Bóng Hình Của Gió

Chương 7



VÀO DỊP SINH NHẬT THỨ MƯỜI SÁU, tôi nảy ra ý tưởng xui rủi nhất từng nảy ra xưa nay. Không tham khảo ý kiến bất kỳ ai, tôi quyết định tổ chức một bữa tiệc sinh nhật trong đó có mời Barceló, Bernarda, Clara. Theo như đánh giá của cha tôi, toàn bộ chuyện ấy chẳng khác gì công thức cho tai hoạ.

“Đó là sinh nhật của con,” tôi đanh giọng đáp lời. “Con làm việc cho cha tất cả các ngày khác trong năm rồi. Chỉ một lần thôi, sao cha không chiếu cố chiều lòng con một chút.”

“Tuỳ con thôi.”

Những tháng trước đó là khoảng thời gian hoang mang nhất trong quan hệ kỳ lạ giữa tôi và Clara. Tôi hầu như không còn đọc sách cho cô nữa. Clara lúc nào cũng cẩn trọng tránh ở một mình với tôi. Cứ mỗi lần tôi ghé qua nhà Barceló, ông bác cô đều thình lình ló mặt và vờ như đang đọc báo, hoặc không thì Bernarda xuất hiện bất chợt lọ mọ hết việc này đến việc kia, mắt láo liên liếc nhìn trộm. Những lần khác thì bạn đồng hành của chúng tôi sẽ là một hay vài ba người bạn của Clara. Tôi gọi họ là “Lữ đoàn Chị em”. Luôn xuất hiện với bề ngoài nhu mì giản dị, họ tuần hành xung quanh Clara với cuốn kinh Misa trên tay còn đôi mắt thì dò xét như mắt cảnh sát, họ như muốn thể hiện rõ ràng rằng tôi là kẻ cản đường và sự hiện diện của tôi khiến cho Clara và toàn bộ thế giới này khó xử. Nhưng tồi tệ nhất, là Neri, tay giáo viên dạy đàn, chủ nhân bản giao hưởng đáng thương vẫn mãi nằm trong tình trạng chưa hoàn thành. Gã là một kẻ biết nói những lời mật ngọt, một cậu ấm nhà giàu xuất thân từ khu dân cư trịch thượng bên quận San Gervasio, bất chấp cái khí chất nghệ sĩ mà gã toả ra, Neri lại gợi tôi nhớ đến một ca sĩ tango đầu bóng nhẫy sáp chải tóc. T duy nhất mà tôi thừa nhận ở hắn là cá tính trơ trẽn không thèm che đậy. Gã sẵn sàng bợ đỡ Gustavo mà không màng đến thế nào là phẩm cách và lịch thiệp, gã tán tỉnh Bernarda trong bếp, khiến chị bật cười với những món quà ngu ngốc như hạnh nhân ướp đường, gã còn có sở thích vỗ mông phụ nữ. Nói tóm lại, tôi không ưa gã chút nào. Sự căm ghét đến từ cả hai phía. Neri luôn từ đâu đó nhảy ra cùng mớ tổng phổ trên tay, kèm theo là thái độ ngạo mạn chướng mắt, gã coi tôi như một thằng nhỏ bồi bàn phiền nhiễu và tỏ đủ loại thái độ khó chịu trước sự hiện diện của tôi.

“Nhóc không phải quay về làm bài tập ở nhà sao?”

“Còn anh, nhà soạn nhạc, chẳng phải anh còn một bản giao hưởng chưa hoàn thành?”

Rốt cuộc lần nào tôi cũng là bên bị nắm thóp và phải rời đi, tiu nghỉu trong chiến bại, ao ước mình có tài nói huyên thuyên như Gustavo để có thể ném cái thái độ lên mặt ta đây này nọ của gã về đúng chỗ.

***

NGÀY SINH NHẬT TÔI, cha tới tiệm bánh ngọt trong góc phố mua chiếc bánh tuyệt nhất mà ông tìm được. Cha tôi lặng lẽ bày bàn ăn, mang ra những dao dĩa bằng bạc và bộ đồ sứ đẹp nhất. Ông thắp vài cây nến và chuẩn bị món ăn mà ông biết là tôi ưa thích. Hai cha con không trao đổi lấy một lời suốt buổi chiều. Tối đến cha tôi quay về phòng mình, khoác lên mình bộ đồ đẹp nhất, khi bước ra ông cầm theo một gói nhỏ bọc giấy bóng kính lấp lánh đặt lên bàn cà phê trong phòng ăn. Quà cho tôi. Cha tôi ngồi xuống bàn, rót cho mình một ly vang trắng và chờ đợi. Trong thư mời tôi đã nói rằng bữa tối sẽ vào lúc tám giờ ba mươi. Tới tận chín giờ ba mươi chúng tôi vẫn phải ngồi đợi. Cha buồn rầu liếc sang tôi. Trong lòng tôi sôi sùng sục lửa giận.

“Hẳn cha phải vừa lòng lắm,” tôi nói. “Chẳng phải cha muốn thế này sao?”

“Không hề.”

Nửa giờ sau, Bernarda đến. Chị mang theo gương mặt như đưa đám và lời nhắn từ Cô Clara, rằng cô chúc tôi vạn điều hạnh phúc. Nhưng thật không may rằng cô không thể đến dự bữa tối sinh nhật tôi. Ông Barceló thì buộc phải rời thị trấn vài ngày vì có việc làm ăn, và Clara không thể đổi giờ học với nhạc sĩ Neri. Bernarda thì đến được vì hôm nay chị được nghỉ chiều và t

“Clara không thể đến vì có buổi học nhạc ư?” tôi sửng sốt hỏi.

Bernarda nhìn xuống. Trông chị như chực khóc khi đưa tôi bọc quà nhỏ của chị rồi hôn tôi vào cả hai bên má.

“Nếu không thích, cậu có thể đem đi đổi,” chị nói.

Tôi bị bỏ lại một mình với cha, ông đang chú mục vào bộ đồ sứ và thìa dĩa bạc, cả những ngọn nến đang lặng lẽ cháy tàn.

“Cha rất tiếc, Daniel,” cha tôi nói.

Tôi gật đầu trong im lặng, khẽ nhún vai.

“Con không định mở quà à?” cha tôi hỏi.

Phản ứng duy nhất của tôi là đóng sầm cửa trước khi rời khỏi căn hộ. Tôi hung hăng lao xuống cầu thang, bước ra ngoài, mắt ầng ậc cuồng nộ. Con phố lạnh thấu xương, hoang vắng, tràn ngập một màu xanh nhàn nhạt dị thường. Tôi cảm thấy tim mình như thể bị phanh ra. Mọi thứ xung quanh như run rẩy. Tôi đi lang thang dật dờ, tôi chẳng mấy để tâm tới kẻ lạ đang quan sát mình từ bên khu Puerta del Ángel. Hắn mặc bộ vét đen, tay phải đút trong túi áo vét, mắt quắc lên như hai lằn sáng trong ánh lập lòe điếu thuốc. Chân hơn tập tễnh, hắn bắt đầu đi theo tôi.

Tôi lang thang khắp các con phố trong khoảng một tiếng đồng hồ hoặc hơn, cho tới khi thấy mình dừng chân trước thềm đài tưởng niệm Columbus. Đi chéo qua đó và tới cảng, tôi ngồi trên dải bậc tam cấp đá dẫn xuống làn nước đen ngòm sát cạnh bãi tàu đậu, nơi nương náu cho các du thuyền. Hẳn có người đã thuê du thuyền đi đêm, bởi tôi nghe đâu đây trong phía cảng sát bờ văng vẳng tiếng cười và nhạc xuyên qua chuỗi ánh đèn trên cao và ánh đèn phản chiếu trên mặt nước. Tôi mường tượng lại những ngày khi cha đưa tôi lên chính chiếc du thuyền ấy để tới chỗ đê chắn sóng. Từ vị trí ấy có thể thấy được nghĩa trang trải ra trên sườn đồi Montjuïc, thành phố vĩnh hằng của những người quá cố. Có đôi khi tôi vẫy tay vì nghĩ rằng mẹ đang yên nghỉ tại đó để thấy hai cha con đang lướt qua trên du thuyền. Cha tôi cũng giơ tay lên vẫy. Đã nhiều năm kể từ lần cuối chúng tôi cùng bước lên du thuyền đi quanh vịnh, dù vậy tôi biết đôi khi cha vẫn tự đi một mình.

tuyệt vời để ăn năn, Daniel,” một giọng nói vang đến từ trong bóng tôi. “Thuốc lá không?”

Tôi giật nảy người. Một bàn tay đang chìa thuốc lá ra mời tôi.

“Ông là ai?”

Kẻ lạ di chuyển về trước cho tới khi đứng gần sát lằn ranh bóng tối, khuôn mặt hắn vẫn không lộ diện. Một luồng khói xanh xám cuộn lên từ điếu thuốc lá hắn cầm. Ngay lập tức tôi nhận ra bộ đồ màu đen và bàn tay đút trong túi áo vét. Đôi mắt hắn sáng loé như hạt cườm bằng thuỷ tinh.

“Một người bạn,” hắn đáp. “Hoặc ít ra đó là điều ta muốn trở thành. Làm một điếu chứ?”

“Tôi không hút thuốc.”

“Tốt thôi. Tiếc thay, ta chẳng có gì khác để mời cậu cả, Daniel.”

Giọng hắn khò khè, nghèn nghẹn. Hắn nói như thể phải nặn ra từng lời và nghe chúng cứ lùng bùng xa xăm như tiếng những đĩa 78 vòng mà Barceló sưu tập.

“Sao ông biết tên tôi?”

“Ta biết rất nhiều điều về cậu. Tên cậu là điều tối thiểu trong số đó.”

“Ông còn biết những gì khác nữa?”

“Ta có thể khiến cậu ngượng chín người đấy, nhưng giờ ta không có thời gian cũng như mong muốn làm như vậy. Ta chỉ muốn nói là cậu có một thứ khiến ta để tâm. Và ta sẵn sàng trả cậu rất rất nhiều tiền để có nó.”

“Tôi e là ông đã nhầm tôi với ai đó.”

“Không hề, ta biết rõ là không phải vậy. Ta thường hay mắc sai lầm, nhưng về con người thì chưa từng. Cậu muốn bao nhiêu?”

“Cho cái gì mới được?”

“Cho cuốn Bóng hình của gió.

“Điều gì khiến ông nghĩ là tôi có nó?”

“Chuyện đó khỏi bàn, Daniel. Vấn đề ở đây chỉ là chuyện giá cả. Ta biết cậu có cuốn sách ấy từ lâu rồi. Người ta kể. Và ta nghe được.”

“Vậy thì ông nghe nhầm rồi. Tôi không có cuốn sách ấy. Mà nếu có, tôi cũng sẽ không bán đâu.”

“Tính chính trực của cậu thật đáng ngưỡng mộ, đặc biệt trong cái thời rặt những kẻ bợ đỡ và nịnh nọt này, nhưng cậu không phải ra vẻ với ta đâu. Cứ nói bao nhiêu. Một ngàn duro? Tiền chẳng có nghĩa lý gì với ta. Cậu cứ việc định giá.”

“Tôi đã nói ông rồi còn gì, cuốn sách đó không thể bán được, bởi tôi không có nó,” tôi đáp lời. “Ông đang nhầm lẫn đấy có biết không?”

Bọc mình trong làn khói xanh xám của điếu thuốc lá cứ như chẳng bao giờ cháy hết, kẻ lạ vẫn lặng yên và bất động. Tôi nhận ra mùi trên người hắn không phải mùi thuốc lá, mà mùi giấy bị đốt cháy. Giấy chất lượng cao, loại dùng để in sách.

“Có lẽ cậu mới là người đang nhầm lẫn đấy,” hắn gợi ý.

“Ông đang đe doạ tôi đấy à?”

“Có thể?”

Tôi nuốt ực trong họng. Dù tôi cố tỏ ra hiên ngang, kẻ lạ vẫn khiến tôi thấy rờn rợn.

“Liệu tôi có thể hỏi sao ông lại hứng thú với cuốn sách đó?”

“Đó là chuyện của ta.”

“Cũng là chuyện của tôi, bởi ông đang đe doạ tôi về một cuốn sách mà tôi không sở hữu.”

“Ta thích cậu. Daniel. Cậu can đảm đấy, và xem chừng sáng dạ nữa. Một ngàn duro nhé? Với số tiền ấy cậu tha hồ mua cả núi sách khổng lồ. Sách xịn hẳn hoi ấy, không phải cái thứ rác thải mà cậu bảo vệ với ngần ấy nhiệt huyết đâu. Được một ngàn duro và chúng ta sẽ vẫn là bạn.”

“Tôi và ông không hề là bạn bè.”

“Là bạn bè đấy, cậu chỉ chưa nhận ra mà thôi. Ta không trách cậu đâu, trong đầu cậu chứa cả một mớ hỗn độn thế cơ mà. Ví dụ như cô bạn Clara của cậu ấy. Trước một phụ nữ như thế… ai cũng sẽ mất lý trí cả thôi.”

Việc tên Clara được nhắc đến như làm đông cứng máu chảy trong huyết quản tôi. “Ông biết gì về Clara?”

“Ta dám nói là ta biết nhiều hơn cậu đấy, mà tốt nhất là hãy quên ả ta đi, mặc dù ta biết cậu sẽ không chịu đâu. Ta cũng từng trải qua tuổi mười sáu rồi mà…”

Một nhận thức khủng khiếp bất chợt ào đến trong tôi. Hắn ta chính là kẻ lạ đã quấy rầy Clara trên phố. Hắn ta có thực. Clara đã không nói dối. Hắn chợt tiến một bước về phía trước. Tôi lập tức lùi lại. Trong đời chưa bao giờ tôi khiếp hãi đến vậy.

“Clara không giữ cuốn sách ấy; ông nên biết điều đó. Đừng hòng đụng đến cô ấy lần nữa.”

“Ta chẳng mảy may hứng thú với cô bạn của cậu, Daniel, và một ngày kia cậu cũng sẽ cảm thấy tương tự. Cái ta muốn là cuốn sách. Và ta mong có thể đạt được nó một cách công bằng mà không phải làm tổn thương bất kỳ ai. Cậu hiểu chứ?”

Không thể nghĩ ra điều gì khá khẩm hơn, tôi quyết định nói dối. “Một người tên là Adrián Neri đang giữ nó. Gã soạn nhạc. Ông hẳn từng nghe đến tên gã.”

“Chẳng hề nghe tới; về một nhạc sĩ mà nói thế thì còn gì tệ hại bằng. Cậu chắc là cậu không sáng chế ra cái tay Adrián Neri này đấy chứ?”

“Giá như tôi có thể.”

“Nếu như vậy, bởi cậu có vẻ thân với anh ta, có lẽ cậu nên thuyết phục anh ta trả cuốn sách cho cậu. Mấy chuyện đó thì giữa bạn bè với nhau dễ giải quyết lắm. Hay cậu thích ta thân chinh đi hỏi Clara?”

Tôi lắc đầu. “Tôi sẽ nói chuyện với Neri, nhưng tôi e là gã sẽ không trả cuốn sách đâu. Không chừng gã chẳng còn giữ nó nữa. Có điều, ông muốn có bằng được cuốn sách ấy để làm gì? Đừng bảo với tôi là để đọc không thôi đấy.”

“Không. Ta thuộc lòng nó rồi.”

“Ông là một nhà sưu tầm?”

“Từa tựa như vậy.”

“Ông có những cuốn khác cũng của Carax không?”

“Có thể nói ta đã từng sở hữu chúng. Julián Carax là chuyên môn của ta, Daniel ạ. Ta đi khắp thế giới chỉ để tìm sách của người đó.”

“Vậy ông làm gì với những cuốn sách ấy nếu không phải để đọc?”

Kẻ lạ bật ra một tiếng nghèn nghẹn thống khiết. Phải mất một lúc tôi mới nhận ra đó là hắn đang cười.

“Chỉ có một việc duy nhất có thể làm với những cuốn sách ấy, Daniel ạ,” hắn trả lời.

Kẻ lạ rút từ trong túi áo ra một hộp diêm. Hắn lấy ra một que rồi quẹt. Ngọn lửa cho tôi thấy khuôn mặt hắn lần đầu tiên. Máu trong người tôi như đóng băng. Hắn không có mũi, môi lẫn cả mắt mí. Khuôn mặt hắn chỉ như một chiếc mặt nạ đen toàn sẹo, do bị lửa thiêu. Đó cũng chính là làn da chết mà Clara đã chạm vào.

“Đó là thiêu dụi chúng,” hắn thì thào, giọng nói và ánh mắt tràn ngập căm hận.

Một đợt không khí giật mạnh thổi tắt que diêm giữa những ngón tay kẻ lạ, khuôn mặt hắn lại một lần nữa chìm trong bóng tối.

“Chúng ta sẽ còn gặp lại, Daniel. Ta chưa bao giờ quên mặt một ai, và ta cũng nghĩ mình sẽ không quên cậu đâu,” hắn điềm tĩnh nói. “Vì lợi ích của cậu, và cũng vì lợi ích của Clara bạn cậu, tôi mong cậu có thể đưa ra quyết định đúng đắn. Hãy thu xếp chuyện này với Neri – một cái tên khá kiêu căng đây. Ta không tin hắn lấy một chút nào.”

Với câu nói ấy, kẻ lạ quay mình bước hướng về phía bãi tàu đậu, hình h dần hoà lẫn vào những mảng tối đen, bọc trong tiếng cười rỗng hoác của chính hắn.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.