– Còn một phút! Jabba không rời mắt khỏi hệ thống thực tại ảo.
– Hệ thống bảo mật PEM đang bị phá huỷ rất nhanh. Chúng ta chỉ còn lớp bảo vệ cuối cùng. Một lũ tin tặc đang chầu chực ở ngoài chờ xâm nhập kia kìa. – Tất cả tập trung vào việc nào! – Ông Fontaine ra lệnh.
Soshi ngồi trước màn hình và đọc to. – …Quả bom tại Nagasaki không sử dụng pluton mà sử dụng một nguyên tố nhân tạo – đồng vị bão hoà neutron của urani 238.
– Chết tiệt! – Brinkerhoff bực dọc – Cả hai quả bom đều sử dụng urani. Các nguyên tố sử dụng trong quả bom tại Hiroshima và Nagasaki đều là Urani. Chẳng có gì khác nhau cả! – Chúng ta tiêu rồi – Midge rên rỉ.
– Khoan – Susan nói. – Xem lại phần cuối đi!
Soshi đọc lại: “… nguyên tố nhân tạo, đồng vị bão hoà neutron của urani 238”. – 238 – Susan kêu lên – Chúng ta vừa thấy cái gì đó nói quả bom tại Hiroshima sử dụng một đồng vị khác của urani phải không?
Tất cả lúng túng nhìn nhau. Soshi nhanh chóng trở lại đoạn văn bản và phát hiện ra dấu vết. – Phải! Nó nói rằng quả bom tại Hiroshima sử dụng một đồng vị khác của Urani!
Midge há hốc miệng ra trong kinh ngạc. – Cả hai đều là urani – nhưng khác loại!
Jabba chúi mắt vào màn hình và kinh ngạc không kém: – Cả hai cùng là urani à? Đúng là táo với táo rồi. Tuyệt quá.
– Hai đồng vị này khác nhau ở chỗ nào – Ông Fontaine hỏi. – Chắc chắn đó phải là một cái gì đó rất cơ bản.
Soshi rà trên khắp đoạn văn bản. – Bình tĩnh nào… đang tìm đây, được rồi….
– Bốn mươi lăm giây! – một giọng nói vang lên. Susan nhìn lên. Tấm lá chắn cuối cùng lúc này đã gần như tan biến.
– Đây rồi! Soshi hét lên. – Đọc đi! – Jabba toát mồ hôi.
– Điểm khác biệt là gì? Chắc chắn giữa chúng phải có điểm khác biệt nào đó! – Đúng vậy! – Soshi chỉ tay lên màn hình vi tính.
– Nhìn này! Tất cả chúi đầu vào dòng chữ… hai quả bom sử dụng hai nguyên liệu khác nhau… với các tính chất hoá học hoàn toàn giống nhau. Không một phương pháp chiết hoá thông thường nào có thể phân biệt được 2 đồng vị này. Ngoại trừ một sự khác biệt nhỏ về khối lượng, chúng giống nhau một cách hoàn hảo.
– Khối lượng nguyên tử – Jabba nói, giọng không giấu được vẻ phấn khích. – Chính là nó! Sự khác biệt duy nhất chính là khối lượng nguyên tử của chúng! Đó chính là chìa khoá của chúng ta! Cho tôi biết khối lượng của chúng! Chúng ta sẽ tìm hiệu số của chúng!
– Khoan nào – Soshi nói, kéo chuột lên phần trên văn bản. – Hình như là đây rồi! Phải rồi!
Tất cả cùng lướt qua dòng chữ trên màn hình. sự khác biệt về khối lượng giữa chúng rất nhỏ… phải dùng đến phương pháp khuếch tán ánh sáng ở dạng khí mới phân tách được chúng… 10,032498×10?134 và 19,39484×10?23.* – Chúng đây rồi! – Jabba kêu lên.
– Đúng rồi! Đó chính là khối lượng nguyên tử của chúng! – Còn ba mươi giây!
– Bắt đầu nào – Ông Fontaine thì thào. – Tìm hiệu số của chúng đi! Mau lên!
Jabba cầm chiếc máy tính trong lòng bàn tay và bắt đầu bấm. – Cái dấu hoa thị kia nghĩa là gì vậy – Susan hỏi – Đằng sau các con số có một dấu hoa thị!
Nnưng Jabba không để ý đến câu hỏi của cô. Ông bấm chiếc máy tính một cách điên loạn. – Cẩn thận đó! – Soshi giục.
– Chứng ta cần một con số chính xác. – Dấu hoa thị – Susan nhắc lại.
– Có một phần chú thích ở đây. Soshi click chuột vào phần cuối trang.
Susan đọc phần chú thích cho dấu hoa thị. Mặt cô tái nhợt. – Ôi lạy Chúa.
Jabba ngước lên. Ông hỏi: – Chuyện gì vậy?
Tất cả hướng mắt vào màn hình rồi thở một cách bất lực. Phần chú thích nhỏ li ti ghi: ** Tỷ lệ sai số là 12%. Con số các phòng thí nghiệm khác nhau đưa ra có thể có chênh lệch ở mức độ nhỏ..