Chim Sơn Ca Trong Túi Áo

Chương 68: 68: Mập Mờ 02 Gánh Nặng



Trong cái tranh sáng tranh tối, Nguyễn Ngụy Chi không thấy rõ biểu cảm của Ôn Dữ, buông lời: “Vậy thì đem đi giặt.”
“Lỡ giặt không sạch thì sao?” Cậu cắn môi hỏi.
Trần Tư Bạch rời khỏi bức bình phong, ân cần mỉm cười: “Để anh giặt cho em nhé?”
Ôn Dữ ngẩng phắt mặt lên.

Nương theo ánh sáng lờ mờ hắt vào, có thể thấy người con trai này trán rộng, cằm nhọn, mày mắt tươi vui, trông khó mà ghét nổi.
Cậu lặng yên nhìn Trần Tư Bạch mới vừa quen đã xắn tay áo giúp mình giặt giày, lòng nặng trĩu.

Anh sấy đôi giày ráo bớt nước rồi phơi lên, lau tay cười hỏi: “Em thấy ổn hơn chưa?”
Ôn Dữ cẩn thận nhìn ngắm đôi giày sạch bong, mím môi đáp: “Cảm ơn anh.”
Nguyễn Ngụy Chi dụi tắt thuốc đi vào: “Xong rồi?”
“Ừm.” Trần Tư Bạch tiến lại gần, thân mật xoa hai gò má y.

Ngôn Tình Trọng Sinh
Ôn Dữ thấp giọng làu bàu: “Bên ngoài lạnh gần chết mà còn ráng khoác áo để đi hút thuốc…”
Nguyễn Ngụy Chi vuốt dái tai đeo khuyên của Trần Tư Bạch, liếc cậu qua khóe mắt: “Mười một giờ hơn rồi, trẻ nhỏ phải đi ngủ, người lớn phải đi về.”
Trên đường đi, Trần Tư Bạch vén tóc tháo khuyên tai, dò hỏi: “Cậu nhóc đó là cháu ruột của anh à?”
“Họ hàng xa bên đằng mẹ.

Mối quan hệ lằng nhằng lắm.

Nó mới ở với anh nửa năm.

Năm ngoái ông bố ngoại tình, bà mẹ giãy nảy đòi ly hôn.

Cả hai đều đi làm nên rất bận.

Anh cũng chẳng hiểu sao bọn họ đồng ý cho nó ở với một gã ất ơ như anh.

Tranh cãi gần một năm thì bố mẹ nó làm hòa.

Họ muốn rước về nhưng nó chẳng chịu.”
“Chi phí sinh hoạt của cậu nhóc thì tính sao?”
“Dĩ nhiên là bố mẹ nó gửi cho anh.” Nguyễn Ngụy Chi nhếch mép: “Anh kiếm đâu ra tiền nuôi thêm một miệng ăn.”
Xe đỗ lại trước ký túc xá, nhưng không ai vội xuống.

Tuyết rơi làm mờ ánh đèn lung linh.
“Ngụy Chi.” Trần Tư Bạch rướn qua cởi kính của y, đặt một nụ hôn lên sống mũi thẳng tắp: “Không ngờ anh cũng biết chăm sóc người khác đấy.”
“Hửm?” Nguyễn Ngụy Chi giữ gáy đối phương, hơi thở mập mờ.

Ngón tay người con trai ve vuốt gò má y, hôn y lần nữa, “Em nghe khá nhiều lời đồn xung quanh anh.”
“Thì?”
Trần Tư Bạch trả lại kính cho y, cong mắt cười: “Em cảm thấy chúng không đúng lắm.

Thôi nhé, chúc anh ngủ ngon.”
Sáng hai mươi lăm, Nguyễn Ngụy Chi đóng cửa hàng, tính đi ra ngoài.

Ôn Dữ đòi theo.
Cậu ngồi vào ghế phụ, bất chợt thấy dưới chân có một chiếc khuyên tai.

Đâu ra đây? Chắc hẳn không phải là của con gái.
Nguyễn Ngụy Chi mở cửa ra, nhìn thấy thì đoạt đi: “Của anh hôm qua đấy.”
Ôn Dữ gật đầu ra bề đã hiểu, ngoảnh mặt.
Y làm công chuyện rồi tiện thể dẫn cậu đi mua vài món quần áo mới.

Ôn Dữ mặt xinh, dáng đẹp, nhân viên ở cửa hàng lấy làm thích, giới thiệu hết món này đến món khác.

Lúc ra thanh toán, cổ cười hỏi Nguyễn Ngụy Chi: “Hai cậu là anh em hả?”
Y chưa kịp trả lời thì Ôn Dữ đã phản ứng: “Không phải ạ!”
Y liếc mắt, đáp: “Tôi là chú nó.”
“Ồ, nhìn anh trẻ thật.” Nhân viên ngại ngùng nói.
Nguyễn Ngụy Chi đi trước.

Ôn Dữ chạy theo kéo tay áo y, rồi trỏ về bên phải: “Cháu muốn ăn kem.”
Y nhìn đồng hồ: “Nhiệt độ ngoài trời là ba độ rưỡi.”
Cậu gật đầu: “Nên ăn kem sẽ không bị chảy.”
Nguyễn Ngụy Chi rủ mắt nhìn cậu rồi rút tay về, bỏ đi thẳng: “Không mua.”
Thiếu niên ớ một tiếng, vòng tay qua eo y níu lại: “Mua cho cháu đi!”
Nguyễn Ngụy Chi suýt thì té ngửa, có chút bực mình tặc lưỡi.

Ôn Dữ dụi trán vào dưới vai y, cánh tay từ từ riết lại, mềm mại nài nỉ: “Chú ơi, chú mua kem cho cháu đi mà…”
Thấy mọi người xung quanh dòm ngó, y thở dài.
Ôn Dữ mãn nguyện ăn ba ly kem giữa trời đông giá rét, sang hôm sau liền bị đau họng.
“Ừ, anh không đến được.” Bên kia bình phong, Nguyễn Ngụy Chi nhẹ nhàng nói chuyện điện thoại: “Cháu trai anh bị cảm.

Ừ…!Em làm tiếp thiết kế của anh đi.

Ừ, hôm kia anh sẽ lên…”
Y cúp máy, cầm kính đeo lên rồi vòng ra sau bình phong nhìn cậu con trai co ro nằm trên ghế dài, gò má trắng nõn nhuộm ráng hồng.

Y sờ trán Ôn Dữ, giọng lạnh lùng: “Sao rồi?”
“Buồn ngủ lắm.” Cậu đáp như thều thào, bờ mi ngấn nước.
Nguyễn Ngụy Chi giữ nguyên tư thế nhìn cậu thiếu niên hồn nhiên thiếp đi, vào phòng lấy chăn mỏng đắp cho cậu rồi vắt thước làm việc.
Hôm nay vắng khách, không gian tĩnh lặng như tờ.

Tuyết dày khiến đám trẻ hàng xóm trốn rịt trong nhà.

Vỉa hè trống trơn, bóng cây xơ xác in vào kính cửa sổ.
Nơi thế giới xám ngắt ấy, trong mắt Nguyễn Ngụy Chi chỉ có các mảnh âu phục vuông vắn.

Tiếng kéo cắt vải như nhỏ giọt, Ôn Dữ mơ màng tỉnh dậy, nghe thấy một tràng cười ở ngoài, trong ngực chợt lạnh lẽo.
“Em mua cháo đến này, cháu của anh đã đỡ hơn chưa?” Trần Tư Bạch dán bờ môi lạnh giá lên gò má Nguyễn Ngụy Chi.
Y đón lấy hai túi thức ăn, nhướn mày hỏi: “Vừa hết tiết là chạy sang đây hửm?”
“Em nhớ anh.” Người con trai gác cánh tay lên vai y, lưu luyến gần gũi.
Ôn Dữ siết tay, ngẩng đầu lên khỏi ghế, thừ ra nhìn cái bóng khăng khít lồng vào nhau của hai người họ, yết hầu trượt dài nuốt một ngụm nước bọt đắng ngắt.
“Tiểu Ôn đang ở trong phòng à? Buổi trưa hai người ăn món gì thế? Em lo anh ăn lại đồ cũ…”
Cậu nghẹt thở nằm lại xuống, trùm chăn qua đầu.
Trần Tư Bạch bê nước và cháo đến, lay bả vai cậu: “Nhóc Ôn, dậy đi.”
Thiếu niên trong chăn rề rà duỗi mình, nhắm tịt mắt mà ngáp dài, hết sức tự nhiên như chỉ vừa mới ngủ dậy, nhập nhèm và ngơ ngác: “Ơ? Sao anh ở đây?”
“Đến thăm em.” Trần Tư Bạch cười, giục cậu ăn cháo và uống thuốc.
Ôn Dữ cầm muỗng lên: “Thơm quá.

Anh Tư Bạch tự nấu cháo sao?”
“Không, anh nấu dở lắm.” Tư Bạch xua tay: “Chú Nguyễn của em không uống nổi cà phê anh pha nữa là…”
“Thế à?” Cậu ăn cháo, nhìn chú Nguyễn xắn tay vào bếp.

Y vét sạch đồ ăn cũ trong tủ lạnh, luộc hai củ khoai lang mật, bào vỏ, mùi hương bốc lên thơm phức, rồi để qua một bên; đập trứng, xắt giăm bông, băm rau củ bỏ vào cơm, trộn tất lên.
Ôn Dữ ngửi mùi mà thèm thuồng, cùng với Trần Tư Bạch tràn đầy ngưỡng mộ ngước mắt nhìn y.

Người con trai họ Trần vội đứng dậy, tay dọn tay bưng chén đũa phụ giúp.
Ba người quây quần bên chiếc ghế dài Ôn Dữ ngồi.

Thấy cậu cứ nhìn đắm đuối vào khoai mật, Nguyễn Ngụy Chi bẻ một miếng nhỏ thảy cho: “Đang bệnh, ăn nhiều sẽ khó tiêu.”
Tám giờ tối, Nguyễn Ngụy Chi khoác áo tiễn Trần Tư Bạch.

Trở vào, y thấy Ôn Dữ đang nằm dài làm bài tập trên sofa, tiến lại vặn đèn sáng lên rồi kéo gáy cậu xa ra khỏi sách: “Khoảng cách khoa học.”
Ôn Dữ chống cằm, tò mò hỏi: “Tại sao chú bị cận?”
Nguyễn Ngụy Chi cởi mắt kính ra, hơi cau mày để nhìn rõ: “Vì học thêu.”

“Tại sao chú lại học thêu?”
Y đeo kính lên lại, ngữ khí không gợn sóng: “Do kinh tế gia đình chẳng đủ ăn.”
Ôn Dữ không ngờ tới, cầm bút nhìn y đăm đăm như sững sờ.

Y trải áo sơ mi đồng phục ra, là phẳng từng nếp nhăn, chậm rãi nói tiếp: “Đôi giày tôi mua cho cậu dịp Giáng sinh là dùng tiền sinh hoạt còn dư của bố mẹ cậu gửi cho.

Đó không phải quà tôi tặng cậu, tôi chỉ là người trung gian tặng quà thay bố mẹ cậu.

Do đó…”
“Cháu không về!” Cậu biến sắc: “Chú đừng dụ dỗ cháu nữa!”
Nguyễn Ngụy Chi dừng tay, rút điện bàn là: “Tôi không phải bố hay mẹ cậu.

Việc cậu ở đây đã làm cuộc sống của tôi xáo trộn, chỉ vì hôm nay cậu bị bệnh mà tôi phải hoãn dự án tâm huyết của mình lại một ngày.

Công sức của tôi suốt bao năm qua không dư thừa để chăm con người ta.”
Ôn Dữ cúi gằm mặt xem sách, song không chữ nào vào được đầu, vài lần định lên tiếng phản bác, nhưng kìm lại, dồn nén mọi cảm xúc vào màn đêm.
Nguyễn Ngụy Chi bất thần bị tiếng đồ vật rơi đánh thức, nhíu mày đeo kính đi ra xem, thấy Ôn Dữ đang luống cuống nhặt bàn là.

Cậu thảng thốt nhìn y: “Cháu muốn là đồng phục…”
“Là kiểu gì mà là lên cả tay đây?” Y có chút bực cầm cánh tay vừa bằng cái nắm của mình đưa vào dòng nước mở nhỏ.
Ôn Dữ mím môi nhịn đau, gập ngón tay nắm chặt vạt áo y, bờ mi hối hận rủ xuống: “Cháu…!cháu muốn giúp chú bớt gánh nặng.”
“Chúc mừng, thất bại rồi.” Y không thương tiếc nói.
Bôi thuốc cho cậu xong, y mới đi đánh răng rửa mặt, bước ra thì lại thấy cậu nhỏ đang cầm bàn là chưa cắm điện, vừa xem video hướng dẫn vừa thực hành.

Dáng vẻ chăm chú, nghiêm túc chỉ sợ còn hơn cả trên lớp học.
Tặc lưỡi, y trực tiếp cầm tay chỉ dẫn cho cậu: “Lật áo lại.”
“Hả?” Hơi ấm từ người đàn ông đột ngột bao vây Ôn Dữ.

Cậu ngẩn ngơ, rối bời, bàn tay nằm gọn trong lòng bàn tay y, tim đập thình thịch.

Nguyễn Ngụy Chi cắm điện, cầm tay kia của cậu đặt lên áo: “Nhìn vào.”
Cả thế giới xung quanh Ôn Dữ tựa như bốc hơi.

Tiếng còi xe cộ tiến về xa xăm, tiếng trẻ con nô đùa phai theo gió.

Tất cả những gì cậu còn cảm nhận được là bề mặt hơi ram ráp của lòng bàn tay y, và hơi ấm vấn vít bên tai.
Đây là lần đầu tiên chú Nguyễn nắm tay cậu.
Trước giờ, cậu chỉ dám cố ý “quên” đem tiền rồi đòi hỏi một cái gì đó – như là kem – ở ngoài đường hòng lợi dụng cơ hội mà kéo tay hoặc ôm y.
Ôn Dữ cúi đầu che giấu khóe môi không kìm được rướn lên, vài lần cố tình cong ngón tay cọ vào lòng bàn tay y, khẽ gọi: “Chú ơi.”
“Ừ?”
“Cháu sẽ tham gia lớp ngoại khóa về nấu ăn, được không ạ?”
“Tùy cậu.” Nguyễn Ngụy Chi đè tay xuống, giọng điệu không chút gợn sóng.
Lần cuối Ôn Dữ gặp bố mình trong năm âm lịch là vào buổi họp phụ huynh.

Ông ta thích la rầy và giảng đạo, xem thường người dưới và tự phụ vào ý tưởng của mình.

Cậu suýt không kiềm chế được bản thân mà đứng lên bắt ông ấy câm miệng ngay trong lớp.

Nguyễn Ngụy Chi nghe tiếng sập cửa đằng sau bình phong, hơi liếc mắt, nụ cười trên môi không chút suy suyển nói với khách hàng: “Xin lỗi, cháu tôi vừa đi học về.”
Vị khách gật đầu đáp lại không sao.

Y đặt lịch lấy số đo xong thì cởi áo khoác, nằm vật xuống sofa cầm điện thoại.

Trần Tư Bạch đã về quê từ tuần trước, trước khi đi còn lo lắng y quên chuẩn bị cho giao thừa nên gửi một đống bánh trái cho y.
Nguyễn Ngụy Chi nhìn đống đồ chưa kịp xếp, bất đắc dĩ gửi tin: Sợ em rồi đấy.
Tư Bạch hớn hở rep: Em có mua cho anh một quả bưởi, quê em quả này hiếm lắm.

Anh không ăn hết bánh thì gọi Tiểu Ôn ăn cùng.

Tưởng tượng cảnh hai chú cháu anh ăn cơm thừa canh cặn trong đêm giao thừa là em đã hận không thể mua vé tốc hành về với anh rồi.
Y mỉm cười, hồi âm một chữ ừ.
Kim đồng hồ cắt đứt chỉ mành trời, màn đêm buông xuống, sao trời đổi ngôi.

Ôn Dữ ôm đầu gối dựa vào sofa nghe điện thoại của mẹ, ừ hữ cho có, đôi mắt thơ thẩn dõi theo bóng lưng Nguyễn Ngụy Chi.
Y cũng đang gọi điện về nhà, mày mắt ấm áp, ngữ khí hiền hòa: “Vâng, con ổn.

Thức ăn có đầy đủ, không thiếu thốn gì hết.

Vâng…!mẹ mau vào nhà đi, không thì bố sẽ nghi ngờ.”
Đầu dây bên kia ngập ngừng, “Ngụy Chi…!mẹ sẽ cố gắng để bố con sớm thay đổi suy nghĩ…!rồi con sẽ được về nhà.”
“Vâng, cảm ơn mẹ.” Y cúp máy, liếc thấy Ôn Dữ cũng đã nói chuyện xong thì gọi cậu bê thức ăn.
Đêm giao thừa, tiếng còi hụ xa xăm băng qua vỉa hè vắng lặng, cây cối lưa thưa vài cọng lá, gốc cành xơ xác, tiêu điều hắt bóng lên cửa sổ.

Nhà cửa, hàng quán đóng cửa cài then.

Chỉ có cửa hàng âu phục vẫn còn rạng ánh đèn vàng ấm áp.
Một bàn, hai người.
“Ăn đi.” Nguyễn Ngụy Chi cầm đũa lên.
Ôn Dữ gật đầu.

Trên bàn ăn không ai nói gì, tiếng chén đũa hòa âm vừa như gần gũi vừa như xa cách.
Đồng hồ điểm số mười hai, chân trời liền rộ lên những tiếng lụp bụp hân hoan, hắt ánh sặc sỡ trên nóc tòa nhà cao tầng.

Ôn Dữ đột ngột đứng dậy nói: “Chúc mừng năm mới!”
“…!Ừ.” Nguyễn Ngụy Chi hơi bất ngờ, lúc đó màn hình điện thoại của y cũng sáng lên.

Tư Bạch chúc mừng năm mới.
Thấy vậy, cậu thiếu niên kia có vẻ đắc chí lạ thường, ngồi lại xuống, vui vẻ bóc bánh mứt.
Chú Nguyễn trả lời tin nhắn xong thì móc túi, đưa ra một bao lì xì: “Cầm lấy.”
Ôn Dữ được cưng mà sợ, nghi ngờ hỏi: “Chú…!đưa giùm bố mẹ cháu sao?”
“Không, đây là tiền của tôi.”
Ôn Dữ thấy trong lòng như có chú nai tưng bừng nhảy nhót, nhận lấy đặt lên ngực, cụp mắt cười: “Cảm ơn chú.”
“Không có gì.” Nguyễn Ngụy Chi khui bia: “Chúc mừng năm mới.”.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.