung lưỡi hái của lão đâu đây. Cô thấy đấy, tôi vẩn chưa dứt được thói quen đùa cợt với nó. Cái lưỡi hái ấy lão vẩn thường vung lên trước mặt tôi như một trò đùa quen thuộc của hắn. Rồi sắp đến hắn sẽ thổi lên tiếng kèn gọi của hắn cho tôi. Nhưng cô đừng tỏ ra như thế chứ, cô bạn thân yêu!” – đó là lúc ông ấy thấy tôi đang khóc – “nếu hắn đến vào lúc khuya khoắt này tôi sẽ từ chối chẳng thèm trả lời lời gọi của hắn đâu. Cuộc sống là cái mà, sau khi những gì mà người ta làm được, người ta chờ đợi một cái gì khác xảy đến, thì cái chết chính là cái điều hợp lý để đợi chờ. Nhưng tôi hài lòng nếu nó đến với tôi, cô bạn thân mến, và hãy đến nhanh lên. Nó có thể đến trong khi đang được trông ngóng và đợi chờ. Có thể nó nằm đâu đó trong những cơn gió biển đang mang đến sự mất mát và tàn phá, làm tâm hồn tan nát, làm con tim nhói đau. Nhìn xem! Nhìn xem!” ông ta đột ngột kêu lên. “Có một cái gì đó trong cơn gió này. Nó mang theo mùi vị, âm thanh, mang theo sắc màu của cái chết. Nó đâu đó trong không khí. Tôi cảm thấy nó đang đến đấy. Chúa ơi, hãy làm cho vui sướng khi ngài gọi con!” Ông ta giơ tay lên một cách nhiệt thành, nhấc mũ lên. Môi ông ta mấp máy như đang cầu nguyện. Sau vài phút im lặng, ông ấy đứng dậy, bắt tay tôi, chúc phúc cho tôi, rồi chào tạm biệt và khập khiểng bước đi. Điều này làm tôi xúc động tận tâm can và buồn rầu không ngớt.
Tôi vui lên khi người lính tuần duyên đi đến một mình, với cái kính viễn vọng trong tay. Ông ta dừng chân nói chuyện với tôi như mọi khi, nhưng vẩn chăm chú theo dõi một con tàu lạ.
“Con tàu này lạ quá,” ông ta nói. “Nó là tàu Nga, qua dáng vẻ bên ngòai. Nhưng nó kéo còi liên tục một cách dị thường. Hình như chẳng có ai điều khiển nó. Giống như nó thấy trước một cơn bão, nhưng không biết là nên chạy thẳng lên phía bắc để tránh hay cập vào đây. Nhìn lại xem! Nó di chuyển rất kỳ quặc, hình như chẳng có ai điều khiển bánh lái cả. Cứ mỗi cơn gió lại làm nó đổi hướng. Ngay trước sáng mai chúng ta sẽ biết thêm về nó.”