[1] Là tên gọi một dân tộc du mục thời cổ đại ở phía bắc Trung Quốc. Nguyên gốc có lẽ là người Sơn Nhung, tên gọi Tiên Ti có nghĩa là điềm tốt lành (cát tường) và thú thần, có lẽ là chỉ tới loài tuần lộc.
[2] Thời đại đồ đá mới: là thời đại cuối cùng trong thời đại đồ đá, trước khi bước sang thời đại đồ đồng đá, bắt đầu từ thiên niên kỉ thứ 9 TCN, đánh dấu sự hình thành của nghề nông.
[3] Borges: tên đầy đủ là Jorges Luis Borges (1899-1986), nhà văn người Argentina.
[4] Calvino: tên đầy đủ là Italo Calvino (1923 -1985), nhà văn hiện đại người Ý.
Đây là hai nhà văn lớn, có tầm ảnh hưởng lớn trong nền văn học thế giới thế kỉ XX. Hai ông có lối viết văn thâm thúy mang tính ngụ ngôn cao.
[5] Waiting for Godot là vở kịch của Samuel Beckett, một nhà văn được giải Nobel Văn học. Tác phẩm được đánh giá là Kịch tiếng Anh đáng lưu ý nhất thế kỷ 20. Đây là tác phẩm nói về hai người đàn ông cả đời chờ đợi một nhân vật không quen biết tên là “Godot”, Godot viết giống như God (Chúa Trời).
[6] Trường ca Đất hoang hay Đất hoang, tên nguyên gốc tiếng Anh là “The waste land”: tác phẩm thi ca nổi tiếng của nhà thơ T.S. Eliot người Mỹ sáng tác năm 1922. Ông từng đạt giải Nobel văn học vào năm 1948, đóng góp rất nhiều cho nền thi ca hiện đại.
[7] Gandhara: là tên một vùng miền Tây bắc Ấn Độ, ngày nay là địa danh của khu di tích lịch sử nằm giữa Pakistan và Afghanistan, là chiếc nôi Phật giáo thứ hai sau Ấn Độ, thời hoàng kim của nghệ thuật này phát triển rộng rãi từ xứ Bactria chạy dài đến Hindu Kush và Bắc Trung Ấn. Hiện nay, nghệ thuật Phật giáo Gandhara đang ngày càng quen thuộc với người phương Tây.
[8] Marc Aurel Stein: (1862-1943): nhà thám hiểm nổi tiếng người Anh, gốc Hungary.
[9] Chữ Elamite: một loại chữ cổ, ra đời dựa trên sự phát triển của dạng chữ tiền Elamite, đến nay, con người vẫn chưa giải mã được loại chữ này. Một số tài liệu gọi là ký tự Elamite. Loại nguyên thủy nhất của dạng chữ này xuất hiện có lẽ từ 3.200 năm TCN và trở thành có hàng lối vào cuối thiên niên kỷ 3 TCN.
[10] Vương triều Achaemenid: là triều đại đầu tiên của đế quốc Ba Tư cổ (nay là Iran), tồn tại từ năm 551 TCN đến năm 328 TCN.
[11] Đế quốc Kushan: tồn tại từ thế kỉ thứ 1 đến thế kỉ 3 sau Công nguyên, trải dài từ Tajikistan đến biển Caspian và Afghanistan, cho mãi đến thung lũng sông Ganges. Trong nhiều thế kỷ, đế quốc này là trung tâm giao dịch giữa Đông và Tây.
[12] Tiếng Arya: là ngôn ngữ của chủng tộc người Arya, một trong hai chủng tộc chính của người Ấn Độ hiện nay. Chủng tộc Arya thuộc đại chủng Europeoid khoảng từ thiên niên kỷ thứ hai đến giữa thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên đã từ bỏ mảnh đất nguyên thủy ở phía Đông biển Caspienne tiến xuống phương Nam, vượt Hymalaya, theo sông Ấn vào định cư ở vùng Punjab. Arya (có nghĩa “quý phái”) là từ họ dùng để tự chỉ mình, những người da trắng, vóc cao, mũi thẳng, phân biệt với những cư dân bản địa mà họ gọi là Dasa (“nô lệ”). Người Arya nhanh chóng chiếm toàn bộ Bắc Ấn, dồn các cư dân bản địa xuống Deccan hay các núi non, đầm lầy Trung Ấn và Bengal. Họ cũng nhanh chóng từ giã cuộc sống du mục, định cư trên các đồng bằng trù phú, sống bằng nghề nông. Họ mang vào Ấn Độ nền văn hoá phát triển cao của họ, ngôn ngữ và văn chương, thần thoại và tôn giáo, trí tưởng tượng và tinh thần ham nghiên cứu… Và thế là đã diễn ra cuộc giao thoa văn hoá vĩ đại đầu tiên trong lịch sử giữa Arya và Dravida tạo ra bước tiến mới cho nền văn minh Ấn Độ.
[13] Peshawar: tên cũ là Purushapura, xưa là thủ đô của đế quốc Kushan dưới thời vua Kanishka; nay là một thành phố ở phía Tây bắc Pakistan.
[14] Cao nguyên Pamir: là cao nguyên nằm ở phía Tây nam, Tân Cương, Trung Quốc, là vùng giao giữa phía Bắc Afghanistan vàTajikistan, nằm trên độ cao 5000 m so với mặt nước biển, cao thứ hai thế giới, chỉ sau Hymalaya.
[15] Lòng chảo Tarim: là thung lũng lớn nhất của Trung Quốc, nằm ở phía Nam Tân Cương, ở giữa núi Thiên Sơn và Côn Lôn, diện tích khoảng 53,000 m2, cách mặt nước biển khoảng 1000 m.
[16] Sơ Lặc, Vu Điền, Qui Từ: tên các quốc gia cổ ở vùng Tây vực, cùng thời với Lâu Lan.
[17] Nhu Nhiên: hay còn gọi là Hung Nô.
[18] Yasushi Inoue (1907-1991): nhà văn nổi tiếng người Nhật Bản. Các tác phẩm của ông đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và xuất bản ở khắp trên thế giới.
[19] Sigmund Freud (6/5/1856 – 23/9/1939): nguyên là một bác sĩ về thần kinh và tâm lý người Áo. Ông được công nhận là người đặt nền móng và phát triển lĩnh vực nghiên cứu về phân tâm học. Cho đến ngày nay mặc dù lý thuyết về phân tâm học của ông còn gây nhiều tranh cãi và người ta còn đang so sánh hiệu quả của các phương pháp phân tâm học của ông với các phương pháp điều trị khác, nhưng cũng phải thừa nhận rằng ông là một nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn trong thế kỷ 20.
[20] Ngày quốc khánh Trung Quốc 1/10/1949.
[21] Khố Nhĩ Lặc hay còn có tên là Korla, một địa danh thuộc Tân Cương.
[22] Jorge Luis Borges (24/8/1899 – 14/6/1986) người Argentina, là một trong những nhà văn lớn nhất và có ảnh hưởng nhất thế giới của thế kỷ 20. Ông được coi là cha đẻ của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Mỹ Latinh.
[23] Phương pháp carbon phóng xạ (tên tiếng Anh là Radiocarbon Dating method (RD)) là phương pháp phổ biến của các nhà khảo cổ trong việc định tuổi các cổ vật. Đây là phương pháp đo lượng phóng xạ C14 (carbon gồm 6 proton và 8 nơtron) còn lại của một cổ vật.
[24] Phong hóa là quá trình phá hủy đá, đất và các khoáng vật chứa trong đó khi tiếp xúc trực tiếp với môi trường không khí.
[25] Xưa Trang Châu chiêm bao thấy mình là bướm, vui phận làm bướm, tự thấy thích chí, không còn biết là Châu nữa. Chợt tỉnh giấc, lại thấy mình là Châu. Không biết Châu chiêm bao là bướm, hay bướm chiêm bao là Châu?
[26] Tên nguyên bản: Four Quartets: trường ca, sáng tác năm 1945.
[27] Cái chết Đen là tên gọi của một đại dịch xảy ra ở châu Á và châu Âu trong thế kỷ 14 mà đỉnh điểm là ở châu Âu từ năm1348 đến năm 1350. Cái chết Đen được coi là một trong những đại dịch chết chóc nhất trong lịch sử nhân loại, ước tính nạn dịch này đã giết chết từ 30 tới 60% dân số của châu Âu và giảm dân số toàn cầu từ khoảng 450 triệu người xuống còn từ 350 đến 375 triệu người vào năm 1400. Quan điểm truyền thống cho rằng nguyên nhân của đại dịch này là sự bùng phát của bệnh dịch hạch gây ra bởi vi khuẩn Yersinia pestis.
[28] Axít ribonucleic (viết tắt ARN hay RNA) là một trong hai loại axít nucleic, là cơ sở di truyền ở cấp độ phân tử. Ở một số loài mà không có ADN (như một số loại virút), thì ARN đóng vai trò là vật chất di truyền. Nó khác với ADN ở chỗ có dạng mạch đơn hoặc mạch vòng, chứa đường ribose thay vì deoxyribose và uracil thay cho thymine.
[29] DNA hay deoxyribonucleic acid là nguyên liệu di truyền ở người và hầu hết tất cả cơ thể sống. Mỗi tế bào người chứa cùng một lượng DNA. Hầu hết DNA nằm trong nhân ( gọi là DNA nhân), một lượng nhỏ DNA có thể được tìm thấy ở ti thể ( gọi là DNA ti thể hay mtDNA ).
[30] Người Aryan được gọi là người Ấn-Âu tiền sử. Người Ấn ở miền bắc Ấn Độ còn được gọi là người Ấn-Âu. Họ cao lớn, nước da sáng màu, trong khi người Ấn ở miền nam có nguồn gốc Dravidian, vóc dáng nhỏ bé hơn, nước da tối màu hơn.
[31] Nucleotide là một hợp chất hóa học gồm có 3 phần chính: một nhóm heterocyclic, nhóm đường, và một hay nhiều nhómphosphate. Các nucleotide là đơn vị cấu trúc của RNA, DNA, và nhiều yếu tố khác. Trong tế bào, chúng đóng vai trò quan trọng trong trao đổi chất (metabolism) và phát tín hiệu.
[32] Vị Pharaon trẻ nhất lịch sử Ai Cập. Ngày 17/2/1929, khi nhà khảo cổ Lord Carnarvon và đoàn thám hiểm của ông đục phá chiếc cửa bí mật của Kim Tự Tháp nổi tiếng của Ai Cập để đột nhập vào khu mộ của vua Tutankhamen. Đoàn thám hiểm phát hiện ra một hàng chữ trên vách đá với nội dung đe dọa: “Kẻ nào dám quấy động giấc ngủ của Pharaon, đều phải chết!” Ít ai ngờ đó lại là lời nguyền rất linh nghiệm, nhất là đối với các nhà khoa học muốn mạo hiểm đột nhập vào ngôi mộ cổ của Pharaon. Về sau, những người liều dấn thân khám phá Kim Tự Tháp và đến bên áo quan của vua Tutankhanmen đều phải trả giá.
HẾT.