Khu nhà trọ Sunbridge nhỏ hẹp sơn màu hồng, gồm hai dẫy nhà ghép chữ L – nơi có sân đậu xe trải nhựa. Hàng xóm đa số là dân Mễ, nhân viên trực tại văn phòng ban quản lý cũng là một phụ nữ dân Mễ. Bà này dân chính gốc Mễ da đó dáng người thấp, cặp mắt hình trái xoắa, nước da ngâm lấm chấm những nét đỏ. Màu mắt đen, mái tóc một màu đen nhánh chỉ để lộ mấy chỗ tóc bạc tôi đoán chừng bà cũng đã có tuổi hơn là mình tưởng.
Bà ngước nhìn chăm chăm như dò hỏi.
– Tôi đến tìm một người bạn, – Tôi mở lời. Bà liếc nhìn hồi lâu, đuôi mắt nhăn nheo. – Nàng tên là Monet, người Pháp.
– Đàn ông không được phép vô phòng riêng.
– Tôi chỉ xin được gặp mặt nói chuyện. Nếu ở đây không tiện thì ra ngoài quán cà phê.
Bà quay nhìn chỗ khác như thể cuộc nói chuyện đã kết thúc.
– Tôi không đám phiền đến bà, thưa bà, nàng đang giữ hộ tôi một món tiền, tôi đi khắp nơi mong tìm được nàng.
Bà quay nhìn về phía cửa sau chưa kịp phản ứng gì tôi đã nói ra ngay:
– Thưa bà, tôi sẵn sàng chống trả những người anh em và con cái bà để được nói chuyện với nàng. Tôi không xúc phạm đến nàng hoặc bà, tôi chỉ muốn được gặp mặt nói chuyện.
Bà nhìn tôi xét đoán, mặt vênh váo, rồi bà nhắm chừng khoảng cách tới chỗ cửa sau.
– Phòng số mười một, cuối dẫy, – cuối cùng bà mới chịu nói ra.
* * *
Tôi chạy vụt về phía cuối dẫy nhà. Trong khi đứng bên ngoài gõ cửa phòng số mười một tôi để mắt nhìn về phía sau.
Nàng mặc chiếc áo dài màu xám nhạt, đầu trùm khăn. Mắt nàng một màu xanh lục vừa nhìn thấy tôi nàng tươi cười. Mọi ưu phiên như tan biến giữa tôi với nàng lúc đứng nhìn nhau như hai người bạn hẹn hò.
– Em cứ tưởng là người giúp việc, – nàng nói.
– Ờ… ờ, – Tôi chới với. Nàng mặc chiếc áo dài chấm sát đất làm tôn vẻ đẹp nàng hơn bao giờ hết.
– Ta nên đi ra ngoài hay hơn.
Nàng đứng nhìn qua vai tôi.
– Ta nên báo cho người quản lý hãy trước.
Từ đằng xa một bà thấp người với hai người đàn ông Mễ bụng phệ đang bước tới. Một trong hai người huơ chiếc gậy. Chợt họ dừng lại gần chỗ tôi đứng, Daphne khép hờ cửa đứng khuất vô trong.
– Có người đến quấy rầy cô sao? – người quản lý hỏi.
– Dạ không, thưa bà Guitierra. Ông Rawlins đây là bạn của em. Ông mời em ăn cơm tối. – Daphne mừng ra mặt.
– Tôi không cho phép mấy ông vô phòng – bà nói.
– Ông ấy chờ ngoài xe cũng được, phải không Easy?
– Không sao mà.
– Xin phép bà Guitierra cho chúng tôi nói vài lời, ông ta sẽ trở ra chỗ ngoài xe.
Một người trong nhóm nhìn theo như muốn giơ chiếc gậy đập vỡ đầu tôi. Còn người kia nhìn theo Daphne, lão cũng muốn điều gì đó.
Lúc bọn họ trở về lại cho văn phòng chung cư, mặt còn nhìn dõi theo chúng tôi, tôi nói với Daphne:
– Nghe này, em đã dẫn tôi đến đây một mình thôi. Bây giờ tới phiên tôi yêu cầu em đi theo đến một nơi đã hẹn trước.
– Nhỡ ông đưa em tới nộp mạng cho người mà Carter thuê mướn thì sao? – Ánh mắt nàng như trêu ngươi.
– Ờ… ờ. Tôi không cần một đồng nào của ông ta hết… Tôi đã nói chuyện với Carter.
Nụ cười vụt biến mất khỏi gương mặt nàng.
– Ông nói thiệt sao! Lúc nào?
– Từ mấy bữa này. Hắn nhắn em về nhà, còn lão Albright thì đòi lại món tiền ba chục ngàn đô la.
– Em không về đâu – nàng nói, và tôi đã biết trước nàng sẽ trả lời như vậy. – Thôi để lúc khác nói. Bây giờ ta nên đi khỏi đây.
– Đi đâu?
– Tôi biết chỗ. Em phải lo tránh xa bọn người đang đi tìm em, tôi cũng vậy. Ta tìm ra một nơi kín đáo rồi mới bàn tính được.
– Em không thể bỏ Los Angeles, mà đi. Phải cho Frank hay trước đã. Anh ấy cùng sắp về đến nơi. Em gọi máy nhưng không thấy ai ở nhà.
– Bọn cớm buộc tội hắn giết Coretta, biết đâu hắn nói gạc.
– Em phải cho nói cho Frank nghe.
– Được thôi, dù sao ta nên rời khỏi chỗ này ngay.
– Chờ chút nữa, – nàng nói. Nàng trở vô phòng trong chốc lát. Lúc trở ra nàng đưa cho tôi một xấp tiền bọc lớp giấy. Ông lo trả tiền phong dùm đi, Easy. Làm như vậy không ai để ý lúc bọn mình chuyển mấy cái túi xách ra ngoài.
Chủ nhà ở đâu cũng vậy đều ham tiền. Trả tiền dùm cho Daphne xong thì hai tay già kia bỏ đi còn bà nó thì nhếch mép cười gượng.
Tôi nhìn lại mấy chiếc túi xách của Daphne không có chiếc nào cũ kỹ như cái mà tôi đã thấy trong đêm đầu tiên gặp nàng.
Xe đã đi được một chặng đường dài. Tôi cảm thấy muốn ra khỏi khu phố Watts và Compton nên cho xe rẽ về phía Đông Los Angeles, ngày nay đó là khu El Barrio. Hồi xưa là khu của dân Do Thái này là khu dân Mễ.
Xe băng ngang qua những dẫy nhà dân lao động nghèo, những hàng cây có rũ lá, bọn trẻ cả một khu phố tràn ra đường đùa giỡn la hét.
Xe đến nơi dừng lại trước ngôi nhà đổ nát trước kia là một toà lâu dài. Nhà xây cổng xi măng, mái ngói xanh, nhìn lên mấy tầng nhà bên trên có hai cửa sổ lớn. Cửa sổ bung ra gẫy nát phải ghép lại bằng giấy các tông chêm giẻ cho chắc. Có ba con chó chạy qua chạy lại bên trong, một bãi xe với nền đất sét đỗ có tám chiếc xe cũ mèm neo đậu một chỗ dưới tán cây sồi khó héo. Một bày sáu, bảy đứa trẻ chạy giỡn quanh đống gạch vụn. Trên thân cây sôi trèo tạm bằng gố đóng đinh ghi dòng chữ “Phòng cho thuê”.
Nhìn vô thấy một lão già ngồi ở chiếc ghế nhôm dưới chân cầu thang mặc quần dây treo, áo thun ba lỗ.
– Chào, Primo khỏe chứ, – Tôi vẫy tay ra hiệu.
– Kìa Easy, – lão nhận ra nói với theo. – Cậu đi đâu mà lạc tới đây?
– Dạ đâu có. Tôi muốn tìm cho vắng vẻ nên đến đây nhờ ông.
Lão Primo là dân Mễ chính gốc. Thời kỳ 1948 lúc dân Mễ và dân da đen chưa xích mích với nhau. Thời đó khi chưa nhận ra ông bà tổ tiên, dân Mễ với dân Negro là một.
Tôi biết lão Primo nhờ có dạo xin được một chân làm vườn. Chúng tôi làm chung một chỗ trống toán thợ theo công trình lớn Beverley Hills, khu Brentwood và một vài nơi ở trung tâm thành phố.
Lão Primo là người tử tế thích nhập bọn với tôi và mấy đứa bạn. Lão khoe mua được một ngôi nhà đồ sộ và có ý định làm khách sạn. Lão rủ bọn tôi về thuê phòng ở lại chơi hoặc quảng cáo dùm cho bạn bè biết.
Vừa thoáng thấy tôi bước vô men theo lối đi lão đứng ngay dậy. Lão đứng cao ngang ngực tôi.
– Chuyện gì thế? – lão hỏi.
– Ông còn phòng cho thuê chứ?
– Còn căn nhà nhỏ phía sau cậu với con bé có thể thuê mà ở. – Lão cúi người xuống nhìn Daphne ngồi bên trong xe. Nàng cười đáp chào tử tế.
– Giabaonhieu?
– Năm đô la một đêm.
– Hả?
– Nguyên căn mà, Easy. Căn nhà để tình tự. – Lão nháy mắt nhìn tôi.
Tôi định thương lượng lại để chọc chơi nhưng mà tôi còn nghĩ chuyện khác.
– Thôi được rồi.
Tôi đưa cho lão tớ mười đô, lão chỉ cho tôi đường đi tới căn nhà một vòng phía sau. Lão định đi theo những tôi bảo thôi.
– Primo, ông bạn ơi, – Tôi nói. – Sáng mai tôi trở lại, chúng ta sẽ làm một ly teguila. Được chứ?
Lão cười đấm vỗ tay tôi rồi bỏ đi. Tôi mong sao có được cuộc sống bình thường như mỗi ngày sau một đêm bão táp với con bé người da trắng.
* * *
Tôi đứng nhìn những bụi cây kim ngân, kim ngư thảo, cây trái lạc tiên lung lay trước gió. Quanh mấy cành cây còn chứa một khoảng trống đủ một người chui lọt qua được. Bước ngang qua lối cửa ra vô tới cho một căn nhà nhỏ hẹp trông như kiểu nhà thợ làm vườn ở. Nhà có ba mặt xây của ghép kính từ trên xuống dưới. Khi các của mở rộng sẽ nhìn ra phía ngoài sân hiện nhà tráng xi măng, hôm nay cửa đóng kín mít. Cửa trước làm bằng cây, sơn màu xanh lục. Màn che cửa sổ màu trắng để buông thõng xuống.
Bên trong gian nhà là một phòng ở rộng rãi, bày một giường nệm lò xo, một bên là hàng bếp gas. Trên bàn bày sẵn lò nướng bánh, một bộ ghế bốn chiếc xiêu vẹo xếp quanh một bộ ghế sofa bọc da màu nâu đính thêm nhiều hình bóng hoa màu vàng to tướng.
– Nhà đẹp quá – Daphne khen được một câu.
Tôi thấy mắc cỡ vì nàng nói một câu bốc đồng, nét mặt ửng đỏ nói chen vô:
– Chỗ này được đây, nhưng dễ tính coi có được việc không.
– Thôi thì ta phá bỏ hết đi…
Daphne phá ra cười, trông thật dễ thương. Trước kia tôi từng cho nàng có tính như con nít, vẻ ngây thơ khiến tôi mủi lòng.
– Chỗ này đẹp thật, – nàng nói. – Không sang trọng nhưng được cái yên tĩnh không ai dòm ngó.
Tôi đặt mấy cái túi xách của nàng bên chiếc ghế sofa.
– Tớ phải đi ra ngoài có chút việc – Tôi nói. Khi đưa nàng đến nơi rồi tôi mới tính toán công việc được.
– Ở đây đi.
– Tôi phải đi ngay, Daphne. Tôi dính tới hai tên ác ôn, bọn cớm ở Los Angeles, đang truy nã.
– Tên ác ôn nào? – Nàng ngồi bên cạnh giường hai chân bắt tréo, nàng có mang theo chiếc áo tắm nắng, vai nàng trở màu da sạm.
– Một người đó bạn em thuê mướn và người kia là Frank Green, bạn em.
Tôi bước lại gần bên nàng đứng ngay dậy. Tôi kéo cổ áo xuống chỉ cho nàng nhìn thấy một đường rạch ngang cổ, tôi mới kể “Đây là dấu vết Frankie còn để lại trên thân thể Easy”.
– Ôi, tội nghiệp quá! – Nàng nhẹ tay sờ quanh cổ tôi.
Có phải đây là cảm giác bàn tay của một phụ nữ đang ve vuốt hay đó là kết cuộc của tất cả những chuyện xẩy đến cho bản thân tôi tuần qua, tôi không biết.
– Nhìn đây này! Dấu ấn của bọn cớm! – Tôi nói, tay chỉ vô chỗ con mắt còn sưng. – Tớ bị bắt đến hai lần, bị ghép tội bốn vụ giết người, bị bọn lạ mặt hăm doạ, và… – Tôi cảm thấy như ruột gan muốn trào ra ngoài.
– Tội nghiệp cậu quá, – nàng vừa nói vừa níu tay tôi lại dìu vô buồng tắm. Nàng giữ chặt tay tôi còn tay kia mở vòi nước. Nàng đứng bên tôi, cởi áo dùm cho tôi rồi cởi quần tôi ra.
Tôi ngồi xuống đấy, trên bệ hố xí, trần truồng nhìn theo nàng vút chạy đi tìm thuốc cấp cứu. Tôi rụt người lại, đau thắt, một cảm giác mờ mịt như điệu nhạc Jazz nhắc nhở cái chết gần kề.
– Một cái chết, – Tiếng kèn saxo réo rắt. Nhưng mà với tôi như vô nghĩa.