Đó và là lúc chiều muộn khi mặt trời London đột hiện và thành phố bắt đầu khô ráo. Bezu Fache cám thấy mệt mỏi khi ra khỏi phòng thẩm vấn và gọi một chiếc xe taxi. Ngài Leigh Teabing vẫn la lối tuyên bố mình vô tội, tuy nhiên, qua những lời huyên thiên đầu ngô mình sớ của ông ta về Chén Thánh, về các tài liệu bí mật, và các hội kín, Fache ngờ rằng nhà sử học xảo trá này đang dàn cảnh cho các luật sư của mình viện cớ thân chủ bị mất trí để bào chữa.
Chắc chắn thế. Fache nghĩ. Mất trí. Teabing đã tỏ ra chính xác một cách tài tình trong việc xây dựng một kế hoạch bảo vệ sự vô tội của ông ta trong từng bước đi. Ông ta đã khai thác cả Vatican và Opus Dei, hai nhóm hoá ra hoàn toàn vô tội. Công việc bẩn thỉu của ông ta đã được một thầy tu cuồng tín và một vị giám mục tuyệt vọng tiến hành một cách vô tri giác. Thông minh hơn nữa, Teabing đã đặt trạm điện tử nghe lén ở chỗ duy nhất mà một người mắc căn bệnh bại liệt không thể nào tới được.
Thực tế việc theo dõi do người hầu của ông ta đảm nhiệm, Rémy – ngưởi duy nhất biết nhân thân thực sự của Teabing – giờ đây đã chết một cái chết thật gọn vì một ca dị ứng.
Khó có thể là công trình của một người thiểu năng trí tuệ, Fache nghĩ.
Thông tin từ Collet tại Château Villete cho thấy mưu mô của Teabing thâm sâu đến nỗi chính Fache cũng có thể học hỏi từ đó. Để giấu được “rệp” vào một số cơ quan quyền lực nhất ở Paris, nhà sử học Anh đã làm theo cách những người Hy Lạp.
Những con ngựa thành Troa. Một vài trong số những mục tiêu dự tính của Teabing đã nhận được những món quà cực kỳ đắt tiền là các tác phẩm nghệ thuật, những người khác thì lại được trả giá mà không hay biết trong các cuộc bán đấu giá mà Teabing đã đặt những lô đặc biệt. Trong trường hợp của Saunière, ông phụ trách bảo tàng đã nhận được một lời mời ăn tối ở Château Villette để bàn về khả năng Teabing sẽ tài trợ một cánh mới dành riêng cho Da Vinci ở bảo tàng Louvre. Thiếp mời Saunière có một dòng tái bút vô hại bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với một hiệp sĩ rô-bốt nghe nói do Saunière chế tác. Hãy mang chàng tới. Teabing gợi ý. Hình như Saunière đã làm đúng như vậy và để chàng hiệp sĩ đơn độc một mình khá lâu, đủ để cho Rémy Legaludec thêm vào một bộ phận do thám kín đáo.
Bây giờ, ngồi ở ghế sau của taxi, Fache nhắm mắt lại. Thêm một điều phải làm trước khi mình trở về Paris.
***
Phòng hồi sức của bệnh viện St. Mary tràn ngập ánh nắng.
“Cha đã khiến tất cả chúng con ngạc nhiên”, cô y tá nói, mỉm cười với ông. “Đúng là phép thần kỳ”.
Giám mục Aringarosa nớ một nụ cười yếu ớt: “Cha luôn được phù hộ mà”.
Cô y tá ngừng làm việc vặt, để vị giám mục được yên. Ánh mặt trời sưởi ấm mặt ông, thật dễ chịu. Đêm qua là đêm đen tối nhất đời ông.
Buồn bã, ông nghĩ đến Silas, xác hắn đã được tìm thấy trong công viên.
Hãy tha thứ cho ta, con trai.
Aringarosa đã ao ước Silas có phần trong kế hoạch vinh quang của mình. Tuy nhiên, đêm qua, Aringarosa đã nhận được một cuộc gọi của Bezu Fache, cật vấn ông về mối quan hệ rõ ràng là có giữa ông với một nữ tu sĩ bị giết ở Saint-Sulpice.
Aringarosa nhận ra rằng buổi tối hôm qua đã lái theo một bước ngoặt khủng khiếp. Tin tức về bốn vụ giết người nữa đã biến nỗi kinh hoàng của ông thành đau đớn. Silas, ngươi đã làm gì vậy! Không liên lạc được với Thầy Giáo, Giám mục biết mình đã bị bỏ rơi. Bị lợi dụng. Cách duy nhất để chặn đứng chuỗi sự kiện hãi hùng đó là thú nhận tất cả với Fache và từ lúc đó trở đi, Aringarosa và Fache đã chạy đua để bắt kịp được Silas trước khi Thầy Giáo thuyết phục hắn tiếp tục giết người.
Cảm thấy xương cốt rã rời, Aringarosa nhắm mắt lại và nghe tivi đưa tin về việc bắt giữ một Hiệp sĩ người Anh nối tiếng, Ngài Leigh Teabing. Thầy Giáo đã phanh phui cho tất cả mọi người thấy. Teabing đã ngửi thấy được kế hoạch của Vatican định tách khỏi Opus Dei. Ông ta đã chọn Aringarosa làm một con tốt đen hoàn hảo trong kế hoạch của mình. Xét cho cùng, ai là người dễ bề lao theo Chén Thánh mù quáng hơn một người ở thế được ăn cả, ngã về không như ta? Chén Thánh sẽ mang quyền to lớn cho ai sở hữu nó.
Leigh Teabing đã bảo vệ nhân thân của mình một cách ranh ma – giả giọng Pháp, vờ ngoan đạo, đòi trả nhiều tiền – thứ duy nhất mà ông ta không cần. Aringarosa quá háo hức nên không nghi ngờ gì. Cái giá đặt là hai mươi triệu euro không đáng kể lắm nếu so với phần thưởng là có được Chén Thánh và với số tiền do Vatican trả để tách khỏi Opus Dei, phần tài chính đã có hiệu quả tốt. Người mù thì chỉ thấy những gì họ luôn thấy. Sự xúc phạm tối hậu của Teabing dĩ nhiên là việc đòi trả bằng hối phiếu của Vatican, để nếu có gì trục trặc thì cuộc điều tra sẽ dẫn đến Roma.
“Tôi rất vui thấy cha bình phục, thưa Đức Cha”.
Aringarosa nhận ra cái giọng cộc cằn vang lên từ cửa phòng, nhưng còn bộ mặt thì ngoài sự chờ đợi – nghiêm khắc, nét thô khỏe, tóc chải lật ra sau và cổ to bạnh ra trên nền bộ đồ màu đen. “Đại uý Fache?” Aringarosa hỏi. Lòng thương cảm và quan tâm mà viên đại uý tỏ ra với tình cảnh của Aringarosa đêm qua khiến ông hình dung ra một ngoại hình tao nhã hơn thế này nhiều.
Viên đại uý tiến lại gần giường và nhấc một chiếc cặp số đen nặng quen thuộc đặt lên ghế: “Tôi tin rằng cái này thuộc về cha”.
Aringarosa nhìn cái cặp số đầy ắp hối phiếu và ngay lập tức ngoảnh đi, lòng chỉ cảm thấy xấu hổ. “Vâng… cám ơn ông”.
Ông dừng lại một chút trong khi các ngón tay sờ lần các đường may của khăn trải giường, rồi nói tiếp. “Đại uý, tôi đã suy nghĩ rất kĩ và tôi cần xin ông một ân huệ”.
“Tất nhiên”.
Gia đình của những người ở Paris mà Silas…”, ông dừng lại nén xúc cảm. “Tôi hiểu không khoản tiền nào có thể đủ để bù đắp những mất mát của họ, tuy nhiên, xin ông làm ơn chia các thứ trong chiếc cặp này cho họ… gia đình của những người đã chết”.
Đôi mắt đen của Fache nhìn Aringarosa hồi lâu: “Một cử chỉ đức độ thưa Đức Cha. Tôi sẽ lo lỉệu để ước nguyện của cha được thực hiện”.
Im lặng nặng nề giữa hai người.
Trên tivi, một sĩ quan cảnh sát Pháp gày mảnh đang họp báo ngay trước tòa nhà dài rộng. Fache nhận ra anh ta và hướng sự chú ý lên màn hình.
“Trung uý Collet”, một phóng viên đài BBC nói, giọng lên án, “đêm qua, đại uý của các ông đã công khai khép hai người vô can vào tội giết người. Liệu Robert Langdon và Sophie Neveu có đòi sở cảnh sát các ông phải chịu trách nhiệm không? Liệu điều đó có làm Đại uý Fache mất việc không?”.
Nụ cười của trung uý Collet mệt mỏi nhưng điềm tĩnh: “Kinh nghiệm của tôi cho rằng đại uý Bezu Fache hiếm khi phạm sai lầm. Tôi chưa nói với Đại uý về chuyện này, nhưng vốn biết phương cách hành động của ông, tôi ngờ rằng việc truy tìm công khai nhân viên Neveu và ông Langdon nằm trong mưu kế của ông nhằm dụ tên giết người thật sự ra mặt”.
Các phóng viên nhìn nhau ngạc nhiên.
Collet nói tiếp: “Liệu ông Langdon và nhân viên Neveu có tự nguyện tham gia kế sách này hay không, tôi không rõ. Đại uý Fache có khuynh hướng giữ kín những phương pháp sáng tạo của mình. Tất cả những gì tôi có thể khẳng định vào thời điểm này là đại uý đã bắt được kẻ gây án, và cả ông Langdon lẫn nhân viên Neveu đều vô tội và an toàn”.
Fache nở nụ cười yếu ớt khi quay về phía Aringarosa: “Một người tốt, cái anh chàng Collet đó”.
Nhiều giây trôi qua. Cuối cùng, Fache vuốt trán, vuốt tóc ra sau, nhìn xuống Aringarosa: “Thưa Đức Cha, trước khi tôi trở về Paris, có một vấn đề cuối cùng tôi muốn bàn với cha: chuyến bay đột xuất của cha về London. Cha đã đút lót cho viên phi công để thay đổi lịch trình. Làm như vậy, cha đã vi phạm một số luật quốc tế, Aringarosa suy sụp: “Tôi đã tuyệt vọng”.
“Phải. Giống như viên phi công khi anh ta bi người của tôi thẩm ấn”. Fache móc túi lấy ra một chiếc nhẫn bằng thạch anh tím gắn cây gậy phép quen thuộc.
Anngarosa cảm thấy trào nước mắt khi nhận chiếc nhẫn và đeo nó trở lại vào ngón tay. “Ông thật quá tốt”. Ông chìa tay nắm chặt tay Fache, “cám ơn”.
Fache phẩy tay từ chối cử chỉ đó, tiến về phía cửa sổ và nhìn ra thành phố, rõ ràng đang nghĩ tận đâu đâu. Khi quay lại, ông ta có một vẻ gì phân vân: “Thưa Đức Cha, rồi đây cha sẽ đi đâu?”.
Aringarosa cũng được hỏi một câu đúng như vậy khi ông rời Castel Gandolfo đêm trước: “Tôi ngờ rằng con đường của tôi cũng không chắc chắn như của ông”.
“Vâng”, Fache dừng lời, “tôi nghĩ tôi sẽ nghỉ hưu sớm”.
Aringarosa mỉm cười: “Một chút niềm tin cũng có thể làm nên những điều kì diệu, đại uý ạ? Một chút niềm tin thôi”.
Nhà thờ Rosslyn – thường được gọi là Cathedral of Codes –
Nhà thờ của những mật mã – cách Edinburgh, Scotland, bảy dặm về phía nam, trên nền cũ của một ngôi đền Mithre cổ. Do các Hiệp sĩ Templar xây vào năm 1446, nhà thờ được chạm khắc cả một loạt kỳ thú các biểu tượng từ những truyền thống Do Thái, Cơ đốc, Ai Cập, Hội Tam Điểm và ngoại đạo.
Tọa độ địa lý của nhà thờ nằm chính xác trên kinh tuyến Bắc – Nam chạy qua Glastonbury. Đường kinh tuyến Rose Line (Đường Hồng) là mốc truyền thống đánh dấu đảo Avalon của vua Arthur và được coi là cột trụ trung tâm của hình thiêng nước Anh. Chính chữ Rose Line thánh hóa này là xuất xứ của cái tên Rosslyn – thoạt đầu viết là Roslin.
Những chóp tháp gồ ghề của Rosslyn vẫn đang đổ bóng dài trong chiều khi Robert Langdon và Sophie Neveu lái chiếc xe thuê vào bãi đậu xe rậm cỏ ở chân gò nơi nhà thờ toạ lạc.
Chuyến bay ngắn của họ từ London đến Edinburgh rất thoải mái, mặc dù không ai ngủ được do nghĩ đến những gì đang chờ đợi ở phía trước. Nhìn lên toà nhà ảm đạm in bóng trên nền trời đầy mây, Langdon cảm thấy mình như Alice rơi cắm đầu xương hang thỏ. Đây hẳn là một giấc mơ. Tuy nhiên ông biết văn bản bức thông điệp cuối cùng của Saunière không thể cụ thể hơn.
Chén Thánh chờ bên dưới Roslin cổ.
Langdon đã mường tượng sơ đồ Chén Thánh của Saunière sẽ là một biểu đồ – một bản vẽ với chữ X đánh dấu – tuy nhiên, bức màn bí mật cuối cùng của Tu viện Sion mới chỉ được vén lên theo cùng một cách Saunière đã dùng từ đầu. Thơ mộc mạc. Bốn câu rành mạch chỉ đúng điểm này không còn ngờ gì nữa. Cộng với việc chỉ đích danh Rosslyn, đoạn thơ còn nhắc tới vài đặc điểm kiến trúc nổi tiếng của nhà thờ.
Mặc dù tiết lộ cuối cùng của Saunière thật rõ ràng, Langdon vẫn cảm thấy dao động hơn là sáng tỏ. Với ông, nhà thờ Rosslyn dường như là một địa điểm quá hiển nhiên. Trong nhiều thế kỉ, nhà thờ đá này đầy những lời xì xào về sự hiện diện của Chén Thánh. Những lời xì xào đã trở nên ầm ĩ trong những thập kỉ gần đây khi hệ thống rada xuyên đất phát hiện là bên dưới nhà thờ có một công trình kiến trúc kỳ lạ – một hầm ngầm đồ sộ. Khoang hầm sâu này không những lớn hơn nhà thờ bên trên nhiều, mà hình như còn kín bưng, không có cửa vào cũng chẳng có lối ra. Các nhà khảo cổ kiến nghị cho nổ xuyên nền đá để vào được khoang hầm bí hiểm, nhưng Tập đoàn Rosslyn dứt khoát cấm bất kì sự khai quật nào tại nơi linh thiêng này. Tất nhiên, điều này chỉ càng làm bùng thêm ngọn lửa suy đoán. Tập đoàn Rosslyn đang cố giấu điều gì?
Rosslyn đã trờ thành điểm hành hương cho những kẻ tìm kiếm sự bí ẩn. Một số người khẳng định rằng họ bị hút tới đây bởi một từ trường rất mạnh phát xuất một cách không thể giải thích nổi từ những tọa độ này, số khác lại tuyên bố rằng họ đến khảo sát sườn đồi để tìm cho ra lối vào bị che giấu của hầm ngầm, nhưng đa số thừa nhận họ đến đây đơn giản chỉ để lang thang trên vùng đất này và hấp thụ vào lòng những truyền thuyết về Chén Thánh.
Mặc dù trước nay, Langdon chưa tửng tới Rosslyn, ông vẫn luôn cười tủm khi nghe người ta mô tả nhà thờ này như là nơi hiện đặt Chén Thánh. Phải thừa nhận, Rosslyn có thể đã từng là nơi đặt Chén Thánh, lâu lắm rồi… nhưng chắc chắn nay không còn nữa. Quá nhiều sự chú ý đã dồn vào Rosslyn trong nhiều thập kỉ qua, và sớm muộn, cũng sẽ có người tìm ra đường để đột nhập vào căn hầm.
Những học giả chân chính về Chén Thánh nhất trí rằng Rosslyn là một cái mồi nhử – một trong những ngõ cụt quanh co do Tu viện Sion bày đặt một cách dầy thuyết phục. Tuy nhiên, tối nay, với viên đá đỉnh vòm của Tu viện Sion cùng bài thơ chỉ thẳng đến nơi này, Langdon không còn cảm thấy quá tự mãn nữa. Một câu hỏi phức tạp đã ám ảnh tâm trí ông cả ngày:
Tại sao Saunière lại phải tốn công sức đến như thế để chỉ dẫn chúng ta đến một nơi rành rành như vậy?
Xem ra chỉ có một câu trả lời hợp lý duy nhất.
Có điều gì đó mà chúng ta vẫn chưa hiểu.
“Robert?”, Sophie đang đứng ngoài xe, quay lại nhìn ông.
“Anh có định vào không?” Cô đang cầm hộp gỗ hồng mộc mà đại uý Fache đã trả lại cho họ. Bên trong, cả hai hộp mật mã đã được lắp ráp lại và nằm gọn như khi chúng được tìm thấy. Bài thơ viết trên giấy sậy papyrus được cất an toàn tận trong lõi của nó – trừ lọ dấm đã bị vỡ.
Đi lên con đường dài rải sỏi, Langdon và Sophie qua bức tường nồi tiếng phía tây của nhà thờ. Khách vãng lai cho rằng bức tường chòi ra khác thường ấy là một phần của nhà thờ chưa được hoàn tất. Sự thực, Langdon nhớ lại, nó còn gây tò mò hơn thế.
Bức tường phía Tây của ngôi đên thờ Solomon.
Các Hiệp sĩ Templar đã thiết kế nhà thờ Rosslyn như một bản sao chính xác từ bản thiết kế kiến trúc ngôi đền Solomon ở Jerusalem – hoàn chỉnh với một bức tường phía tây, một điện thờ hình chữ nhật hẹp, và một căn hầm ngầm như nội điện, nơi chín Hiệp sĩ sơ khởi lần đầu đào lên được kho báu vô giá của họ. Langdon phải thừa nhận là có một sự đối xứng kì lạ trong ý tưởng của các Hiệp sĩ Templar khi xây dựng nơi lưu giữ mới của Chén Thánh để gợi lại nơi giấu Chén Thánh ban đầu.
Lối vào nhà thờ Rosslyn khiêm nhường hơn Langdon nghĩ. Cánh cửa gỗ nhỏ có hai bản lề sắt với tấm biển đơn sơ bằng gỗ sồi.
ROSLIN
Cách viết cổ này. Langdon giải thích cho Sophie, bắt nguồn từ kinh tuyến Rose Line mà nhà thờ nằm trên đó; hay như các học giả về Chén Thánh muốn tin như vậy, từ “Line of Rose” – dòng dõi của bà tổ Mary Magdalene.
Nhà thờ chắc sắp đóng cửa, và khi Langdon đẩy cửa, một luồng không khí ấm áp toả ra, như thể ngôi nhà cổ đang trút một tiếng thở dài mệt mỏi cuối một ngày dài. Cổng vòm của ngôi nhà chạm khắc đầy những hình ngũ diệp hoa.
Những bông hồng. Tử cung của nữ thần.
Bước vào cùng Sophie, Langdon phóng mắt qua khắp điện thờ nổi tiếng và thấy được toàn cảnh. Mặc dù ông đã đọc nhiều bài mô tả công trình chạm đá phức tạp một cách quyến rũ của Rosslyn, nhưng việc trực tiếp mục kích vẫn là một cuộc hội ngộ choáng ngợp.
Thiên đường ký tượng học, một trong những đồng nghiệp của Langdon đã gọi như vậy.
Mọi mặt phẳng của nhà thờ đều được chạm khắc các biểu tượng – hình chữ thập của Thiên Chúa giáo, hình sao của đạo Do Thái, các dấu ấn của Hội Tam điểm, chữ thập của các Hiệp sĩ Templar, sừng dê kết hoa quả, kim tự tháp, các kí hiệu thiên văn, cây cối, rau quả, hình sao năm cánh và hoa hồng. Các Hiệp sĩ Templar vốn là những thợ xây đá lão luyện, họ xây các nhà thờ Templar khắp châu Âu, nhưng Rosslyn được xem là công trình trác tuyệt nhất về tình yêu và lòng tôn kính của họ. Những người thợ xây lành nghề đã chạm khắc không sót một viên đá nào. Rosslyn là một đền thờ cho tất cả các tín ngưỡng… cho tất cả truyền thống… và, trên hết, cho thiên nhiên và nữ thần.
Hậu điện trống không trừ một nhúm du khách đang lắng nghe một chàng trai hướng dẫn đợt tham quan cuối trong ngày.
Anh ta đang dẫn khách thành một hàng dọc theo một tuyến nổi tiếng trên sàn – một con đường vô hình nối sáu điểm kiến trúc chủ yếu trong hậu điện. Nhiều thế hệ du khách đã đi theo những đường thẳng này nối các điểm, và vô số những dấu chân của họ đã khắc một biểu tượng khổng lồ trên sàn nhà.
Ngôi sao David, Langdon nghĩ. Không có sự trùng hợp ngẫu nhiên ờ đây. Còn được gọi là Vương Ấn của Solomon, ngôi sao sáu cạnh này từng là biểu tượng bí mật của các chiêm tinh gia và sau đó được các vị vua Do Thái chọn – David và Solomon.
Người hướng dẫn nhìn thấy Langdon và Sophie bước vào, và mặc dù đã đến giờ đóng của, anh vẫn mỉm cười hòa nhã và ra hiệu cho họ cứ xem thoải mái.
Langdon gật đầu cảm ơn và bắt đầu đi sâu hơn vào chính điện. Nhưng Sophie vẫn đứng chôn chân ờ cửa ra vào, với một vẻ bối rối trên mặt.
“Chuyện gì vậy?” Langdon hỏi.
Sophie trân trân nhìn quanh nhả thờ: “Tôi nghĩ tôi đã từng đến đây”.
Langdon ngạc nhiên: “Nhưng cô nói cô thậm chí chưa từng nghe nói đến Rosslyn”.
“Đúng thế…”. Cô lia mắt nhìn khắp chính điện, vẻ phân vân. “Ông tôi hẳn đã đưa tôi đến đây khi tôi còn rất nhỏ. Tôi không biết nữa. Tôi cảm thấy rất quen”. Khi cô nhìn khắp lượt căn phòng, cô bắt đầu gật gù với vẻ chắc chắn hơn: “Đúng”. Cô chỉ ra phía trước chính điện. “Hai cái cột này…Tôi đã nhìn thấy chúng”.
Langdon nhìn bộ đôi cột chạm trổ phức tạp ở đầu kia điện thờ. Những hình chạm màu trắng chằng chịt trên đó như âm ỉ một ánh rực hồng khi những tia nắng cuối ngày tràn qua cửa sổ phía Tây. Đặt ở chỗ mà theo thông lệ lẽ ra là bàn thờ, hai cây cột này hình thành một cặp kì lạ. Cột bên trái được chạm khắc với đường nét đơn giản, thẳng đứng, trong khi cột bên phải được trang trí cầu kỳ hoa mỹ bằng những đường xoáy trôn ốc.
Sophie đi về phía chúng. Langdon vội vã theo sau, và khi họ tới chỗ hai cột, Sophie gật đầu như thể không tin nổi: “Đúng, tôi chắc chắn là tôi đã từng thấy chúng?”.
“Tôi không nghi ngờ việc cô đã từng thấy chúng”, Langdon nói, “nhưng không nhất thiết là ở chính chỗ này”.
Cô quay lại: “Anh nói vậy nghĩa là thế nào?”.
“Hai cột này là những cấu kiện kiến trúc được sao chép nhiều nhất trong lịch sử. Các bản sao này có ở khắp nơi trên thế giới”.
“Bản sao của Rosslyn?”. Cô có vẻ hoài nghi.
“Không, của hai cột thôi. Cô có nhớ lúc trước tôi đã nói bản thân Rosslyn là một bản sao của ngôi đền Solomon không? Hai cột đó là bản sao chuẩn xác của hai cột ở đầu ngôi đền Solomon”. Langdon chỉ vào cột bên trái. “Cái này gọi là Boaz hay còn gọi Cột Thợ Xây. Cái kia là Jachin – hay Cột Học Việc”. Ông dừng lại một lát. “Trên thực tế, hầu như tất cả các ngôi đền Hội Tam điểm trên thế giới đều có hai cột như thế này”.
Langdon đã giảng cho Sophie về những ràng buộc lịch sử bền vững giữa các Hiệp sĩ Templar với các hội kín hiện đại thuộc Hội Tam Điểm, mà các thứ bậc chủ yếu – Học Việc, Thợ Chính và Thợ Cả (1) – của các hội đó có nguồn gốc từ thuở ban đầu các Hiệp sĩ Templar. Bài thơ cuối của Saunière quy chiếu trực tiếp về những Thợ Cả đã trang hoàng cho Rosslyn bằng những lễ vật dưới dạng chạm khắc nghệ thuật của họ. Cũng đáng chú ý là trần nhà trung tâm của Rosslyn, được chạm đầy những hình sao và hành tinh”.
“Tôi chưa từng vào ngôi đền nào của Hội Tam Điểm”, Sophie nói, vẫn nhìn các cột. “Tôi gần như dám chắc rằng tôi đã nhìn thấy chúng ở đây”. Cô quay lại nhìn vào nhà thờ, như để tìm một cái gì khác nhằm kích thích trí nhớ.
Số khách tham quan còn lại giờ đang ra về, và người hướng dẫn viên băng qua nhà thờ tới chỗ họ với một nụ cười lịch thiệp. Anh ta là một thanh niên đẹp trai khoảng gần ba mươi, với giọng Scotland và mái tóc vàng nhạt: “Tôi sắp đóng cửa.
Liệu tôi có thể giúp các vị tìm gì chăng?”.
Muốn tìm Chén Thánh thì sao? Langdon định nói.
“Mật mã”. Sophie bật ra, trong một lóe sáng đột ngột, “Ở đây có một mật mã!”.
Người hướng dẫn viên có vẻ hài lòng với sự hăm hở của cô.
“Vâng, có đấy, thưa bà”.
“Nó ở trên trần nhà”, cô nói, quay sang bức tường phía tay phải, “chỗ nào đó… ở kia”.
Anh ta mỉm cười: “Tôi thấy đây không phải lần đầu bà đến Rosslyn”.
Mật mã, Langdon nghĩ. Ông đã quên bẵng cái chi tiết nhỏ này trong truyền thuyết. Trong số nhiều bí ẩn của Rosslyn, có một cổng vòm từ đó hàng trăm phiến đá nhô ra, tạo thành một bề mặt nhiều khía cạnh kì lạ. Mỗi phiến đá được chạm một kí hiệu, có vẻ như tuỳ tiện, tạo ra một mật mã không thể hiểu được. Một số người tin rằng mật mã tiết lộ lối vào khoang hầm phía dưới nhà thờ. Những người khác tin rằng nó cho biết câu chuyên thực về Chén Thánh. Đó không phải là vấn đề – các chuyên gia giải mật mã đã cố gắng hàng thế kỉ nay để giải mã ý nghĩa của nó. Cho đến nay, Tập đoàn Rosslyn đã treo giải thưởng hào phóng cho ai có thể khám phá ra ý nghĩa bí hiểm, nhưng mật mã vẫn còn là một bí ẩn.
“Tôi rất vui được chỉ cho…”.
Giọng người hướng dẫn viên kéo dài.
***
Mật mã đầu tiên của mình, Sophie nghĩ, bước đi như trong cơn hôn mê về phía cổng vòm đầy mật mã. Chiếc hộp hồng mộc đã giao cho Langdon, cô cảm thấy có thể tạm thời quên hết về Chén Thánh, Tu viện Sion cùng tất cả những bí ẩn của ngày vừa qua. Khi cô đến phía dưới trần nhà có khắc mật mã và thấy những biểu tượng trên đầu, ký ức tràn về như dòng lũ. Cô nhớ lại lần đầu tiên đến thăm nơi này, và lạ thay, hồi ức đó gợi lên một nỗi buồn bất ngờ.
Dạo ấy cô còn bé… khoảng một năm gì đó sau cái chết của gia đình cô. Ông cô đã đưa cô đến Scotland trong một kì nghỉ ngắn ngày. Họ đã đến thăm nhà thờ Rosslyn trước khi trở lại Paris. Lúc đó vào cuối chiều và nhà thờ đã đóng cửa. Nhưng họ vẫn còn ở trong.
“Chúng ta về nhà được không, grand-pere?”(2), Sophie nài nỉ, cảm thấy mệt mỏi.
“Nhanh thôi, cháu yêu, rất nhanh mà”, giọng ông buồn buồn. “Ông có một việc cuối cùng cần làm ở đây. Cháu chờ trong xe được không?”.
“Ông lại làm một việc người lớn nữa à?”.
Ông gật đầu: “Ông sẽ làm thật nhanh. Ông hứa đấy”.
“Cháu có thể giải mã ở cổng vòm lần nữa được không? Nó thú vị lắm”.
“Ông không biết. Ông phải ra ngoài. Cháu sẽ không sợ ở trong này một mình chứ?”.
“Tất nhiên là không rồi!” Cô nói với giọng gắt gỏng. “Ở trong này thậm chí còn chưa tối mà!”.
Ông cười: “Vậy thì tốt rồi”. Ông dẫn cô tới cổng vòm được trang trí công phu mà ông đã chỉ cho cô trước đó.
Sophie ngay lập tức ngồi phịch xuống sàn đá, nằm ngửa ra và chăm chú nhìn những mảnh chắp trên đầu: “Cháu sẽ giải được mật mã này trước khi ông trở lại!”.
“Vậy hai ông cháu mình thi đua nhé”. Ông cúi xuống, hôn lên trán cô, và tiến về cánh cửa ngách gần đó. “Ông sẽ ở ngay ngoài thôi. Ông sẽ để cửa mở. Nếu cháu cần, chỉ việc gọi”. Ông bước ra khoảng ánh chiều êm dịu.
Sophie nằm đó trên sàn, chăm chú nhìn mật mã. Đôi mắt cô díu lại vì buồn ngủ. Sau vài phút, các biểu tượng mờ dần. Rồi biến mất tăm.
Khi Sophie tỉnh dậy, sàn nhà lạnh cóng.
“Grand-père?”
Không có tiếng trả lời. Đứng dậy, cô phủi bụi. Cửa ngách vẫn mở. Trời đang tối sẫm hơn. Cô bước ra ngoài và có thể thấy ông đang đứng ở cổng của một ngôi nhà đá gần đó ngay sau nhà thờ. Ông cô đang nói chuyện khe khẽ với một người chỉ thấy mờ mờ sau cánh cửa che mành.
“Grand-père!” Cô gọi.
Ông cô quay lại và vẫy tay, ra hiệu cho cô chờ tí chút nữa.
Rồi, chậm rãi, ông nói mấy lời cuối với người phía trong và hôn gió về phía cánh cửa che mành. Ông quay về chỗ cô, mắt đẫm lệ.
“Sao ông lại khóc, Grand-père?”.
Ông bế cô lên và ôm chặt: “Ôi, Sophie, năm nay ông cháu mình phải từ biệt biết bao người. Thật khó khăn”.
Sophie nghĩ đến vụ tai nạn, đến việc phải mãi mãi lìa xa cha mẹ, bà và em trai mình. “Ông vừa từ biệt một người nữa ạ?”.
“Với một người bạn thân thiết mà ông rất yêu quý!” Ông trả lời, giọng nặng tnu cảm xúc, “và ông sợ ông sẽ không gặp lại bà ấy trong thời gian dài nữa”.
***
Đứng bên người hướng dẫn viên, Langdon rà soát toàn bộ các bức tường của nhà thờ và cảm thấy mỗi lúc một thêm cảnh giác với một ngõ cụt có thể lù lù trước mặt. Sophie lang thang nhìn các mật mã và để Langdon giữ cái hộp gỗ hồng mộc, chứa cái bản đồ Chén Thánh giờ đây dường như vô dụng. Mặc dù bài thơ của Saunière chỉ rõ Rosslyn, Langdon vẫn không chắc bây giờ phải làm gì khi mà họ đã tới đúng chỗ. Bài thơ nhắc đến một “lưỡi dao và chiếc ly” mà Langdon chẳng thấy ở đâu cả.
Chén Thánh chờ bên dưới Roslin cổ.
Lưỡi dao và chiếc ly canh các cửa vào.
Một lần nữa, Langdon cảm thấy một khía cạnh nào đó của điều bí ẩn này vẫn chưa hé lộ.
“Tôi ghét dính mũi vào việc của người khác”, hướng dẫn viên nói, mắt nhìn vào chiếc hộp gỗ hồng mộc trong tay Langdon, “nhưng chiếc hộp này… liệu tôi có thể hỏi ông lấy nó ở đâu được không?”.
Langdon nở một nụ cười mệt mỏi: “Đó là một câu chuyện dài khác thường “.
Chàng trai trẻ ngập ngừng, mắt lại dán vào chiếc hộp.
“Quả là điều kì lạ hết sức – bà tôi có một cái hộp giống hệt thế này – một hộp nữ trang. Gỗ hồng mộc nhẵn bóng y chang, cũng khảm một bông hồng y chang, thậm chí các bản lề cũng y chang”.
Langdon biết chàng trai này chắc hẳn đã nhầm lẫn. Nếu có chiếc hộp nào thuộc loại độc bản, thì chỉ có thể là cái này – chiếc hộp làm riêng theo yêu cầu cho viên đá đỉnh vòm của Tu viện Sion. “Hai chiếc hộp có thể giống nhau nhưng…”.
Cánh cửa ngách sập mạnh, khiến cả hai quay nhìn về phía đó. Sophie lúc nãy đã ra ngoài không nói một lời và giờ đây đang tha thẩn đi xuống con dốc về phía một ngôi nhà đá gần đó Langdon nhìn theo cô. Cô ấy định đi đâu nhỉ? Cô đã hành động rất lạ từ khi họ bước vào toà nhà. Ông quay sang người hướng dẫn viên: “Cậu biết đó là nhà gì chứ”?
Anh ta gật đầu, cũng bối rối khi thấy Sophie đi xuống đó: “Đó là nhà của người cai quản nhà thờ. Bà phụ trách sống ở đó. Bà ấy đồng thời là người đứng đầu Tập đoàn Rosslyn”. Anh ngập ngừng một lát. “Và là bà tôi”.
“Bà cậu đứng đầu Tập đoàn Rosslyn?”.
Chàng trai gật đầu: “Tôi sống với bà trong nhà đó và giúp vào việc trông nom nhà thờ và hướng dẫn du lịch”. Anh ta nhún vai. “Tôi đã sống cả đời ở đây. Bà tôi đã nuôi dạy tôi trong căn nhà đó”.
Lo lắng cho Sophie, Langdon đi về phía cửa để gọi cô. Đi được nửa chừng, ông chợt dừng lại. Lúc này, ông mới kịp ghi nhận một điều gì đó trong những lời của chàng trai trẻ.
Bà tôi đã nuôi dạy tôi.
Langdon nhìn Sophie trên con dốc; rồi nhìn xuống chiếc hộp gỗ hồng mộc trong tay mình. Không thể. Chậm rãi, Langdon quay lại phía chàng trai. “Cậu nói bà cậu có một chiếc hộp như thế này?”.
“Giống hệt”.
“Bà ấy lấy nó ở đâu?”
“Ông tôi làm nó cho bà. Ông mất khi tôi còn bé, nhưng bà tôi vẫn nói về ông. Bà nói ông là một thiên tài với đôi tay của mình. Ông làm được đủ thứ”.
Langdon thoáng thấy hiện ra một mạng các quan hệ dây mơ rễ má nhằng nhịt không thể tưởng tượng nổi: “Cậu nói bà cậu đã nuôi dạy cậu. Cậu có phiền nếu tôi hỏi chuyện gì đã xảy ra với cha mẹ cậu?”.
Chàng trai có vẻ ngạc nhiên: “Họ mất từ khi tôi còn nhỏ”. Anh ngừng một lát. “Cùng ngày với ông tôi”.
Tim Langdon đập thình thình: “Trong một tai nạn ô tô?”.
Người hướng dẫn viên lùi lại, vẻ hoang mang lộ rõ trong đôi mắt xanh màu ô liu.
“Đúng. Trong một tai nạn ô tô. Cả gia đình tôi mất trong ngày đó. Tôi đã mất ông, bố mẹ và…”. Anh ngừng lại, nhìn xuống sàn.
“Và chị gái cậu”, Langdon nói.
Bên ngoài, trên con đường dốc, ngôi nhà đá đúng hệt như trong trí nhớ Sophie. Đêm đang xuống, ngôi nhà toả ra một thứ hào quang ấm và mời gọi. Mùi bánh mì phả ra qua cánh cửa che mành để ngỏ và một ánh sáng vàng rực lung linh nơi cửa sổ. Khi Sophie lại gần, cô có thể nghe thấy những tiếng thổn thức từ bên trong.
Qua cánh cửa che mành, Sophie nhìn thấy một bà già trong nhà. Bà quay lưng ra cửa, nhưng Sophie có thể thấy bà đang khóc. Người phụ nữ có mái tóc dài, dày, bạc trắng gợi một chút hồi ức bất ngờ. Cảm thấy bị lôi cuốn tới gần hơn, Sophie bước lên những bậc thềm. Người phụ nữ đang giữ chặt khung ảnh của một người đàn ông và đưa ngón tay rờ khuôn mặt ông với một nỗi buồn âu yếm.
Sophie biết rõ khuôn mặt đó.
Grand-père.
Hiển nhiên là bà đã nghe tin ông chết đêm qua.
Một ván sàn kêu cót két dưới chân Sophie, và người phụ nữ chậm chạp quay lại, mắt bà bắt gặp mắt Sophie. Sophie muốn bỏ chạy, nhưng cô đứng như chôn chân. Cái nhìn nồng cháy của người phụ nữ không hề dao động khi bà đặt tấm ảnh xuống và tiến lại gần cửa. Dường như cả một thiên thu trôi qua trong khi hai người phụ nữ nhìn nhau qua tấm lưới mỏng. Rồi, giống như sự gom tụ dần của một cơn sóng đại dương, mặt người phụ nữ chuyển từ phân vân… đến không tin… đến hy vọng…và cuối cùng, thành vui sướng tột cùng.
Qua cánh cửa mở, bà bước ra, vươn đôi bàn tay mềm mại, ấp lấy khuôn mặt còn sững sờ của Sophie: “Ôi, cháu yêu… nhìn cháu này!”.
Mặc dù Sophie không nhận ra bà, nhưng cô biết người phụ nữ này là ai. Cô ráng nói nhưng thấy là thậm chí cô không thở được.
“Sophie” người phụ nữ nức nở, hôn lên trán cô.
Những lời của Sophie là những tiếng thì thầm tắc nghẹn.
“Nhưng… Grand-père nói bà đã…”.
“Ta biết”. Người phụ nữ đặt nhẹ tay lên vai Sophie và nhìn cô với đôi mắt thân thuộc. “Ông con và ta buộc phải nói biết bao điều như vậy. Chúng ta làm những gì chúng ta nghĩ là đúng. Ta xin lỗi. Đó chỉ vì sự an toàn của con, công chúa ạ”.
Sophie nghe thấy từ cuối của bà, và lập tức nghĩ đến ông cô, người đã gọi cô là công chúa trong nhiều năm. Giọng ông giờ đây như âm vang trong những tường đá cổ của Rosslyn, qua lòng đất và dội lại trong những hốc chưa ai biết đến bên dưới.
Người phụ nữ quàng tay ôm lấy Sophie, nước mắt trào ra nhanh hơn: “Ông con rất muốn kể cho con tất cả. Nhưng sự thể quá khó giữa hai ông cháu. Ông đã hết sức cố gắng. Có quá nhiều điều cần giải thích. Quá nhiều điều”. Bà hôn lên trán Sophie lần nữa, rồi thì thầm vào tai cô. “Không còn bí mật nào nữa, công chúa ạ. Đã đến lúc để con biết sự thật về gia đình chúng ta”.
Hai bà cháu Sophie đang ngồi ôm nhau, nước mắt giàn giụa, trên bậc thềm thì chàng trai hướng dẫn viên lao qua bãi cỏ, mắt long lanh hy vọng pha lẫn không tin.
“Sophie?”.
Qua làn nước mắt, Sophie gật đầu và đứng lên. Cô không biết mặt chàng trai, nhưng khi họ ôm nhau, cô có thể cảm nhận được sức mạnh của huyết thống chảy trong huyết quản… họ có cùng dòng máu.
Khi Langdon băng qua bãi cỏ để nhập bọn với họ, Sophie không thể tưởng tượng được chỉ mởi hôm qua cô còn cảm thấy thật cô đơn trên đời, thế mà giờ đây, cách nào đó, ở nơi xa lạ này, bên cạnh ba con người cô mới chỉ biết sơ sơ, cô bỗng cảm thấy, cuối cùng, mình đã trở về nhà.
Chú thích:
(1) Mason, Hội Tam Điểm, có nghĩa là thợ xây, vì vậy các ngôi thứ trong nội bộ được đặt tên như vậy.
(2) Tiếng Pháp trong nguyên bản: ông (nội hoặc ngoại).
——————————————————————————–
Chương 105(Hết)Đêm đã buông xuống Rosslyn.
Robert Langdon đứng một mình ngoài hiên ngôi nhà, thích thú nghe tiếng cười cùng những thanh âm của niềm vui đoàn tụ vẳng qua khung cửa che rèm đằng sau ông. Cốc cà phê Brazil đặc sánh trong tay đã khiến ông mơ hồ cảm thấy như tạm thời nguôi đi cơn mệt lử đang dâng lên trong mình, tuy nhiên ông biết đó chỉ là thoáng qua thôi. Sự mệt nhọc trong cơ thể ông đã ăn vào xương tủy rồi.
“Ông lẻn ra ngoài thật lặng lẽ”, một giọng nói vang lên phía sau ông.
Langdon quay lại. Người bà của Sophie hiện ra, mái tóc bạc ánh lên mờ mờ trong đêm. Tên bà, chí ít trong hai mươi tám năm qua, là Marie Chauvel.
Langdon nớ một nụ cười mệt mỏi: “Tôi nghĩ tôi nên để gia đình ta có thời gian sum vầy một chút”. Qua khung cửa sổ, ông có thể thấy Sophie đang nói chuyện với em trai.
Marie tiến lại và đứng cạnh ông: “Ông Langdon, khi mới thoạt nghe tin Jacques bị giết hại, tôi đã khiếp đảm, sợ cho sự an toàn của Sophie. Tối nay, thấy nó đứng trong khung cửa nhà tôi đó là nỗi nguôi dịu lớn nhất của đời tôi. Tôi khó có thể bày tỏ hết lòng biết ơn đối với ông”.
Langdon không biết phải đáp lại như thế nào. Mặc dù ông đã tự nguyện để cho hai bà cháu có thời gian trò chuyện riêng, Marie đã đề nghị ông ở lại cùng nghe. Chồng tôi rõ ràng đã tin cậy ông, ông Langdon, cho nên tôi cũng thế.
Và vì thế Langdon đã ở lại, đứng bên cạnh Sophie và lắng nghe trong bàng hoàng câm lặng khi Marie kể chuyện về cha mẹ quá cố của Sophie. Kì lạ thay, cả hai đều xuất thân từ những gia đình Merovinge – hậu duệ trực hệ của Mary Magdalene và Jesus Christ. Cha mẹ và tổ tiên của Sophie, để tự bảo vệ, đã dổi họ là Plantard và Saint-Clair. Con cái họ hiện tại là những người trực hệ mang dòng máu hoàng gia còn sống sót và vì vậy được Tu viện Sion bảo vệ sát xao. Khi bố mẹ Sophie bị giết trong một tai nạn ô tô không xác định được nguyên nhân, Tu viện Sion sợ rằng nhân thân của dòng dõi hoàng gia đã bị phát hiện.
“Ông cháu và bà”, Marie giải thích bằng một giọng nghẹn ngào đau đớn, “phải có một quyết định nghiêm trọng ngay lúc nhận được cú điện thoại. Chiếc xe của bố mẹ cháu vừa được tìm thấy dưới sông”. Bà chấm nước mắt. “Cả sáu chúng ta – gồm cả hai cháu – đã định đi cùng nhau trên chiếc xe đêm đó.
May sao, ông bà đã thay đối kế hoạch vào phút chót, thành thử chỉ còn mình cha mẹ cháu. Khi nghe tin về tai nạn đó, ông bà chẳng có cách nào để biết được điều gì đã thực sự xảy ra… liệu đây có phải là một tai nạn thực sự hay không”. Marie nhìn Sophie. “Ông bà biết là phải bảo vệ các cháu và ông bà đã làm điều mà ông bà cho là tốt nhất. Ông cháu báo cáo với cảnh sát là bà và em trai cháu cũng ở trong chiếc xe đó… và có vẻ như thi thể của hai bà cháu đã bị dòng nước cuốn đi. Sau đó, hai bà cháu phải lặn vào bí mật với Tu viện. Ông cháu, vốn là một nhân vật nổi bật, chẳng thể lặng lẽ biến đi. Chỉ có chuyện đứa con lớn Sophie ở lại Paris để Jacques nuôi dạy, gần kề trái tim và sự bảo vệ của Tu viện Sion, là nghe có lý”. Giọng bà nhỏ dần thành một tiếng thì thầm: “Xé lẻ gia đình là điều cực nhất mà chúng ta từng phải làm. Ông bà họa hoằn lắm mới gặp nhau, mà bao giờ cũng phải bố trí hết sức bí mật… dưới sự bảo vệ của Tu viện Sion. Có một số nghi lễ mà hội luôn luôn phải tuân thủ”.
Langdon cảm thấy câu chuyện còn đi sâu hơn nữa, nhưng ông cũng cảm thấy mình không có phận sự phải nghe. Vì thế ông đã bước ra ngoài. Giờ đây nhìn lên những ngọn tháp của Rosslyn, Langdon không sao thoát khỏi nỗi nhay nhứt khoan sâu của điều bí ẩn chưa giải được của Rosslyn. Có phải Chén Thánh thực sự ở Rosslyn không? Và nếu vậy, thì lưỡi dao và chiếc ly mà Saunière đề cập đến trong bài thơ của ông nằm ở đâu?
“Ông đưa cho tôi”, Marie nói, chỉ vào bàn tay Langdon.
“Ôi cảm ơn bà”, Langdon đưa ly cà phê đã hết cho bà cụ.
Bà đăm đăm nhìn ông: “Tôi chỉ bàn tay kia cơ, ông Langdon”.
Langdon nhìn xuống và nhận ra mình đang giữ tờ giấy sậy papyrus của Saunière. Ông đã lấy nó ra một lần nữa từ hộp mật mã với hy vọng thấy ra điều gì đó đã bị bỏ qua trước đây. “Dĩ nhiên rồi, tôi xin lỗi”.
Marie có vẻ thích thú khi cầm tờ giấy: “Tôi biết một người trong một nhà băng ở Paris có lẽ rất thiết tha muốn thấy sự trở lại của chiếc hộp gỗ hồng mộc này. André Vernet là một người bạn thân của Jacques, còn Jacques rõ ràng là tin ông ta thực lòng. André ắt sẽ làm bất cứ điều gì để thực hiện những yêu cầu của Jacques về việc giữ gìn chiếc hộp này”.
Kể cả vệc bắn tôi, Langdon nhớ lại, quyết định không nhắc đến chuyện ông có thể đã đập vỡ mũi ông già tội nghiệp đó.
Nghĩ về Paris, Langdon sực nhớ đến ba ssénéchal bị giết đêm hôm trước. “Còn Tu viện Sion? Giờ đây ra sao rồi?”.
“Các bánh xe đã chuyển động, ông Langdon ạ. Hội kín này đã chịu đựng suốt bao thế kỷ, và sẽ chịu đựng được đòn này.
Bao giờ cũng có những người chờ đợi để tiến lên xây dựng lại”.
Suốt tối Langdon đã ngờ ngợ rằng bà của Sophie gắn bó chặt chẽ với những hoạt động của Tu viện Sion. Xét cho cùng, Tu viện Sion luôn có những thành viên nữ. Đã có bốn Đại Sư là phụ nữ. Theo truyền thống, các ssénéchal là nam – những người bảo vệ – tuy nhiên phụ nữ cũng nắm giữ những cương vị tôn quý hơn nhiều trong Tu viện Sion và hầu như có thể từ bất kỳ thứ bậc nào tiến lên tới địa vị cao nhất.
Langdon nghĩ với Leigh Teabing và Tu viện Wesminster.
Dường như đã cách đây cả một đời người vậy. “Có phải Giáo hội đang gây áp lực để chồng bà không công bố những tài liệu Sangreal vào Ngày Tận thế không?”.
“Chúa ơi, không. Ngày Tận thế là một truyền thuyết của những đầu óc hoang tưởng. Trong học thuyết của Tu viện Sion, chẳng có gì chỉ định đến ngày nào Chén Thánh sẽ được tiết lộ.
Thực ra Tu viện Sion luôn luôn bảo đảm rằng Chén Thánh sẽ không bao giờ được tiết lộ cả”.
“Không bao giờ ư?” Langdon sửng sốt.
“Đó là điều bí ẩn và kỳ diệu nâng đỡ tâm hồn chúng tôi, chứ không phải bản thân Chén Thánh. Vẻ đẹp của Chén Thánh nằm trong bản chất cao cả của nó”. Marie Chauvel nhìn lên Rosslyn. “Đối với một số người, Chén Thánh là một cái ly mang đến cho họ một cuộc sống vĩnh cửu. Đối với một số khác, đó là cuộc tìm kiếm những tài liệu thất lạc và lịch sử bí mật. Còn đối với đa số, tôi ngờ rằng Chén Thánh chỉ đơn giản là một ý tưởng cao cả… một kho báu huy hoàng không thể đạt tới mà, ngay cả trong thế giới hỗn mang ngày nay, cách nào đó, nó vẫn làm chúng ta nức lòng”.
“Nhưng nếu tài liệu Sangreal vẫn bị giấu kín, thì câu chuyện của Mary Magdalene sẽ mãi mãi mất đi”, Langdon nói.
“Thật không? Hãy nhìn xung quanh ông xem! Câu chuyện của nàng đang được kể trong nghệ thuật, âm nhạc, và những cuốn sách. Mỗi ngày một nhiều hơn. Quả lắc vẫn đang đung đưa. Chúng ta đang bắt đầu cảm thấy những mối nguy hiểm của lịch sử của chúng ta… và của những con đường hủy diệt của chúng ta. Chúng ta đang bắt đầu cảm thấy cần thiết phải khôi phục lại nữ tính thiêng liêng”. Bà dừng lại. “Ông có nói là ông đang viết một bản thảo về những biểu tượng của tính nữ thiêng liêng, phải không?”.
“Vâng”.
Bà mỉm cười: “Viết nốt đi, ông Langdon. Hãy hát bài hát của nàng. Thế giới cần những người hát rong hiện đại đấy”.
Langdon im lặng, cảm nhận được sức nặng của bức thông điệp của bà đối với mình. Qua những khoảng không rộng mở, một vầng trăng tròn đầy đang lên trên những rặng cây. Quay mắt về phía Rosslyn, Langdon cảm thấy một nỗi khao khát trẻ thơ muốn biết những bí mật của nhà thờ này. Dừng hỏi, ông tự nhủ. Đây không phải lúc. Ông liếc nhìn tờ giấy papyrus trong tay Marie, rồi lại nhìn Rosslyn.
“Cứ hỏi đi, ông Langdon”. Marie nóỉ vẻ vui thích. “Ông có quyền chính đáng mà”.
Langdon cảm thấy mình đỏ mặt.
“Ông muốn biết liệu Chén Thánh có ở Rosslyn không chứ gì?”.
“Bà có thể nói cho tôi biết không?”.
Bà thở dài, giả vờ bực tức: “Tại sao con người ta không thế đơn giản để cho Chén Thánh nghỉ ngơi nhỉ?”. Bà cười to, rõ ràng rất thích thú. “Tại sao ông lại nghĩ nó ở đây nhỉ?”.
Langdon chỉ vào tờ giấy papyrus trong tay bà: “Bài thơ của chồng bà nói rõ ràng cụ thể về Rosslyn, ngoài ra còn nhắc đến một lưỡi dao và chiếc ly canh chừng cho Chén Thánh. Tôi chẳng thấy biểu tượng nào của lưỡi dao và chiếc ly ở đó cả”.
“Lưỡi dao và chiếc ly?” Marie hỏi. “Chính xác ra, nom chúng như thế nào?” Langdon cảm thấy bà cụ đang đùa giỡn với mình, nhưng ông cũng hùa theo, mô tả qua loa những biểu tượng đó.
Vẻ hồi tưởng mơ hồ thoáng qua nét mặt bà: “À, vâng, dĩ nhiên rồi. Lưỡi dao biểu trưng cho tất cả những gì thuộc về đàn ông. Tôi tin nó được vẽ như thế này, đúng không?”. Dùng ngón trỏ, bà phác một hình trên lòng bàn tay mình.
“Vâng!” Langdon nói. Marie đã vẽ hình dạng “dóng” ít thông dụng hơn của lưỡi dao, mặc dù Langdon từng thấy biểu tượng này được vẽ theo cả hai cách.
“Còn dạng đảo ngược”, bà nói, lại vẽ vào lòng bàn tay, “chính là chiếc ly, biểu tượng cho tính nữ”.
“Đúng”, Langdon nói.
Và ông nói rằng trong tất cả hàng trăm biểu tượng chúng ta thấy ở đây trong nhà thờ nhỏ Rosslyn, thì hai hình này chẳng xuất hiện ở đâu ư?”.
“Tôi chưa thấy chúng”.
“Và nếu tôi chỉ ra cho ông thấy, thì ông có chịu ngủ một chút không?”.
Trước khi Langdon kịp trả lời, Marie Chauvel đã bước ra khỏi cổng và hướng về phía nhà thờ nhỏ. Langdon vội vã đi theo bà. Bước vào tòa nhà cổ, Marie bật đèn và chỉ vào trung tâm của sàn chính điện. “Đây, thưa ông Langdon. Lưỡi dao và chiếc ly”.
Langdon trân trân nhìn sàn bằng đá mòn vẹt vì bao dấu chân. Trống trơn. “Chẳng có gì ở đây cả”.
Marie thở dài và bắt đầu bước theo vệt lối đi nổi tiếng đã mòn theo dấu chân trên sàn nhà thờ, vẫn cái lối đi mà hồi chiều Langdon đã thấy các khách tham quan bước trên đó. Khi mắt ông đã điều chỉnh thích hợp để thấy được cái biểu tượng khổng lồ đó rồi, ông vẫn cảm thấy hoang mang: “Nhưng đó là ngôi sao David…”.
Langdon dừng bặt, câm lặng vì ngỡ ngàng khi chợt nhận ra.
Lưỡi dao và chiếc ly.
Quyện làm một.
Ngôi sao David… sự kết hợp hoàn hảo hoàn hảo của nam và nữ… Con dấu của Solomon… đánh dấu Hậu Điện, nơi được coi là chỗ ở của thần nam và thần nữ – Yahweh và Shekinah.
Langdon cần một phút để thốt nên lời: “Quả là đoạn thơ chỉ tới đây, Rosslyn. Thật hoàn chỉnh, hoàn hảo!”.
Marie mỉm cười: “Hiển nhiên rồi”.
Hàm ý của bà khiến ông rùng mình: “Vậy Chén Thánh ở trong hầm bên dưới chúng ta?”.
Bà cụ cười to: “Chỉ trong tinh thần thôi, một trong những nhiệm vụ cổ xưa nhất của Tu viện Sion là một ngày nào đó phải đưa Chén Thánh trở về quê hương nơi đất Pháp của nó, nơi nó có thể an nghỉ vĩnh hằng. Qua hàng thế kỷ, nó bị tha đi khắp chốn cùng quê để bảo đảm an toàn. Thật bệ rạc. Trách nhiệm của Jacques khi trở thành Đại Sư là khôi phục lại danh dự cho Chén Thánh bằng việc đưa nó trở lại Pháp và xây cho nó một nơi yên nghỉ phù hợp với một nữ hoàng”.
“Và ông ấy đã thành công?”.
Lúc này, nét mặt bà trở nên nghiêm trang: “Ông Langdon, nể tình những gì ông đã làm cho tôi tối nay, và với tư cách là người phụ trách Tập đoàn Rosslyn, tôi có thể nói với ông một cách chắc chắn rằng Chén Thánh không còn ở đây nữa”.
Langdon quyết định gặng thêm: “Nhưng chức năng cúa viên đá đỉnh vòm là chỉ ra nơi ẩn giấu hiện tại của Chén Thánh cơ mà. Tại sao nó lại chỉ tới Rosslyn?”.
“Có thể ông đang đọc sai nghĩa của nó. Nên nhớ rằng Chén Thánh có thể làm người ta lầm lẫn. Như là chồng tôi đã nhầm”.
“Nhưng ông ấy còn có thể rõ ràng cụ thể hơn đến đâu nữa?”.
Langdon hỏi. “Chúng ta đang đứng bên trên một hầm ngầm được đánh dấu bởi lưỡi dao và cái ly, dưới một trần nhà đầy sao, bao quanh bởi nghệ thuật của những Thợ Cả của Hội Tam điểm. Tất thảy đều nói về Rosslyn”.
“Thôi được, để tôi xem đoạn thơ huyền bí này đã”. Bà giở tờ giấy papyrus ra và đọc to đoạn thơ bằng một giọng khoan thai.
Chén Thánh chờ bên dưới Roslin cổ.
Lưỡi dao và chiếc ly canh cửa vào.
Điểm tô bằng nghệ thuật đằm thắm của các bậc thầy.
Cuối cùng Chén nằm an nghỉ dưới bầu trời đầy sao.
Đọc xong, bà đứng im vài giây, cho đến khi một nụ cười thông hiểu nở trên môi bà: “Ôi, Jacques”.
Langdon nhìn bà chờ đợi: “Bà hiểu bài thơ này chứ ạ?”.
“Như ông đã chứng kiến trên sàn nhà thờ, ông Langdon, có nhiều cách nhìn những điều đơn giản”.
Langdon cố sức để hiểu. Mọi thứ về Jacques Saunière dường như đều có hai nghĩa, và Langdon chưa thể nhìn thấy được xa hơn.
Marie ngáp một cách mệt mỏi: “Ông Langdon, tôi sẽ thú nhận với ông một điều. Tôi chưa bao giờ chính thức được biết Chén Thánh hiện đang ở đâu. Nhưng, tất nhiên, tôi đã lấy một người có ảnh hưởng rộng lớn… và cái trực giác phụ nữ của tôi là rất nhạy”.
Langdon định nói nhưng Marie đã tiếp tục: “Tôi lấy làm tiếc là sau bao khó nhọc, ông sẽ phải rời Rosslyn mà chẳng được câu trả lời thực sự nào. Tuy nhiên một cái gì đó mách bảo tôi rằng, rốt cuộc ông sẽ có được điều ông tìm kiếm. Một ngày nào đó nó sẽ bắt hé lộ với ông”. Bà mỉm cười. “Và khi đó, tôi tin rằng ông… có thể giữ bí mật”.
Có tiếng ai đó tới cửa: “Cả hai người đều biến mất”, Sophie nói rồi đi vào.
“Ta định đi đây”, người bà đáp lại và đi tới chỗ Sophie đang đứng ở cửa. “Ngủ ngon nhé, công chúa”. Bà hôn lên trán Sophie. “Đừng để ông Langdon ở bên ngoài quá khuya nhé”.
Langdon và Sophie nhìn bà đi trở về phía ngôi nhà đá. Khi Sophie quay lại phía ông, mắt cô ướt đẫm trong niềm xúc động sâu xa: “Không hẳn là cái kết cục mà tôi mong đợi”.
Điều đó tạo nên hai chúng ta, ông nghĩ. Langdon có thể thấy cô tràn ngập xúc động. Cái tin cô nhận được tối nay đã thay đổi mọi thứ trong cuộc đời cô. “Cô ổn chứ? Có quá nhiều điều để tiếp nhận”.
Cô mỉm cười lặng lẽ: “Tôi có một gia đình. Đó là điểm xuất phát sắp tới của tôi. Chúng ta là ai và chúng ta từ đâu tới, trả lời câu hỏi này cũng sẽ mất chút thời gian đấy”.
Langdon im lặng.
Ngoài buổi tối nay, anh có ở với chúng tôi nữa không?.
Sophie hỏi. “Ít nhất là một vài ngày chứ?”.
Langdon thở dài, chẳng muốn gì hơn nữa. “Cô cần ở đây với gia đình một thời gian, Sophie ạ. Tôi sẽ về Paris vào sáng mai”.
Cô có vẻ thất vọng nhưng dường như biết làm thế là phải.
Hồi lâu, cả hai đều chẳng nói gì. Cuối cùng Sophie với tay ra nắm lấy tay Langdon và dẫn ông ra khỏi nhà thờ. Họ tới một gò nhỏ trên đầu dốc. Từ đây, vùng quê Scotland trải ra trước mắt họ, tràn ngập ánh trăng nhợt nhạt lọc qua những đám mây lang thang. Họ đứng lặng lẽ, nắm tay nhau, cả hai đều đang chống lại cơn mệt rã rời như một tấm màn đang chụp xuống.
Sao mới chỉ lác đác xuất hiện, nhưng ở phía tây, một điểm sáng đơn lẻ bừng sáng hơn tất cả. Langdon mỉm cười khi nhìn thấy nó. Đó là Sao Kim. Nữ thần cổ xưa đã chiếu xuống Trái đất ánh sáng kiên định và nhẫn nại của mình.
Đêm trở nên lạnh hơn, một làn gió khô lạnh cuộn lên tử mặt đất Langdon nhìn sang Sophie. Đôi mắt cô nhắm lại, đôi môi thư thái nở một nụ cười mãn nguyện. Langdon cảm thấy mắt mình nặng trĩu. Miễn cưỡng, ông bóp mạnh tay cô: “Sophie?”.
Cô từ từ mở mắt và quay sang ông. Dưới ánh trăng, mặt cô thật đẹp. Cô mỉm cười với ông, vẻ buồn ngủ: “Xin chào”.
Langdon cảm thấy một nỗi buồn bất ngờ khi nhận ra rằng ông sẽ quay về Paris mà không có cô: “Có lẽ tôi sẽ đi trước khi cô dậy”. Ông dừng lại, cổ tắc nghẹn. “Xin lỗi, em không giỏi lắm về…”.
Sophie với ra, đặt bàn tay mềm mại lên một bên mặt ông.
Rồi rướn người, âu yếm hôn má ông. “Bao giờ tôi lại có thể gặp lại anh?”.
Trong thoáng chốc, Langdon lảo đảo, lạc trong mắt cô: “Bao giờ nhỉ?”, ông dừng lại, rất muốn biết liệu cô có hiểu là chính ông cũng tự hỏi như thế với bao trăn trở. “À, thực ra, tháng tới tôi sẽ thuyết trình tại một hội nghị ở Florence. Tôi sẽ ở đó một tuần, chẳng có mấy việc để làm”.
“Đó là một lời mời?”.
“Chúng ta sẽ sống trong xa hoa. Họ dành cho tôi một phòng ờ Brunelleschi”.
Sophie mỉm cười tinh nghịch: “Ngài mạo muội quá đấy, ngài Langdon”.
Ông co rúm người không biết mình đã thất thố tới mức nào: “Ý của tôi là…”.
“Em không mong gì hơn là được gặp anh ở Florence, Robert.
Nhưng mà với một điều kiện”, giọng cô chuyển sang nghiêm túc “không bảo tàng, không nhà thờ, không lăng mộ, không nghệ thuật, thánh tích gì hết”.
“Ở Florence? Cả một tuần? Chẳng có gì khác để làm”.
Sophie ngả người ra trước và lại hôn ông, lần này lên môi.
Thân thể họ hòa vào nhau, đầu tiên là nhẹ nhàng, rồi sau đó trọn vẹn. Khi buông ra, đôi mắt cô tràn đầy hứa hẹn.
“Phải”, Langdon thết được nên lời, “đây là một cuộc hẹn”.
Đoạn kết Robert Langdon giật mình tỉnh dậy. Ông vừa trải qua một giấc mơ. Chiếc áo choàng tắm cạnh giường ngủ có in hình chữ lồng Khách sạn Ritz – Paris. Ông thấy ánh sáng lờ mờ lọc qua mành. Bình minh hay hoàng hôn đây nhỉ, ông tự hỏi.
Langdon cảm thấy toàn thân ấm áp và thỏa mãn sâu sắc. Ông đã ngủ phần lớn thời gian trong hai ngày qua. Chậm rãi ngồi dậy trên giường, ông nhận ra điều gì đã đánh thức ông… một ý nghĩ hết sức kì lạ. Suốt nhiều ngày, ông đã cố gắng sắp xếp phân minh cả một mớ thông tin, nhưng bây giờ Langdon nhận thấy mình đã cố định được một điều mà trước đó ông không hề xét đến.
Có thể là thế không?
Ông ngồi nguyên không động đậy hồi lâu.
Ra khỏi giường, ông đi tới phòng tắm lát đá hoa. Bước vào, ông để những tia nước mạnh xoa bóp bờ vai. Ý nghĩ nọ vẫn làm ông say mê.
Không thể thế được.
Hai mươi phút sau, Langdon ra khỏi khách sạn Ritz đến Quảng trường Vendome. Đêm đang buông xuống. Những ngày ngủ làm ông mất phương hướng… Ấy vậy mà trí óc ông lại sáng suốt lạ lùng. Ông đã định bụng dừng lại ở sảnh khách sạn, uống tách cà phê sữa cho tỉnh táo, nhưng thay vì điều đó, đôì chân cứ đưa thẳng ông ra cửa để hoà vào cuộc sống ban đêm ở Paris.
Xuôi về phía đông trên phố Petits Champs, Langdon cảm thấy sự phấn chấn tăng lên. Ông quay về phía nam trên phố Richelieu, nơi không khí trở nên dịu ngọt với hương hoa nhài toả ra từ những khu vườn uy nghi của Cung điện Hoàng gia.
Ông tiếp tục đi về phía nam cho đến khi thấy cái mà ông đang tìm kiếm – hành lang thương mại Hoàng gia nổi tiếng – một vùng long lanh lát đá cẩm thạch đen bóng loáng. Bước đi trên đó, Langdon rà soát bề mặt dưới chân mình. Chỉ trong vài giây, ông đã tìm thấy điều mà ông biết có ở đây – mấy hình huy chương đồng lớn gắn chặt dưới nền theo một đường thẳng hoàn hảo. Mỗi chiếc đĩa có đường kính khoảng 8 cm và được khắc nổi hai chữ N và S.
Nod. Sud.(1)
Ông quay về phía nam, lia mắt kéo dài đường thắng tạo nên bởi những hình huy chương. Ông lại bắt đầu di chuyển theo vệt đường ấy, vừa đi vừa quan sát vỉa hè. Khi ông cắt ngang góc phố Comedie-Francaise, một hình huy chương đồng khác nổi lên dưới chân ông. Đúng rồi!
Những đường phố Paris – điều này Langdon đã biết từ nhiều năm trước – được đánh dấu bằng 135 hình huy chương đồng như thế, gắn trên những lề đường, sân và phố, theo một trục bắc – nam xuyên suốt thành phố. Một lần ông từng theo đường vạch này từ nhà thờ Sacre-Coeur, phía bắc bên kia sông Seine và cuối cùng tới một đài Thiên văn cổ ở Paris. Ở đó, ông phát hiện được ý nghĩa của c