Một người Giáp nào đó: “Hiệu, sau khi quyết định kết hôn cần phải chuẩn bị những gì? Đặt bàn khách sạn? Chụp ảnh cưới?”
Vấn đề này mỗi người sẽ có một câu trả lời khác nhau.
Ấn Tỉ sẽ nói: phải xem ngày đẹp để cưới.
Tam Tam sẽ nói: tìm hiểu chỗ đẹp để đi tuần trăng mật.
Tiểu Thảo sẽ nói: rèn luyện thân thể, giữ cho mình trạng thái hoàn hảo nhất.
Bác sĩ thì đơn giản hơn: đăng kí kết hôn là được.
Tôi nghiêm túc suy nghĩ: “Chắc là… luyện chữ.”
Giáp nào đó: “Cậu ra sang nước khác hay đi tới hành tinh khác thế?”
Tôi: “…”
Viết thiệp mời là một việc vô cùng gian nan đấy, vừa đòi hỏi chất lượng, vừa đòi hỏi số lượng. Nếu nhờ người khác viết hộ thế nào cũng có sai sót. Tự tay viết đương nhiên sẽ thể hiện được thành ý hơn, quan trọng là chữ viết phải dễ nhìn. Đây không phải việc ngày một, ngày hai là có thể phát huy được.
Ban đầu, Cố Ngụy bị tôi bắt luyện chữ nửa tiếng mỗi ngày (tôi thấy chữ của Cố Ngụy rất đẹp, nhưng ông nội lại không thấy thế, đành luyện thôi, tôi chịu trách nhiệm giám sát), kết quả, hết một tuần anh không chịu luyện nữa, ném bút sang một bên: “Em ra điều kiện đi. Anh đồng ý tất.”
Thấy anh cả ngày đi làm mệt mỏi rã rời, tối về còn phải luyện chữ, tôi cũng không đành lòng, vì thế theo hiệp ước đã đạt được giữa hai chúng tôi, “anh bắt buộc phải sống lâu hơn em”, toàn bộ số thiệp mời đều do tôi viết. (Bây giờ tôi hối hận rồi, đáng ra tôi phải ra điều kiện gì khó nhằn hơn.)
Vợ chồng nhà Tam Tam còn oanh liệt hơn. Ông chủ Tiêu chịu trách nhiệm viết tiếng Anh và tiếng Nhật, nó thì viết tiếng Trung (cả tấm thiệp trông cứ như câu đối của hai người vậy). Sau đó, rất nhiều người sau khi nhận được thiệp mời đều giống như tôi, phải nghiền ngẫm hồi lâu, trên thiệp mời này rốt cục có bao nhiêu bút tích vậy?
Còn về Tiểu Thảo, bạn chỉ cần nhớ Người Qua Đường A là một ông chồng siêu cấp chiều vợ là đủ. Cậu ta tới cơ quan của tôi, để lại một hộp thiệp mời chưa viết rất lớn, kèm theo danh sách khách mời cùng một hộp bánh trứng, sau đó điềm nhiên rời đi, liêm sỉ mất sạch.
Buổi tối, Cố Ngụy chơi máy tính, tôi nằm bò bên cạnh anh viết thiệp mời. Tôi đá chân vào anh: “Có phúc cùng hưởng có họa cùng chịu.”
Cố Ngụy: “Anh có được thụ tí phúc nào đâu?” (Bánh trứng đồng nghiệp tôi chia nhau ăn hết rồi.) Loading…
Tôi: “Ngày mai em mua cho anh một hộp.”
Cố Ngụy: “Không thèm.”
Tôi: “Anh ra điều kiện đi.”
Cố Ngụy cười híp mắt: “Em có chắc là cho anh ra điều kiện không?”
Tôi suy nghĩ giây lát, cúi đầu: “Thôi đi, để em tự viết.” Không ăn nổi anh.
Sau đó Cố Ngụy vẫn phải viết, bởi vì mười một giờ đêm còn nhận được điện thoại của Người Qua Đường A: “Xin lỗi, ngại quá, tôi nhớ ra vẫn còn bỏ sót XX và XXX nữa.” (Lúc đó tôi đã đi ngủ rồi.)
Ngày hôm sau, tôi đi làm, Cố Ngụy ở nhà viết nốt phần còn thiếu. Về sau trong hôn lễ, Cố Ngụy tới chúc rượu, Người Qua Đường A đã phải uống một cốc rượu thật*. (Cảnh tượng đó vô cùng dị thường, mọi người tự tưởng tưởng nhé.)
*bình thường trong đám cưới cô dâu chú rể chỉ cần cốc nước lọc đi kính rượu để trá hình thôi chứ không dùng rượu thật:)))) nếu không chắc được 3 mâm say quắc cần câu mất:)))))
Bạn Giáp: “Thiệp mời của Người Qua Đường A và Tiểu Thảo là do mày viết? Hiệu à, mày xem, hai chúng ta đã bao nhiêu năm tình bạn rồi…”
Tôi: “Chồng tao viết đấy.”
Bạn Giáp: “Chuyên tâm học hành, đừng phụ kì vọng của Đảng và nhân dân!”
Tôi: “…”
Mọi người đều thẳng thắn quá!
– ——————————————–
Mỗi khi bệnh đến con người ta sẽ như ngọn núi sụp đổ. Lại là một mùa đông giá rét, lại vào đúng lúc hai người mỗi người một nơi, lại là những ngày tháng hâm hấp sốt liên miên không dứt.
Mãi cho tới thứ sáu, tôi đã chẳng còn chút sức lực nào…
Tôi uống cốc nước cam, sau đó tắm nước nóng rồi nằm bò trên giường. Đầu óc cứ đau buốt từng con. Vừa nhắm mắt lại, tôi đã cảm giác như chiếc giường đang đung đưa với tốc độc chậm rãi. Trong lòng tôi thầm nghĩ, nếu thực sự có thể đung đưa cho tôi ngất luôn đi thì tốt.
Bạn cùng phòng tôi bước vào, hỏi tôi có cần phải đi khám bác sĩ hay không.
Tôi lắc đầu, không khám, chồng tôi chính là bác sĩ. (Tôi đã hoàn toàn tiến vào vòng xoáy mông lung, logic loạn cào cào.)
Lúc Cố Ngụy gọi điện tới, mắt tôi chẳng thế nào mở ra nổi, tiện tay đưa luôn điện thoại cho cô bạn cùng phòng vừa mới bước vào, nghe bọn họ “xì xào” nói chuyện với nhau.
Điện thoại một lần nữa được ghé vào tai tôi. Tôi chỉ nghe thấy Cố Ngụy hỏi: “Có cần anh tới không?”
Tôi: “Không cần.”
Cố Ngụy không nói thêm gì nữa.
Tôi chỉ muốn ngủ. Nếu cứ ở trong tình trạng sống dở chết dở này chắc tôi điên mất.
Cô bạn cùng phòng ở bên cạnh giật lấy điện thoại, mang ra ngoài.
Tôi kéo chăn lên, sau đó, chắc là ngất thật, hoặc cũng có thể là thiếp đi.
Ngủ một giấc tỉnh lại dường như đã đỡ đau đầu hơn một chút.
Cố Ngụy lại gọi điện thoại: “Có cần anh tới không?”
Tôi: “Không cần. Đợi anh đi tới đây thì em cũng chết rồi.” (Thật ra điều tôi muốn nói là: Nếu anh vội vội vàng vàng để đi tới đây, vậy thì trong lúc anh vội vàng, tất bật như thế, tôi sẽ càng khó chịu hơn, khó chịu chết mất.)
Cố Ngụy vẫn im lặng một hồi, sau đó nói: “Em uống một chút nước ấm, ăn cái gì thanh đạm, sau đó ngủ đi.”
Tôi nghe thấy cũng có lí, bèn cúp điện thoại…
– ————————————–
Lúc tôi ra ngoài du lịch rất thích mua hộp đựng trà, hộp sắt, hộp thiếc, hộp gốm sứ, … Sau đó mang về chất đống.
Nhà ở thành phố Y có hẳn một bệ cửa sổ toàn là hộp đựng trà.
Cố Ngụy tới thành phố Y, mẹ tôi nói: “Con đem mớ hộp trà này của con bé về đi.”
Thầy Lâm: “Nhưng tôi thích cái hộp sứ kia.”
Cố Ngụy lặng lẽ lôi từ trong túi ra, đưa cho ông.
Về tới thành phố X.
Cố Ngụy: “Nhiều như thế này, em tích được bao lâu rồi?”
Tôi: “Không nhớ nữa.”
Cố Ngụy: “Toàn là hộp đựng trà.”
Tôi: “Phong cách đồng nhất mà.”
Cố Ngụy giơ một chiếc hộp đựng thuốc bằng sứ ra (giờ nó thành hộp đựng tiền tiết kiệm): “Thế đây là sao?”
Biết rõ để làm gì rồi còn hỏi à?
– —————————
Tiểu Nhân là một đứa trẻ thật thà. Thật thà tới mức nào? Nó thà tìm Cố Ngụy để chơi tennis chứ cũng không chịu tìm anh họ.
Anh Cố là người đá bóng giỏi, bơi cũng hòm hòm, bóng rổ thì tàm tàm, cầu lông và bóng bàn thì cũng biết sương sương, duy chỉ có tennis là không ổn. Những lúc xuất thần, tôi hoàn toàn có thể cho anh đo ván.
Mà môn thể thao Tiểu Nhân chơi đỉnh nhất lại chính là tennis.
Anh Cố cực kì buồn phiền…
Bởi vì hình tượng anh rể uy vũ của mình có khả năng sẽ bị tổn hại nguyên trọng.
Vì thế tôi đành đàm phán với Tiểu Nhân.
Tôi: “Trời đông rét mướt thế này đánh tennis không lạnh sao?” (Bọn họ chơi ngoài trời.)
Tiểu Nhân: “Đàn ông đàn ang.”
Tôi: “Gió to lắm.”
Tiểu Nhân: “Thử thách kĩ thuật.”
Tôi: “Mặc nhiều như thế, sao mà đánh thoải mái được?”
Tiểu Nhân: “Mùa đông nên ra mồ hôi, nếu không sẽ không tốt cho sương khớp.”
Tôi: “Mùa đông cần phải tu thân dưỡng tính, thích hợp với các loại hình vận động nhẹ nhàng thôi.”
Tiểu Nhân: “Chẳng hạn như?”
Tôi: “Chẳng hạn như bơi lội.”
Vì thế Tiểu Nhân liền đi bơi với Cố Ngụy.
Bơi được hai quệt, thằng bé vẫn quyết tâm lôi Cố Ngụy đi đánh tennis.
Bởi vì: “Chị không ở đây, em lôi anh ấy trần trùng trục đi bơi, hình như không hay cho lắm.” (Tiếng Trung của thằng bé này thực sự có vấn đề.)
Anh Cố thường không để ý tới những cô gái hay những chàng trai ngắm nhìn thân hình của mình, anh chỉ biết rằng anh chơi tennis trong tâm trạng vô cùng mênh mang.