Huyết Y Kỳ Thư

Chương 14: Thành Qui Châu chạm tránh Võ minh



Lão nói xong đứng dậy vỗ đít cho tro bụi rớt xuống rồi cúi mình ra khỏi hốc cây. Thoáng một cái đã mất hút.

Ngô Cương chau mày hỏi:

– Đại ca! Đại ca biết nhiều hiểu rộng có đoán được lão áo vàng này lai lịch thế nào không?

Tiểu hoá tử nhăn nhó đáp:

– Tiểu huynh cũng chưa nghe nói đến nhân vật này bao giờ.

Ngô Cương lại hỏi:

– Có thể tin được lời lão không?

Tiểu hoá tử đáp:

– Cái đó khó mà đoán được.

Ngô Cương nói:

– Chi bằng ta cứ tin là thực đi. Tiểu đệ chuẩn bị theo lời lão lên đường tới Võ Lăng thử coi.

Tiểu hoá tử hỏi:

– Hiền đệ! Có phải lão áo vàng bảo hiền đệ cầm cả cây ngân trâm đi không?

Ngô Cương đáp:

– Đúng thế.

Tiểu hoá tử nói:

– Tiểu huynh xem có điều không ổn.

Ngô Cương hỏi:

– Tại sao vậy?

– Đây là tín vật đòi mạng của Âu Dương lão tiền bối mà tiểu đệ mang trong mình vạn nhất bị nhận lầm thì sao?

Ngô Cương bất giác ngó lại cây ngân trâm hỏi:

– Phải chăng ý đại ca muốn nói diệu kế của lão già kia muốn giải cứu đại ca cho được linh nghiệm là cách “Di hoa tiếp mộc” không?

Tiểu hoá tử gật đầu nghiêm nghị đáp:

– Có thể như vậy. Sao lại đem hy sinh hiền đệ thay cho tiểu huynh được?

Ngô Cương cười đáp:

– Đại ca ơi! Việc này do tiểu đệ mà ra, nếu không có đại ca mạo hiểm lừa gạt lưỡng quái chạy đi thì tiểu đệ cũng chẳng thể sống đến bây giờ
được. Vạn nhất có xảy ra như vậy cũng chẳng kể chi…

Tiểu hoá tử ngắt lời:

– Không được.

Ngô Cương nói:

– Đại ca! Đây chẳng qua là mình đoán vậy. Biết đâu lão quái kia chẳng có diệu kế thiệt.

Tiểu hoá tử ngắt lời:

– Hiền đệ! Hiền đệ còn phải chạy theo bước tiền trình của mình. Tiểu huynh coi chừng đằng nào cũng không thoát chết đâu.

Ngô Cương lên tiếng:

– Thế thì chúng ta phế bỏ lời thề, từ đây hai người không liên can gì đến nhau nữa hay sao?

Tiểu hoá tử nhìn Ngô Cương bằng cặp mắt đau khổ đáp:

– Hiền đệ! Sao hiền đệ lại nói vậy?

Ngô Cương đứng bật dậy gạt đi:

– Đại ca! Đại ca chẳng nên nói nhiều nữa. Lão áo vàng đã bảo đại ca cấm
mình trăm ngày hẳn là có thâm ý. Từ đây đi đường cũng chăng bao xa.
Trong vòng trăm ngày tiểu đệ sẽ quay về tìm đại ca.

– Hiền đệ…

– Đại ca… đừng nói nữa. Kỳ hạn trăm ngày này, vấn đề ăn uống của đại ca giải quyết bằng cách nào?

Tiểu hoá tử đáp ngay:

– Cái đó không thành vấn đề. Tiểu huynh có cách tự giải quyết được. Nhưng chỉ băn khoăn vì hiền đệ…

Gã nói rồi vành mắt đỏ hoe. Đây là lời chí thiết mà gã thố lộ chân tình.

Ngô Cương cảm thấy trong lòng được an ủi rất nhiều là đã được kết với một
vị minh huynh cực kỳ thân thiết. Chàng lộ vẻ thản nhiên đáp:

– Đại ca cứ yên tâm. Lão áo vàng đã an bài như vậy hẳn có đạo lý.

Tiểu hoá tử Tống Duy Bình đứng dậy nắm chặt tay Ngô Cương nói:

– Hiền đệ ơi! Tiểu huynh theo lời hiền đệ. Nhưng có điều muốn nói.

Ngô Cương hỏi ngay:

– Đại ca có điều chi bịn rịn sao không nói ra?

Tiểu hoá tử đáp:

– Nếu hiền đệ quả gặp chuyện bất trắc thì ngày tiểu huynh được tin cũng là ngày tiểu huynh theo hiền đệ xuống suối vàng đó.

Thật là một lời hiên ngang, khẳng khái mà cũng là một điều cực kỳ thành khẩn phát ra tự đáy lòng.

Ngô Cương cảm động nước mắt chảy quanh. Chàng tìm được tri kỉ này thì còn
gì đáng tiếc nữa. Hai người mới gặp mặt trong nửa ngày đã đi vào đạo
nghĩa nguyện đồng sinh tử mới thật là bản sắc của những hào kiệt.

Hai người sa lệ nhìn nhau mà cười. Ngô Cương cảm kích nói:

– Đại ca! Tiểu đệ tưởng không còn chi mà nói nữa, chỉ mong tình thế đừng xảy ra. Xin đại ca trân trọng. Mai đây còn ngày tái ngộ.

Tiểu hoá tử nói:

– Hiền đệ! Tiểu huynh còn có việc phiền đến hiền đệ…

Ngô Cương ngắt lời:

– Đại ca có điều chi xin cứ dạy bảo.

Tiểu hoá tử thò tay vào bọc móc tấm trúc bài đen láy nói:

– Đây là tín vật của bản môn. Hiền đệ đem theo trong mình. Khi nào cần
gì đến Cái bang đệ tử, hiền đệ chỉ giơ nó ra là chúng phải nghe lệnh…

Ngô Cương động tâm tự hỏi:

– Đại ca mình đã có tín phù này tất phải là một nhân vật có địa vị khá
cao trong Cái bang, nhưng Cái bang rất trọng về bề bậc. Đại ca ta còn
nhỏ tuổi sao lại có địa vị cao xa được? Phải chăng đây là tín phù của sư trưởng y?

Tuy chàng nghĩ vậy nhưng không tiện hỏi lại, chàng xoay chuyển ý nghĩ rồi nói:

– Đây là một trọng vật của sư môn đại ca, sao lại trao cho tiểu đệ?…

Tiểu hoá tử ngắt lời:

– Hiền đệ cứ thu lấy.

Ngô Cương hỏi:

– Vạn nhất tiểu đệ đánh thất lạc thì sao?

Tiểu hoá tử đáp:

– Đó là chuyện khác. Bây giờ hiền đệ cứ cầm lấy mà dùng.

Ngô Cương lại hỏi:

– Hiện giờ thì sao?

Tiểu hoá tử đáp:

– Hiền đệ ra đi rồi bất cứ lúc nào và ở nơi đâu nếu gặp bang môn đệ tử
thì bảo chúng đem lương khô đến đây đủ dùng trăm ngày cho tiểu huynh.

Ngô Cương không sao được đành đón lấy trúc bài. Trên trúc bài có khắc những điểm những khuyên về phù hiệu. Chàng coi chẳng hiểu là gì, liền cất vào bọc cùng với cây ngân trâm. Chàng xách khăn gói nói:

– Đại ca! Tiểu đệ xin cáo biệt.

– Hiền đệ hãy trân trọng.

– Trong vòng trăm ngày tiểu đệ sẽ quay về.

– Tiểu huynh chờ hiện đệ ở đây.

Ngô Cương ngó tiểu hoá tử bằng cặp mắt sâu thẳm một lần nữa, cõi lòng ôm
mối tính tha thiết khôn tả. Chàng ra khỏi hốc cây nhằm về phía ngoài
rừng mà chạy. Chỉ trong chớp mắt chàng ra đến chỗ xảy ra chuyện lúc
trước. Xác con ngựa bị chặt bốn chân không hiểu đi đâu mất rồi. Chàng
chắc thôn dân phụ cận đã khiêng cả ngựa lẫn yên cương. Dưới đất chỉ còn
bốn chân ngựa liệng vào vũng bùn đẫm máu.

Ngô Cương cảm khái buông một tiếng thở dài rồi chạy về phía [?].

Bóng tà ác đã ngậm non đoài. Quạ kêu xao xác về tổ. Trong thôn dã bốn bề khói nhạt bốc lên…

Ngô Cương chẳng còn lòng nào mà thưởng ngoạn cảnh hoàng hôn ở ngoại thành. Chàng rảo bước hối hả chạy đi.

Đường sang Võ Lăng phải qua sông rồi đi về mé Nam. Việc đầu tiên là tìm đến
một đệ tử Cái bang để họ lo liệu ăn uống cho bái huynh Tống Duy Bình. Vì thế chàng phải ghé vào thành Qui Châu trước.

Lão quái nhân bảo
tiểu hoá tử cấm mình trăm ngày và bảo chàng mang Diêm vương châm đến Võ
Lăng là những việc mà chàng không sao hiểu được. Chàng muốn nghĩ song
không biết nghĩ từ đâu, đành lặng lặng đợi cho sự thực phát hiện. Chàng
tự nhủ:

Nếu quả chuyến đi này khiến cho bái huynh thoát tay của thoát tay của Yêu vương thì mình cũng can tâm bất cứ bằng một giá nào.

Trời vừa chập tối, đâu đấy lên đèn. Ngô Cương tới toà trấn thứ [?] ngoài
thành Qui Châu. Chợ đêm chưa mở, trên đường thưa thớt người qua lại. Lúc này chàng biết đi đâu để tìm cho ra đệ tử Cái bang?

May ở chỗ
Ngô Cương đã từng ăn chung ở đậu với người Cái bang nên hiểu biết địa
điểm mà bọn đệ tử Cái môn trú ngụ. Chàng đi ra phía ngoài thị trấn nhìn
đàng xa thấy bóng đen lù lù của một ngôi nhà cạnh những cây lớn cao ngất trời mà không thắp đèn chi hết.

Chàng nhắm thẳng phía bóng đen này chạy tới. Khi đến gần thì ra đây là toà Phá miếu.

Ngô Cương tiến vào cửu miếu. Trên hành lang nghe rõ hơi thở và người thấy
một mùi khê nặc ở trong mình bọn khất cái tiết ra mùi vị này cáo tố cho
chàng hay là đã tìm đúng chỗ. Chàng xuyên qua viện lạc tối om thì thấy
trong điện đường trước mặt có ánh lửa nửa tỏ nửa mờ.

Theo tập
quán thông thường, bọn khất cái phần nhiều nằm trong chính điện. Chàng
bước lên hành lang đã trông thấy mé đông có một người, mé tây có một
nhòm nằm la liệt. Chàng hắng giọng cất tiếng hỏi:

– Có ai không?

Một cái đầu tóc rối bù xù từ trong chiếu ngẩng lên uể oải hỏi lại:

– Ai đó?

Ngô Cương đáp:

– Tại hạ kiếm người cầm đầu các vị.

Người kia lại hỏi:

– Tôn giá là ai?

Ngô Cương đáp:

– Cũng là chỗ bằng hữu.

Bóng người bắt đầu nhúc nhích rồi lục đục trở mình ngồi dậy.

Người lên tiếng vừa rồi đứng lên lấy củi bỏ thêm vào đống lửa. Lửa bốc lên cao. Chớp mắt đại điện đã sáng rực.

Người kia lại hỏi:

– Ông bạn hãy cho biết lai lịch trước đã.

Ngô Cương tiến lại đứng bên đống lửa. Mười mấy tên khất cái vây quanh lại.

Lão cái đầu bù xù ngó Ngô Cương mấy lần giục:

– Tiểu hữu nói đi!

Ngô Cương lấy thanh trúc phù mà tiểu hoá tử đã trao cho đặt vào lòng bàn tay đưa đến tận trước mặt lão cái hỏi:

– Các hạ có nhận được vật này không?

Lão cái vừa ngó thấy đã biến sắc, quì một chân xuống, hai tay chống đất cúi đầu nói:

– Đệ tử là Lưu Thất, quản sự phân đà Ngân Tây xin tham kiến tín phù của trưởng lão.

Ngô Cương giật nảy mình lên. Chàng không ngờ vật mình cầm trong tay lại là
tín phù của trưởng lão Cái bang chỉ kém chưởng môn có một bậc. Chàng
đoán ngay vật này là của sư tôn bái huynh Tống Duy Bình bèn giơ tay lên
nói:

– Xin quản sự đứng dậy.

Lão cái đứng lên cúi đầu kính cẩn nói:

– Đệ tử xin kính cẩn chờ đợi trưởng lão sai khiến.

Ngô Cương ngó lại thấy mười mấy tên khất cái vẫn còn quì mọp, liền bảo:

– Xin các vị đứng dậy đi!

Bọn kia tạ ơn đứng lên.

Ngô Cương cất trúc phù vào bọc quay lại bảo Lưu Thất.

– Có việc gấp xin quản sự lập tức thi hành.

Lão cái trở lại vẻ tự nhiên nói:

– Có việc chi công tử cứ sai bảo.

Ngô Cương liền đem lời tiểu hoá tử thuật lại cho lão nghe, nhưng không nhắc tới chuyện cấm mình trăm ngày.

Lão cái gật đầu mấy cái đáp:

– Lão hoá tử lập tức thân hành liệu lý. Công tử còn điều chi truyền dạy nữa không?

Ngô Cương đáp:

– Không còn gì nữa.

Lão cái lại hỏi:

– Xin công tử cho biết cách xưng hô?

Ngô Cương thành thực đáp:

– Tại hạ là Ngô Cương.

– Ngô… Cương…?

Lão cái vừa nhắc lại vừa biến sắc.

Ngô Cương thấy vậy nghi ngờ hỏi:

– Có điều chi không ổn?

Lão cái ngập ngừng:

– Có phải công tử là người mà Võ Minh đã truyền bách lệnh để truy tầm…

Ngô Cương ngắt lời:

– Chính phải. Vậy thì làm sao?

Lão cái nhíu cặp lông mày đáp:

– Công tử đã mang tín phù của trưởng lão bản môn ở trong mình thì thân
thế cũng như đích thân trưởng lão vậy. Bọn lão hoá tử có trách nhiệm giữ cho công tử an toàn.

Ngô Cương lạnh lùng hỏi lại:

– Quản sự nói vậy là có ý gì?

Lão cái đáp:

– Nơi đây Võ Minh có thiết lập Võ quán do một tên Kim kiếm thủ phụ trách huấn luyện bọn để tử mới nhập môn. Tuy bề ngoài chỉ có thế mà trên thực tế là một tổ chức chuyên để ý dò xét mọi người, ngõ hầu bành trướng thế lực khắp cả hai tỉnh Xuyên, Ngạc tiểu lão e rằng hành tung của công tử
đã lọt vào tai mắt đối phương, mà lực lượng bản bang ở đây lại rất mỏng
manh.

Ngô Cương không để ý cười nói:

– Quản sự bất tất quá lo về điểm này. Tại hạ lên đường ngay tức khắc.

Lão cái Lưu Thất sợ hãi nói:

– Xin công tử đừng hiểu lầm lão hoá tử…

Ngô Cương xoè tay ra chận lời Lưu Thất. Chàng ngẫm nghĩ một chút rồi lấy tấm trúc phù ra nói:

– Phiền quản sự trao trả lại tín phù này cho bái huynh tại hạ là Tống Duy Bình, đồng thời đưa lương khô đến cho y một thể.

Lão cái vừa trông thấy trúc phù lập tức trở lại thái độ kính cẩn thõng tay cúi đầu nói:

– Đệ tử không dám tiếp thụ.

Ngô Cương hỏi:

– Tại sao vậy?

Lưu Thất đáp:

– Tống trưởng lão không có lời truyền dạy thu tín phù về thì khi nào đệ tử dám tự chuyên.

Ngô Cương ngơ ngẩn nghĩ thầm:

– Té ra Tống đại ca đã trở thành trưởng lão Cái bang. Mình cứ tưởng
thanh trúc phù này là của sư trưởng của y. Trúc phù đã là một tín vật
thiêng liêng của Cái bang, mà chuyến đi này mình chưa rõ hung cát. Nếu
bất hạnh để thất lạc hay lọt vào tay kẻ khác thì hậu quả khó mà lường
được.

Bụng chàng nghĩ vậy liền nói:

– Đây là ý kiến của tại hạ chứ không phải quản sự tự chuyên…

Lão cái ngắt lời:

– Đệ tử không dám.

Ngô Cương lại hỏi:

– Nếu tại hạ dúng tín phù này để hạ lệnh cho quản sự phải đưa về cho Tống trưởng lão thì sao?

Lưu Thất hạ thấp mình xuống thêm, ấp úng đáp:

– Nếu vậy thì đệ tử phải tuân mệnh.

Ngô Cương liền nói:

– Được lắm! Quản sự cầm lấy.

Lưu Thất vội hỏi:

– Công tử có thể cho biết hành tung được chăng? Tiểu lão sai bọn trẻ ngấm ngầm theo dõi để tiện công tử sai khiến…

Ngô Cương lắc đầu gạt đi:

– Bất tất phải thế.

Đoạn chàng đi ra khỏi toà phá miếu.

Quản sự Lưu Thất kính cẩn đưa chàng ra khỏi miếu.

Ngô Cương chạy về phía thị trấn. Chàng vừa vào tới đầu chợ thì thấy một hán tử ăn mặc như kiểu gia đinh đón đường chắp tay hỏi:

– Phải chăng công tử họ Ngô?

Ngô Cương giật mình kinh hãi, chàng không tiện nói dối liền gật đầu đáp:

– Phải rồi!

Hán tử nói:

– Gia chủ mời công tử dời gót ngọc lại chơi!

Ngô Cương hỏi:

– Quí chủ nhân là ai?

Hán tử đáp:

– Công tử gặp mặt sẽ rõ, tiểu nhân không dám bép xép.

Ngô Cương nghĩ thầm:

– Lão quái bảo mình đến núi Võ Lăng sẽ gặp kỳ tích giữa đường, phải chăng là vụ này? Nếu đúng thì mình khỏi mất công bặt thiệp.

Chàng liền hoan hỉ đáp:

– Ông bạn dẫn đường cho tại hạ.

Chàng đi quanh hết mấy đường phố lớn ra đến một nơi ít người qua lại, hiển
nhiên là khu tịch mịch. Chàng cảm thấy băn khoăn trong dạ liền ngập
ngừng hỏi:

– Quí chủ nhân ở…

Tên gia đinh không chờ chàng dứt lời đã cười hì hì trỏ một toà lầu ở cùng đường nói:

– Đến nơi rồi đó!

Ngô Cương không nói nữa.

Chỉ trong chớp mắt chàng đã tới trước cửa toà lầu, xem chừng đây là một nhà thế gia. Bốn ngọn đèn lồng căng bằng vải sa treo hai bên cánh cổng sơn
son. Bốn người áo đen chia nhau ra đứng dưới mỗi ngọn đèn. Hai bên cổng
đặt hai con sư tử đá dài đến tám thước trông như sư tử thật.

Tên gia đinh dẫn đường nghiêng mình sang một bên chắp tay nói:

– Mời công tử vào đi!

Ngô Cương nói:

– Ông bạn cứ đi trước dẫn đường.

Gia đinh nói:

– Nếu vậy tiểu nhân xin thất lễ.

Phía trong cổng hoa cỏ rậm rạp trồng hai bên. Giữa là một lối đi thẳng tắp
giải đá trứng ngỗng thông vào đến một toà lầu đồ sộ rất nguy nga tráng
lệ.

Đi chừng năm trượng thì đường giải đá gặp một lối đi vắt ngang [?] đường chữ thập.

Tên gia đinh dẫn đường chuyển qua mé đường, bỏ toà nhà đồ sộ với bóng hoa
rậm rạp lại phía sau. Gã xuyên qua một cái cổng tò vò đi vào trong sân.
Trước sân là ba gian sương phòng. Gian giữa đèn sáng huy hoàng còn hai
gian mé tối om không nhìn rõ hi hết.

Tên gia đinh dẫn đường đưa
Ngô Cương đến trước sảnh đường [?] lửa sáng trưng còn cách chừng một
trượng thì dừng bước lại. Gã lên tiếng:

– Khách đã đến đó.

Một âm thanh lạnh lẽo từ phía trong vọng ra:

– Mời vào đây!

Ngô Cương động tâm. Kinh nghiệm đã cho chàng hay người vừa [?] thanh phần
lớn không phải là nhân vật chính phái. Nhưng việc đã như thế này, muốn
lui lại cũng không được nữa, chàng đành tiễn [?] trấn tĩnh tinh thần
nói:

– Các hạ vời tại hạ vào đây có điều chi dạy bảo?

Thanh âm bên trong đáp vọng ra:

– Mời quý khách vào đây sẽ nói chuyện hay hơn.

Ngô Cương ngần ngừ một chút rồi bước lên thềm. Tình hình trong sảnh đường
chỉ trong qua một lượt là rõ hết. Giữa nhà đặt một án hình vuông trên
phủ tấm khăn điều chói mắt. Trước án là hàng ghế tựa bày ở hai bên. Sau
án một người áo đen ngồi trên[?]. Người này cặp mắt loang loáng, sáng
hơn cả đèn lửa. Trạc tuổi đã ngoại tứ tuần. Ngoài ra không còn gì nữa.

Nơi đây có vẻ là tụ nghĩa sảnh mà cũng giống như một pháp đường, tựa hồ không phải nơi tiếp khách.

Ngô Cương sững sờ một chút rồi đánh bạo khoa chân bước vào sảnh đường.

Chàng mới bước một chân thì huyệt mạch hai cổ tay đột nhiên bị hai hán tử áo đen phục sẵn trong cửa nắm chặt.

Ngô Cương cảm thấy toàn thân nhũn ra, luồng lực đạo không đề tụ được nữa. Tay cầm bọc áo để rớt xuống đất đánh bộp một tiếng.

Ngô Cương ngửng đầu ngó người áo đen ở sau trường án thì chạm phải mục
quang đối phương đang nhìn chằm chặp vào mặt mình. Bốn mắt gặp nhau, Ngô Cương không tự chủ được, tâm thần chấn động. Mục quang của đối phương
chói như ánh điện khiến cho người ta không dám nhìn vào.

Người áo đen vỗ tay ra lệnh:

– Mời Đặng phó lãnh đội vào đây!

Ngô Cương càng chấn động tâm thần vì Đặng phó lãnh đội dĩ nhiên là Xú Diện
Nhân Đồ Đặng Thập Ngũ. Chàng không ngờ mình đã lọt vào tay Võ Minh. Thật là một âm mưu, một nguỵ kế đáng khinh bỉ!

Chàng lẩm bẩm:

– Lão quái bảo mình đến núi Võ Lăng để giải cứu cho minh huynh Tống Duy
Bình khỏi tai nạn. Ngờ đâu lão đưa mình vào tròng. Dĩ nhiên lão là một
phần tử trong Võ Minh rồi. Mưu kế của lão thật là thâm độc. Lão còn bảo
mình cầm Diêm vương trâm đi theo. Diêm vương đã là biểu kí giết người
của Yêu trung chi vương Âu Dương Tàn thì nếu mình chẳng lọt vào cạm bẫy
Võ Minh cũng không thoát khỏi độc thủ của Nhất Yêu. Tình trạng này thì
bái huynh cũng nguy mất.

Đoạn chàng tự trách:

– Sao lúc
ấy mình không nghi ngờ tới điểm này? Cứ nghĩ phân tích đã kỹ càng thì
mình thật là ngu dại. Lão bảo mình đến núi Võ Lăng mà không nói rõ
nguyên nhân, lại bảo minh huynh cấm mình trăm ngày cũng vô căn cứ. Sao
mình không nghĩ ngay toàn là lời nói hồ đồ? Còn bái huynh là tay thông
tuệ phi thường lại biết nhiều hiểu rộng mà cũng tin lời lão mới kỳ? Chậm mất rồi! Có hối cũng không kịp nữa!

Bỗng một bóng người thấp thoáng đi vào. Ngô Cương ngoảnh đầu nhìn ra thì đúng là Xú Diện Nhân Đồ Đặng Thập Ngũ.

Người áo đen trỏ vào Ngô Cương hỏi:

– Phó lãnh đội! Thử coi xem có đúng gã không?

Xú Diện Nhân Đồ Đặng Thập Ngũ đáp:

– Chính gã! Không sai chút nào.

Người áo đen lại hỏi:

– Phó lãnh đội có ý kiến gì không?

Xú Diện Nhân Đồ đáp:

– Cái đó để đội toà tác chủ.

Ngô Cương nghe đến hai chữ “đội toà” động tâm tự hỏi:

– Té ra người áo đen kia là lãnh đội Thần Phong. Không biết gã định xử trí với mình thế nào?

Người áo đen lẳng lặng một lúc, mục quang lạnh lẽo biến thành nghiêm trọng, hỏi dằn từng tiếng:

– Có thật người đã được Yêu Trung Chi Vương lựa chọn làm truyền nhân không?

Ngô Cương chấn động tâm thần. Trong lúc hoang mang chàng không biết nên trả lời ra sao. Vụ này tiểu hoá tử Tống Duy Bình trước đã buộc miệng nói
ra. Nhưng rồi sự thực là Diêm vương trâm xuất thế. Cây ngân trâm đòi
mạng hiện ở trong mình chàng, nếu chàng phủ nhận thì Tống Duy Bình là
trưởng lão Cái bang tất bị liên luỵ. Bằng có thừa nhận thì cũng không
tiện chút nào. Ai lại đường đường dòng dõi Võ Thánh mà đi nhận làm môn
hạ tên đại ma đầu Nhất Yêu bao giờ?


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.