Luật Giang Hồ

Chương 19



Tôi xin bắt đầu với lới cám ơn ông đã đến dự buổi họp này chỉ một thời gian ngắn sau khi được thông báo, – vị ngoại trưởng nói – Và cả Scott Bradley, chỉ vừa mới hồi phục sau…

Christopher do dự một lúc rồi nói tiếp:

– Một tai nạn suýt táng mạng. Tôi biết tất cả chúng tôi đều vui mừng vì tốc độ bình phục của anh ấy. Tôi cũng muốn chào đón Đại tá Kratz, đại diện cho chính phủ Do thái, và Dexter Hutchins, Phó giám đốc CLA.

“Hôm nay chỉ có hai nhân viên của tôi ở đây: Jack Leigh, trợ lý điều hành của tôi, và Susan Anderson, một trong những cố vấn cao cấp về Trung Đông của tôi. Lý do về số người hạn chế trong dịp này sẽ trở nên quá rõ ràng đối với tất cả quý vị. Vấn đề chúng ta sắp thảo luận hết sức nhạy cảm đến nỗi càng có ít người biết bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu. Trong vụ này, nói im lặng là vàng tức là không biết giá trị của vàng.

“Có lẽ trong giai đoạn đặc biệt này, tôi có thể yêu cầu ông Phó giám đốc CIA nói rõ tình hình gần đây nhất, Dexter”.

Dexter Hutchins mở khoá chiếc cặp của ông và lấy ra một tập hồ sơ ghi hàng chữ “Chỉ Giám đốc được quyền xem”. Ông đặt tập hồ sơ trên bàn trước mặt ông và lật tờ bìa.

– Cách đây hai ngày, ông Marshall, Viện trưởng Viện Bảo tàng Lịch sử Mỹ báo cáo với ông Ngoại trưởng rằng bản Tuyên ngôn Độc lập đã bị đánh cắp khỏi Viện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, hoặc, nói chính xác hơn, đã bị đánh tráo bằng một bản sao vô cùng xuất sắc, không những thoát khỏi sự xem xét kỹ lưỡng của ông Marshall mà còn qua mắt chuyên viên bảo vệ cao cấp, ông Mendelssohn. Chỉ khi ông Marshall cố tiếp xúc lại một người tên Rex Butterworth, đã được tạm thời bổ nhiệm đến Nhà Trắng với chức cố vấn đặc biệt của Tổng thống, ông mới trở nên lo lắng.

– Tôi xin phép được ngắt lời, ông Hutchins, – Jack Leigh lên tiếng, – Và nói rõ rằng mặc dầu ông Butterworth là một cưu nhân viên của Bộ Thương mại, nếu báo chí có nắm được vụ này, ông có thể chắc chắn rằng họ chỉ sẽ nhắc tới ông ta với chức vụ “Trợ lý đặc biệt của Tổng thống”.

Warren Christopher gật đầu chấp thuận.

– Khi Calder Marshall khám phá ra rằng Butterworth đã không trở về sau vụ nghỉ phép, – Dexter Hutchins nói tiếp – và ông ta cũng đã bỏ đi mà không để lại địa chỉ mới, lẽ tất nhiên ông trở nên nghi ngờ. Vì lẽ đó, ông đã nghĩ nên cẩn thận yêu cầu ông Mendelssohn kiểm tra và xem thử bản Tuyên ngôn có bị hề hấn gì hay không. Sau khi cho tấm giấy da qua nhiều cuộc thử nghiệm sơ bộ – một biên bản riêng đã được gửi cho tất cả các công về việc này, ông Marshall đã đi đến một kết luận rằng họ vẫn nắm trong tay bản tài liệu gốc.

Nhưng ông Marshall. vốn là một người thận trọng, vẫn còn hoài nghi, và đã có tiếp xúc với nhân viên lập chương trình của Tổng thống, cô Patty Watson – nhiều chi tiết cũng được đính kèm. Ngay sau vụ nói chuyện đó, ông đã yêu cầu chuyên viên bảo vệ tiến hành một cuộc xem xét tỉ mỉ hơn.

Ông Mendelssohn đã mất mấy tiếng đồng hồ trong buổi tối hôm ấy để rà soát lại tám giấy da từng từ một với một kính lúp. Mãi đến lúc ông ta xem tới câu “Nor have We been wanting in attentions to our British brethren”, chuyên viên bảo vệ mới nhận thấy từ “British” đã được viết đúng chính tả, tức không có hai chữ “i” như trong bán Tuyên ngôn gốc do Timothy Matlock viết. Khi mẩu tin này được thông báo với ông Marshall, ông lập tức gửi đơn từ chức lên ông Ngoại trưởng, mà tất cả các ông đều có một bản sao.

– Nếu tôi có thể đến đây, Dexter, – Ngoại trưởng Christopher nói, – chỉ để nghe báo cáo, Tổng thống và tôi đã gặp ông Marshall trong văn phòng Bầu dục ngày hôm qua. Ông ta không thể cộng tác hơn được nữa. Ông ta cam đoan với chúng tôi rằng, ông ta và bạn đồng nghiệp của ông ta, ông Mendelssohn sẽ không nói và làm gì trong tương lai. Tuy nhiên. Ông ta lại nói thêm cảm nghĩ ghê tởm khi vẫn tiếp tục trưng bày một bản Tuyên ngôn giả mạo cho công chúng xem. Ông ta đã khiến cho hai chúng tôi tức Tổng thống và bản thân tôi, phải đồng ý rằng nếu chúng ta thất bại trong việc tìm lại bản tài liệu gốc trước khi sự biến mất của nó được nhiều người biết. Chúng tôi sẽ xác nhận rằng ông ta đã xin từ chức ngày 25 tháng 5 năm 1993 và được chính phủ chấp nhận là người chăm sóc bản Tuyên ngôn. Ông ta mong muốn sự việc đó được xác nhận bằng văn bản trạng ông ta đã không hề làm ngơ để lừa dối của ông ta hoặc đất nước mà ông ta đang phục vụ. “Tôi không phải là hạng người quen lừa dối”, đó là những lời cuối cùng của ông ta trước khi rời khỏi văn phòng Bầu dục.

Christopher ngừng một lát rồi nói tiếp:

– Nếu một nhân viên chính phủ có thể khiến cho Tổng thống và Ngoại trưởng tự cảm thấy mình thấp kém hơn về mặt đạo đức, thì ông Marshall đã đạt được điều đó với phẩm cách đáng kể. Tuy nhiên điều đó vẫn không làm thay đổi sự kiện, nếu chúng ta không thu hồi được bản Tuyên ngôn gốc trước khi vụ trộm được đông đảo quấn chúng biết, giới truyền thông đại chúng sẽ nướng tổng thống và bản thân tôi một cách từ từ như nướng một xiên thịt. Ngoài ra, còn có một điều chắc chắn: những người Cộng hoà, dẫn đầu bởi Doyle, sẽ sung sướng xoa tay cùng nhau trước công chúng. Tiếp tục đi, Dexter.

– Theo chỉ thị của Ngoại trưởng, chúng tôi đã lập tức thành lập một lực lượng đặc nhiệm nhỏ ở Langley để phác hoạ ttâng góc cạnh của vấn đề chúng ta đang đương đầu. Nhưng chúng tôi đã nhanh chóng khám phá ra rằng chúng tôi đang làm việc trong một số giới hạn nhiêu khê. Trước hết, vì sự nhạy cảm của vấn đề và có nhiều người dính líu, chúng tôi sẽ không thể làm những gì mà chúng tôi vẫn tự động làm trong những tình huống bình thường. – đó là hỏi ý kiến FBI và liên lạc với Sở Cảnh sát DC. Điều đó, tôi đã cảm thấy chắc chắn sẽ đưa chúng ta lên trang nhất của tờ Washington Post, có lẽ chỉ vào sáng hôm sau. Chúng ta không được quên rằng FBI vẫn còn đang đau đầu với cuộc bao vây Waco và họ sẽ không thích gì hơn là CIA thay thế họ trên trang nhất của các tờ báo. Vấn đề tiếp theo chúng ta đang đương đầu là phải rón rén, quanh co với những người mà chúng ta vẫn thường bắt giữ để thẩm vấn, vì sợ rằng họ rất có thể khám phá ra mục đích thực sự của chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta đã có thể tìm ra một vài manh mối mà không cần phải nói chuyện với bất cứ thành viên nào của công chúng. Tiếp theo sau một cuộc kiểm tra thường ngày về các hồ sơ giấy phép ở DCPD, chúng ta đã khám phá ra rằng một cuộn phim đã được thực hiện ở Washington cùng ngày với vụ trộm bản Tuyên ngôn. Viên đạo diễn cuốn phim đó là Johnny Scasiatore, người bị kết tội đồi phong bại tục đang được tự do sau khi đóng tiền bảo lãnh. Ba người khác tham gia vào cuốn phim hoá ra là đã có hồ sơ hình sự. Và một số trong bọn người đó phù hợp với những lời mô tả mà ông Marshall và ông Mendelssohn đã cung cấp cho chúng ta về nhóm đến Viện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia giả làm đoàn tuỳ tùng của Tổng thống. Trong bọn họ có cả một người tên Bill O’Reilly, một kẻ làm đồ giả nổi tiếng đã từng hơn một lần trải qua trong các trại giam liên bang của chúng ta. và một diễn viên đóng vai Tổng thống một cách đầy thuyết phục đến nỗi cả hai ông Marshall và Mendelssohn đều nhận đó là Tổng thống và không hỏi han gì cả.

– Chắc chắn chúng ta có thể khám phá ra hắn là ai, – Christopher nói.

– Chúng tôi đã khám phá ra. Tên hắn là Lloyd Admas. Nhưng tôi chưa dám bắt hắn ta.

– Các ông làm sao tìm được hắn ta, – Leigh hỏi. – Xét cho cùng, không có mấy diễn viên có thể tìm được cách khá giống với Clinton.

– Đồng ý, – vị Phó giám đốc nói – nhưng chỉ có một người đã được giải phẫu bởi nhà phẫu thuật chất dẻo hàng đầu của nước Mỹ. Trong vòng vài tháng qua, chúng tôi có lý do để tin rằng tên cầm đầu đã giết chết nhà phẫu thuật và cô con gái của ông. Đó là lý do bà vợ của ông ta đã báo cáo mọi sự việc mà bà ta đã biết với Cảnh sát trưởng địa phương.

– Tuy nhiên, toàn bộ vụ trộm sẽ không bao giờ thành công bước đầu nếu không có sự giúp đỡ bên trong của ông Rex Butterworth, mà người ta đã trông thấy lần cuối vào buổi sáng ngày 25 tháng 5, và từ đó đã biến mất khỏi bê mặt của trái đất. Ông ta đã đặt một vé máy bay đi Brazil, nhưng ông ta không bao giờ lộ diện. Chúng tôi phái nhân viên đi khắp thế giới để truy tìm ông ta.

– Việc đó không có bất kỳ một tầm quan trọng nào nếu chúng ta không tiến gần hơn để khám phá bàn Tuyên ngôn gốc hiện giờ đang ở đâu, và ai giữ nó? – Christopher nói.

– Đó chính là bản tin xấu, – Dexter nói – Các nhân viên của chúng tôi mất hàng tiếng đồng hồ vào nhưng cuộc điều tra thường ngày mà nhiều công dân Mỹ xem là một sự lăng phí tiến của những người bị đánh thuế, nhưng chỉ thinh thoảng họ mới trả đủ.

– Tất cả chúng tôi đang nghe đây, – Christopher nói.

– CIA vẫn thường xuyên theo dõi một số nhà ngoại giao nước ngoài đang làm việc tại Liên Hiệp Quốc. Lẽ tất nhiên, họ sẽ bị xúc phạm nếu bất cứ một ai trong bọn họ có thể chứng minh những gì chúng tôi đã làm, và nếu chúng tôi nghĩ họ đã phát hiện ra chúng tôi thì chúng tôi phải lập tức rút lui. Trong trường hợp những người Iraq ở Liên Hiệp Quốc, chúng tôi có người bám sát họ suốt ngày đêm. Vấn đề của chúng tôi là chúng tôi không thể hoạt động trong phạm vi tổ chức Liên Hiệp Quốc, bởi vì nếu chúng tôi bị bắt bên trong toà nhà đó, sự cố này sẽ gây nên một sự phản đối kịch liệt mang tầm cỡ quốc tế. Do vậy, thỉnh thoảng các đại diện của họ bắt buộc lọt khỏi màng lưới của chúng tôi.

“Nhưng chúng tôi tin tưởng không phải là một sự trùng hợp khi viên Phó đại sứ của Iraq ở Liên Hiệp Quốc, một người tên Hamid Al Obaydi, đã có mặt ở Washington đúng vào ngày bản Tuyên ngón bị đánh tráo và còn chụp một số bức hình về vụ quay phim giá tạo đang diễn ra.

Nhân viên phụ trách việc theo dõi Al Obaydi vào lúc bấy giờ cũng đã báo cáo rằng, lúc 10 giờ 37, sau khi bản Tuyên ngôn lại được trình bày trong Viện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Al Obaydi đã sắp hàng theo mọi người khác, chờ hơn một tiếng đồng hồ để xem tấm giấy da. Nhưng đây mới là điều đáng kể nhất. Ông ta đã xem xét kỹ bản tài liệu một lần, rồi lại chăm chú nhìn một lần thứ hai với cả kính.

– Có lẽ ông ta bị cận thị, – Susan nói.

Nhân viên của chúng tôi báo cáo rằng trước đây và sau đó không hề thấy ông ta mang bất cứ loại kính nào cả, – Dexter Hutchins trả lời, dừng lại một lát rồi nói tiếp – Bây giờ mới thực sự là tin xấu.

– Đó chưa phải hay sao? – Christopher hỏi.

– Chưa phải, thưa ông. Al Obaydi đã bay tiếp đến Geneva một tuần sau và đã bị nhân viên của chúng tôi tại đây phát hiện rời khỏi một ngân hàng, – Dexter xem lại số tay. – Công ty Frauchard. Ông ta cầm một cái ống bằng nhựa có chiều dài hơn sáu tấc một chút và đường kính chừng năm phân.

– Ai sẽ thuật lại cho Tổng thống – Christopher vừa nói vừa đặt hai bàn tay lên mắt.

– Ông ta cầm một cái ống theo xe hơi vào thắng toà nhà Liên Hiệp Quốc và từ đó không còn được trông thấy nữa.

– Và Barazan Al-Tikriti, người em trai cùng mẹ khác cha của Saddam, là đại sứ Iraq tại Liên Hiệp Quốc ở Geneva, – Susan nói.

– Cô không cần phải nhắc nhở tôi, – Christopher nói – Nhưng điều tôi muốn biết là tại cái quái gì mà nhân viên của ông đã không tấn công ngày Al Obaydi khi hiển nhiên đó là vật ông ta đang cầm. Nếu thế thì tôi đã tìm ra một cách để bắt liên lạc với Thuỵ sĩ.

– Chúng tôi chắc chắn đã làm việc đó nếu chúng tôi biết vật ông ta đang cầm là gì, nhưng ở vào thời điểm đó, chúng tôi thậm chí chưa hay biết bản Tuyên ngôn đã bị lấy trộm, và sự theo dõi của chúng tôi chỉ là công việc hàng ngày.

– Như vậy điều ông đang kể chúng tôi nghe, ông Hutchins, là bản Tuyên ngôn giờ đây rất có thể đã ở Baghdad, – Leigh nói – Bởi vì nếu nó được gửi qua đường ngoại giao, thì người Thuỵ sĩ sẽ không để cho chúng ta tiếp cận ở bất cứ nơi nào.

Không một ai nói gì trong một hồi lâu.

Cuối cùng, vị ngoại trưởng nói:

– Chúng ta hãy tiến hành theo kịch bản có tình huống tồi tệ nhất. Bản Tuyên ngôn đã nằm trong tay Saddam.

– Thế thì hành động kế tiếp của ông ta là gì? Scott, anh là người giàu lý luận của chúng tôi. Anh có thể đoán đúng hơn điều gì ông ta sẽ làm hay không?

– Không, thưa ông. Saddam không phải là hạng người mà bất cứ ai có thể đoán đúng ý. Nhất là sau khi ông ta đã thất bại trong vụ ám sát George Bush trong chuyến viếng thăm của ông ấy đến Kuwait hồi tháng tư. Mặc dầu cả thế giới đều buộc tội ông ta chính là kẻ chủ mưu. Ông ta đã phản ứng lại như thế nào? Không phải bằng cách lớn tiếng kêu gào với giọng hiểu chiến như thường lệ vé những lời lẽ dối trá của bọn đế quốc Mỹ, mà bằng một bài phát biểu đầy lý luận mạch lạc của viên đại sứ tại Liên Hiệp Quốc bác bỏ bất kỳ bằng chứng sự dính líu cá nhân nào. Tại sao? Giới báo chí nói với chúng ta đó là vì Saddam đang hy vọng dần dà Clinton sẽ ôn hoà hơn Bush. Tôi không tin điều đó. Tôi chắc chắn Saddam nhận thức rằng tư thế của Clinton không khác nhiều so với người tiền nhiệm. Tôi không nghĩ đó là lập luận của ông ta một chút nào cả. Không, tôi chắc chắn với bản Tuyên ngôn trong tay, ông ta có một vũ khí mạnh mẽ đến nỗi ông ta có thể làm nhục nước Mỹ, đặc biệt là đối với vị Tổng thống mới, chỉ khi nào ông ta muốn.

– Bao giờ và bằng cách nào, Scott? Nếu chúng ta đã biết rằng…

– Tôi có hai giả thuyết về điều đó, thưa ông, – Scott trả lời.

– Anh hãy cho chúng tôi nghe cả hai.

– Giả thuyết nào cũng sẽ không khiến cho ông vui vẻ hơn, thưa ông Ngoại trưởng.

– Tuy nhiên…

– Thứ nhất, ông ta tổ chức một cuộc họp báo, mời giới truyền thông đại chúng của cả thế giới đến tham dự. Ông ta lựa chọn một chỗ công cộng nào đó ở Baghdad, nơi mà ông ta được nhân dân mình bao bọc một cách an toàn, rồi ông ta xé bỏ, đốt cháy, huỷ hoại, làm bất cứ gì mà ông ta thích đối với bản Tuyên ngôn. Tôi có một cảm nghĩ đó sẽ là màn truyền hình cổ kim chưa từng có.

– Nhưng chúng ta sẽ oanh tạc Baghdad nếu ông ta cố làm việc đó, – Dexter Hutchins nói.

– Tôi không tin như thế, – Scott nói – Những người đồng minh của chúng ta, người Anh, người Pháp, không kể các nước A rập thân thiện khác sẽ phản ứng lại như thế nào về việc chúng ta oanh tạc xuống đầu những người dân vô tội bởi vì Saddam đã lấy trộm bản Tuyên ngôn Độc lập ngay trước mắt chúng ta?

– Anh có lý, Scott, – Warren Christopher nói – Tổng thống sẽ bị sỉ nhục như một kẻ man rợ nếu ông trả đũa bằng cách oanh tạc những người Iraq vô tội sau việc rất nhiều nước trên thế giới chỉ quan tâm đến những công tác giao tế, mặc dầu tôi phải nói với anh, trong vòng bí mật nghiêm ngặt nhất, rằng chúng tôi đang có kế hoạch oanh tạc Baghdad nếu Saddam vẫn tiếp tục làm suy giảm những cố gắng của đoàn thanh tra Liên Hiệp Quốc trong việc giám sát những cơ sở hạt nhân của Iraq.

– Đã quyết định ngày nào chưa? – Scott hỏi.

Christopher do dự một lát rồi mới nói:

– Ngày chủ nhật, 27 tháng 6.

– Việc xác định thời gian này rất có thể hoá thành không may cho chúng ta! – Scott nói.

– Tại sao? Anh có thể đoán được khi nào thì Saddam có thể hành động? – Christopher hỏi.

– Điều đó không dễ trả lời, thưa ông, – Scott đáp, – bởi vì ông phải nghĩ theo cách của ông ta nghĩ. Điều khiến cho việc đó không thể làm được là ông ta có thể đổi ý từng giờ một. Nhưng nếu ông ta suy nghĩ cặn kẽ một cách hợp lý, tôi phỏng đoán rằng ông ta sẽ xem xét một trong hai khả năng có thể xảy ra. Hoặc là vào một ngày tượng trưng nào đó kết hợp với cuộc chiến tranh vùng Vịnh, hoặc là…

– Hoặc là… – Christopher nhắc lại.

– Hoặc là ông ta có ý định tiếp tục giữ bản Tuyên ngôn làm một vật thương lượng để chiếm lại các mỏ dầu ở Kuwait.

– Bất cứ kịch bản nào cũng quá kính khủng đến mức không thể nghĩ tới, – vị ngoại trưởng nói, rồi quay sang vị Phó giám đốc, ông hỏi. – Ông đã bắt đầu lập kế hoạch thu hồi bàn tài liệu về chưa?

– Lúc này thì chưa, thưa ông, – Dexter Hutchins trả lời. – bởi vì tôi chắc chắn tấm giấy da sẽ được bảo vệ chặt chẽ chẳng khác gì bản thân Saddam và thành thực mà nói, chúng tôi chỉ hay biết nơi nó có thể được đưa đến đêm hôm qua.

– Đại tá Kratz, – Christopher vừa nói vừa quay sự chú ý sang nhân vật Mossad, người nãy giờ chưa thốt lên tiếng nào. – Thủ tướng của ông đã thông báo với chúng tôi cách đây vài tuần rằng ông ấy đang xem xét một kế hoạch để hạ bệ Saddam vào một lúc nào đó trong tương lai gần.

– Vâng, thưa ông, nhưng ông ấy nhìn nhận thế tiến thoái lưỡng nan hiện giờ của ông, và tất cả hoạt động của chúng tôi đều được hoãn lại cho tôi lúc vấn đề bản Tuyên ngôn được giải quyết xong, bằng cách này hoặc cách khác.

– Tôi đã thông báo với ông Rabin là tôi đánh giá cao như thế nào về sự ủng hộ của ông ấy, đặc biệt là trong lúc ông ấy thậm chí không thể cho Nội các của chính mình biết lý do thực sự của việc thay đổi ý đồ quan trọng như thế.

– Nhưng chúng tôi cung có những khó khăn riêng, thưa ông, – vị đại tá Do thái nói.

– May cho tôi quá, Đại tá.

Tiếng cười vang sau đó đã giúp cho bầu không khí bớt căng thẳng trong một lúc – nhưng chỉ trong một lúc.

– Chúng tôi đang huấn luyện một nhân viên để tham gia vào đội có công tác cuối cùng là loại trừ Saddam, một cô gái tên Hannah Kopec.

– Cô gái đã…, Christopher vừa nói vừa khẽ liếc về phía Scott.

– Vâng thưa ông. Cô ta đã hoàn toàn không có lỗi.

Nhưng đó không phải là vấn đề. Sau khi cô ta trở về Toà đại sứ Iraq tối hôm ấy, chúng tôi không thể nào tiếp cận được cô Kopec bất cứ nơi đây để cho cô ta biết chuyện vừa xảy ra, bởi vì trong suốt mấy ngày kế tiếp, cô ta không bao giờ ra toà nhà lấy một lần, đêm cũng như ngày. Từ đó, cò ta và viên đại sứ Iraq đã trở về Baghdad với hàng rào báo vệ dày đặc. Tuy nhiên, nhân viên Kopec vẫn còn hiểu lầm rằng cô ta đã giết chết Scott Bradley, và chúng tôi tin chắc mối quan hệ tận dụng nhất giờ đây của cô ta là lo trừ Saddam.

– Cô ta sẽ không bao giờ tiếp cận Scott ở bất cứ đâu.

– Tôi ước mong tôi đã tin như thế, – Scott nói một cách nhẹ nhâng.

– Cô ta là một thiếu nữ dũng cảm, giàu tưởng tượng và giỏi xoay xở, – Kratz nói – Và tồi tệ hơn, cô ta chính là vũ khí ám sát kinh khủng nhất.

– Đó là…? – Christopher nói.

– Cô ta không còn quan tâm đến sự sống sót của chính mình nữa.

– Điều này có thể khiến cho tình thế tồi tệ hơn chứ gì? – Christopher hỏi.

– Vâng, thưa ông. Cô ta không biết gì về sự biến mất của bản Tuyên ngôn, và chúng tôi không có cách nào dế cho cô ta biết.

Vị ngoại trưởng trầm ngâm một lúc, tựa hồ ông đang đi gần một quyết định.

– Đại tá Kratz, tôi muốn đề nghị một điều có thể trải rộng lòng trung thành của bản thán ông.

– Vâng, thưa ông Ngoại trưởng, – Kratz nói.

– Kế hoạch ám sát Saddam đó. Các ông đã tiến hành bao lâu rồi?

– Chín tháng đến một năm, – Kratz trả lời.

– Và hiển nhiên việc đó đã đòi hỏi ông đưa một người hoặc nhiều người vào trong cung điện hoặc hầm trú ẩn của Saddam?

Kratz do dự.

– Ông chỉ cần cho biết có hay không, – Christopher nói.

– Có, thưa ông.

– Câu hỏi của tôi vô cùng đơn giản, Đại tá à. Vì thế, chúng tôi có thể tận dụng việc chuẩn bị trong một năm mà các ông đã thực hiện và tôi xin mạo muội đề nghị – lấy trộm kế hoạch của các ông được không?

– Tôi sẽ phải tham khảo ý kiến của chính phủ tôi trước khi tôi trả lời…

Christopher lấy một chiếc phong bì từ trong túi của ông.

– Tôi sẽ vui mừng cho ông xem bức thư của ông Rabin gửi cho tôi về vấn đề này, nhưng trước hết hãy cho phép tôi đọc nó cho ông nghe.

Vị ngoại trưởng mở phong bì và rút bức thư ra. Ông nâng kính lên đầu mũi và trải mảnh giấy.

Người gửi: Thủ tướng

Ông Ngoại trưởng kính mến, ông rất chính xác khi nghĩ rằng Thủ tướng chính phủ Do thái là Bộ trưởng có quyền cao nhất và là Bộ trưởng Quốc phòng trong lúc đồng thời lãnh trách nhiệm toàn bộ cho Mossad.

Tuy nhiên, tôi thú nhận rằng khi có bất cứ ý kiến nào mà chúng tôi có thể xem xét cho những mối quan hệ trong tương lai với Saddam, tôi chỉ được cung cấp những dữ kiện chính. Tôi chưa được báo cáo một cách đầy đủ về những chi tiết tinh tế hơn.

Nếu ông tin chắc rằng tin tức mà chúng tôi đang nắm có thể tạo ra sự khác biệt giữa thành công và thất bại đối với những khó khăn hiện giờ của tôi, tôi sẽ chí thị cho Đại tá Kratz tường trình cho ông đầy đủ và không dè dặt.

Thân kính,

Yitzhak Rabin

Christopher xoay ngược lá thư và đẩy qua mặt bàn.

– Đại tá Kratz, xin để cho tôi nhân danh chính phủ Mỹ cam đoan với ông rằng tin tức mà ông đang nắm giữ có thể tạo ra sự khác biệt giữa thành công và thất bại.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.