Điểm Dối Lừa

Chương 41



Tolland lúc này trông tỉnh táo hẳn ra:

– Điều này cũng giải thích vì sao mức nước trong hố không hề thay đổi. – Ông quay ra Norah – Cô vừa nói loài phù du có mặt trong mẫu nước tên là….

– Gabrielle. Polyhedra. – Norah công bố. – Và giờ chắc anh muốn hỏi tiếp xem loài này có thể ngủ đông trong băng đá được không chứ gì? Anh sẽ cảm thấy hài lòng đấy, vì câu trả lời là: Có. Chắc chắn đấy. Loài phù du này từng sống tập trung thành từng quần thể lớn quanh các phiến băng, chúng tự phát sáng, và có thể chuyển sang trạng thái trong băng đá. Anh còn muốn hỏi gì nữa nào?

Mọi người nhìn nhau. Qua giọng nói của Norah, ai cũng cảm nhận rõ ràng rằng sẽ có câu “nhưng mà” nào đó – ấy thế mà dường như nhà khoa học này vừa khẳng định rằng giả thuyết của Rachel là đúng.

– Như thế có nghĩa là… Tolland phá tan im lặng – cô nói rằng điều đó có thể là đúng không nào? Giả thuyết này có đúng không đây?

– Đúng hoàn toàn, – Norah nói – nếu các vị chẳng có tí chất xám nào trong hộp sọ cả.

Rachel trừng mắt:

– Chị có thể nhắc lại câu đó được không?

Norah Mangor cũng trừng mắt nhìn Rachel:

– Tôi nghĩ rằng trong lĩnh vực chuyên sâu của cô, biết một ít còn nguy hiểm hơn cả không biết gì, đúng thế không? Thế thì, tin tôi đi, đối với ngành băng hà học cũng thế. – Norah thôi không đọ mắt với Rachel nữa, chị ta lần lượt nhìn bốn người đang đứng quanh mình. – Tôi xin được giải thích rõ ràng. Những túi nước biển đông cứng mà cô Sexton mường tượng ra quả có tồn tại. Các chuyên gia băng hà học gọi chúng là các khe hở. Tuy nhiên các khe này không có dạng cái túi như cô ấy tuởng tượng, chúng là một mạng lưới chằng chịt những tua đá mặn có bề ngang chỉ bằng sợi tóc. Tảng thiên thạch của chúng ta phải làm tan một mạng lưới dày đặc đến vô cùng thì mới có thể tạo ra được ba phần trăm nước biển trong hố với độ sâu ấy.

Ekstroml quắc mắt:

– Nói tóm lại là đúng hay sai?

– Làm sao mà đúng được. – Norah lạnh lùng đáp. – Không thể có chuyện đó. Nếu thế thì lúc khoan thăm dò tôi phải tìm thấy chứ.

– Người ta luôn luôn cho khoan thăm dò ở những vị trí tình cờ đúng không nào? – Rachel cật vấn. – Liệu có khả năng chỉ vì rủi ro mà không phát hiện được túi đá nước biển không?

– Tôi đã khoan ngay bên trên tảng đá. Sau đó lại khoan rất nhiều lỗ trong phạm vi vài mét ở hai bên. Không thể khoan gần hơn thế được nữa.

– Tôi chỉ hỏi thế.

– Còn một điều nữa. – Norah nói. – Những khe nước biển này chỉ có mặt ở những vùng băng theo mùa – những vùng băng đá hình thành rồi lại tan hết theo từng mùa. Phiến băng Milne thuộc loại băng vĩnh cửu – loại băng hình thành trên các đỉnh núi và giữ nguyên trạng thái cho đến khi nó phát triển ra đến vùng dễ nứt và rơi xuống biển. Nếu các vị thấy giả thuyết về những sinh vật phù du bị đông cứng là có lý lắm rồi, thì tôi xin đảm bảo rằng không thể có loài phù du đóng băng nào trong dòng sông băng này.

Lại im lặng.

Mặc dù bị bác bỏ thẳng thừng, bộ não có khả năng phân tích nhạy bén của Rachel vẫn cứ ủng hộ giả thuyết về những sinh vật phù du đóng băng. Bằng trực quan của mình, cô biết đó là lời giải đơn giản nhất cho bài toán này. Quy luật tối giản, cô thầm nghĩ. Dưới sự dẫn dắt của những bậc đàn anh ở NRO, quy luật ấy đã thấm vào tận máu Rachel. Khi có nhiều phương án giải thích cùng một lúc được đưa ra, cách đơn giản nhất thường là đúng nhất.

Hiển nhiên là Norah Mangor có nhiều thứ để mà mất nếu dữ liệu về phiến băng không chuẩn xác; biết đâu chị ta đã phát hiện ra sinh vật phù du, biết rằng mình đã sai lầm khi khẳng định tính chất đông đặc liền khối của sông băng, và giờ đây đang ra sức bưng bít.

– Nói tóm lại, – Rachel nói – tôi vừa báo cáo với toàn bộ nhân viên Nhà Trắng rằng tảng thiên thạch này được phát hiện trong lòng một phiến băng toàn nguyên; kể từ khi nó văng ra từ một tảng thiên thạch nổi tiếng Jungersol năm 1716, băng hà đã bảo vệ nó trước mọi tác động ngoại lai. Nhưng giờ đây… dường như chúng ta đang phải lật lại vấn đề.

Ông Giám đốc NASA yên lặng, vẻ mặt căng thẳng.

Tolland hắng giọng rồi nói:

– Tôi buộc phải đồng ý với Rachel. Trong hố nước này có nước biển và sinh vật phù du. Dù có giải thích cách nào đi nữa thì đây cũng không thể là một môi trường kín. Điều đó thì ta buộc phải thừa nhận.

Corky có vẻ không được thoải mái cho lắm:

– Thưa các vị, tôi không có ý định tỏ ra am hiểu về băng hà học ở đây, nhưng trong giới cổ sinh vật chúng tôi, cứ có một sai sót thì bước tiến bị kéo chậm lại hàng tỉ năm đấy. Liệu tỉ lệ nước biển và sinh vật phù du này có quan trọng đến thế không? Dù lớp băng hà bao xung quanh nó không được hoàn hảo cho lắm thì cũng chẳng ảnh hưởng đến tảng thiên thạch là mấy. Chúng ta vẫn có các mẫu hoá thạch. Chẳng ai đưa ra chất vấn nào về tính xác thực của chúng cả. Dù dữ liệu về phiến băng có sai sót chút đỉnh thì cũng chẳng làm sao. Điều cốt yếu vẫn là chúng ta đã phát hiện được bằng chứng về sự tồn tại của sự sống ngoài vũ trụ.

– Tôi xin lỗi. – Rachel nói. – Thưa tiến sĩ Marlinson, với tư cách là chuyên viên phân tích tức, tôi không thể đồng tình với ý kiến của anh được. Bất kỳ một lỗi nhỏ nào trong những dữ liệu mà tối nay NASA công bố đều có thể trở thành cái cớ để người ta nghi ngờ toàn bộ phát kiến này. Kể cả tính xác thực của các hoá thạch.

Corky há hốc mồm:

– Cô nói cái gì thế? Những mẫu hoá thạch đó còn gì để bàn cãi nữa nào?

– Tôi biết, tôi biết chứ. Nhưng nếu công chúng nghe phong thanh được rằng chính NASA cũng đang băn khoăn về dữ liệu của phiến băng, tôi đảm bảo họ sẽ ngay lập tức băn khoăn không hiểu NASA còn nói dối họ về những cái gì khác nữa.

Norah bước dấn lên phía trước, mắt nảy lửa:

– Dữ liệu về phiến băng của tôi không hề sai sót. – Chị ta quay sang ông Giám đốc – Tôi có thể chứng minh một cách khoa học là không hề có túi nước biển nào lẫn trong lòng phiến băng này.

Ông Giám đốc nhìn Norah hồi lâu, mãi mới hỏi:

– Bằng cách nào?

Norah trình bày kế hoạch; nghe xong, Rachel phải thừa nhận rằng dự định đó nghe rất có lý.

Ông Giám đốc thì có vẻ không tin tưởng lẳm:

– Và kết quả sẽ rõ ràng đấy chứ?

– Tôi đảm bảo trăm phần trăm. – Norah cam đoan. – Nếu có một chút xíu nước biển nào kẹt trong phiến băng này thì các vị sẽ được nhìn thấy ngay. Chỉ cần vài giọt tí xíu cũng sẽ làm thiết bị của tôi sáng rực lên y như quảng trường Times về đêm.

Cặp lông mày bên dưới mái đầu ngắn kiểu quân sự của ông Giám đốc nhíu hẳn lại:

– Không còn nhiều thời gian nữa. Một vài giờ nữa là đến lúc phải họp báo rồi.

– Chỉ cần hai mươi phút là xong.

– Cô vừa nói là sẽ phải đi ra xa đến đâu nhỉ?

– Không xa. Chỉ cần hai trăm mét là đủ.

Ekstrom gật đầu:

– Cô đảm bảo như thế là an toàn chứ?

Tôi sẽ đem theo pháo sáng. Và Mike cũng sẽ đi cùng tôi.

Tolland ngẩng phắt lên:

– Tôi ấy à?

– Anh sẽ phải đi với tôi, Mike! Chúng ta sẽ dùng dây để buộc chung người vào. Tôi sẽ cần hai cánh tay khoẻ mạnh khi có gió lớn.

– Nhưng mà… – Cô ấy nghĩ thế đúng đấy. – Ông Giám đốc nói. – Nếu đi thì không được đi một mình. Tôi sẽ cử mấy cậu bên tôi đi cùng cô ấy.

– Nhưng thật lòng mà nói thì tôi không muốn có thêm bất kỳ ai biết chuyện này. Đợi đến khi mọi thứ rõ tàng đã.

Tolland miễn cưỡng gật đầu.

– Tôi cũng muốn đi. – Rachel nói… Norah nhảy dựng lên như con rắn chuông:

– Cô đi để làm cái gì?

– Thật ra thì, – Ông Giám đốc nôi thêm như thế vừa tự nghĩ ra ý đó tôi cảm thấy là nếu cử cả một đội đúng quy chuẩn đi thì an toàn hơn. Đi có hai người thì cô biết làm thế nào nhỡ Mike bị trượt? Bốn người cùng đi thì an toàn hơn hắn. – Ông ta ngừng lời, đưa mắt nhìn Corky:

– Thế tức là hoặc anh, hoặc tiến sĩ Ming sẽ đi.

Ekstrom đưa mắt nhìn khắp bán sinh quyển.

– Không thấy ông Ming đâu cả nhỉ?

Từ nãy đến giờ không thấy đâu cả. Có lẽ ông ta tranh thủ đi ngủ rồi.

Ekstrom quay sang Corky:

– Tiến sĩ Marlinson, tôi không có quyền đề nghị ông việc này, nhưng mà…

– Sao nào? – Corky lên tiếng. – Ông thấy bốn người chúng tôi hợp nhau lắm phải không?

– Không được! – Norah pbản đối. – Đi bốn người sẽ rất chậm. Tôi và Mike đi là đủ rồi.

– Không được đi hai người. – Giọng ông Giám đốc nhất quyết. – Phải có lí do thì người ta mới quy định đội quy chuẩn phải gồm bốn thành viên chứ. An toàn là trên hết. Tôi không muốn để tai nạn xảy ra ngay trước buổi họp báo quan trọng nhất trong lịch sử NASA.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.