Sứ Giả Của Thần Chết

Chương 23



Nàng chiến đấu suốt đêm dài, vùng vẫy để trốn thoát những gã đàn ông, tỉnh dậy trong cơn kinh hãi, ngủ thiếp đi và lại tỉnh dậy. Nàng tiếp tục làm sống động lại tấn kịch. Những bước chân bất thần đi về phía nàng, chiếc xe dừng lại, gã đàn ông cố gắng đẩy nàng vào xe. Họ đã biết nàng là ai không? Hoặc họ chỉ định cướp một du khách mặc quần áo Mỹ.

Khi Mary đến văn phòng, Mike Slade đang đợi nàng. Ông ta mang đến hai tách cà phê và ngồi xuống bên kia bàn giấy của nàng.

– Rạp hát như thế nào? – ông ta hỏi.

– Tốt thôi. Chuyện đã xảy ra sau đấy tuyệt nhiên chẳng phải công việc của ông ta.

– Bà có bị thương không?

Nàng nhìn ông ta kinh ngạc.

– Cái gì thế?

Ông ta kiên nhẫn nói:

– Khi họ định bắt cóc bà, họ có gây thương tích cho bà không?

– Tôi… làm sao ông biết chuyện ấy?

Giọng ông ta đầy mỉa mai.

– Thưa bà Đại sứ, Rumani là một bí mật trống trải lớn duy nhất. Bà không thể tắm mà mọi người đều không biết. Bà tự ý đi bộ thật chẳng thông minh mấy đâu.

– Bây giờ tôi biết điều ấy rồi, – Mary lạnh lùng nói. – Việc ấy sẽ không tái diễn nữa!

– Tốt, – giọng ông ta gọn lỏn. – Gã đàn ông có lấy gì của bà không?

– Không!

Ông ta cau mày.

– Vô lý. Nếu họ muốn lấy áo hoặc ví tay cả bà, họ có thể đã lấy của bà trên đường rồi. Định ép bà vào một chiếc xe có nghĩa là một sự bắt cóc đấy!

– Ai muốn bắt cóc tôi thế?

– Không phải là người của Rumani đâu. Ông ta định giữ vững mối liên hệ với chúng ta. Có lẽ đấy là một nhóm đối lập nào đấy!

– Hoặc những kẻ lừa đảo âm mưu giữ tôi lại để đòi tiền chuộc?

– Trong nước này tuyệt nhiên chẳng có những vụ bắt cóc để đòi tiền chuộc đâu. Nếu họ bắt được ai làm điều ấy sẽ chẳng có xét xử đâu, sẽ có một tiểu đội hành quyết đấy – ông ta hớp một ngụm cà phê. – Cho phép tôi cho bà một lời khuyên!

– Tôi đang nghe đây!

– Hãy về nước đi!

– Gì?

Mike Slade đặt tách xuống.

– Tất cả điều bà phải làm là gửi một bức thư từ chức, gói ghém con cái bà lại và trở về Kansas, nơi bà sẽ được an toàn!

Nàng có thể thấy khuôn mặt mình đỏ lên.

– Ông Slade, tôi đã phạm sai lầm. Đây không phải là lần đầu tiên và có lẽ sẽ không phải là lần cuối cùng. Nhưng tôi được bổ nhiệm vào chức vụ này do Tổng thống Hoa Kỳ, và cho đến khi nào ngài sa thải tôi, tôi không muốn ông hoặc bất kỳ ai khác bảo tôi về nước cả. – Nàng cố gắng để giữ giọng bình tĩnh. – Tôi hy vọng người trong Toà đại sứ này làm việc với tôi chứ không chống lại tôi. Nếu điều ấy quá nhiều buộc ông phải đối phó, tại sao ông không về nước đi? – Nàng giận run lên.

Mike Slade đứng dậy.

– Thưa bà Đại sứ, tôi sẽ lo đặt báo cáo sáng trên bàn giấy của bà đây!

***

Cuộc bắt cóc có dự mưu là đề tài duy nhất trong câu chuyện tại Toà đại sứ buổi sáng hôm ấy.

Làm sao mọi người đều hay nhỉ? – Mary tự hỏi. – Và làm sao Mike Slade biết được?

Mary ước gì nàng có thể biết được tên của người cứu mình để có thể cám ơn ông. Trong cái nhìn thoáng nhanh về ông ta, nàng có ấn tượng về một người đàn ông hấp dẫn, có lẽ độ vừa 40 với mái tóc xám trước tuối. Ông ta có giọng nói ngoại quốc – có lẽ là người Pháp. Nếu ông ta là du khách, có lẽ lúc này ông ta đã rời khỏi Rumani.

Một ý nghĩ vẫn dày vò Mary và khó lòng trục xuất. Người duy nhất muốn trừ khử nàng mà nàng biết là Mike Slade. Việc gì đã xảy ra nếu ông ta đã dựng lên vụ tấn công để làm nàng kinh hoảng phải bỏ đi nhỉ? Ông ta đã cho nàng ba vé xem văn nghệ. Ông ta đã biết nàng sẽ ở đâu. Nàng không thể nào xoá được điều ấy khỏi trí óc nàng.

Mary đã cân nhắc xem có nên kể cho con nàng về việc bắt cóc có dự mưu hay không và nàng quyết định không nói. Nàng không muốn làm chúng nó hoảng sợ. Nàng đơn giản chỉ muốn lo cho chúng không bao giờ bị bỏ rơi một mình.

***

Tối hôm ấy có một bữa tiệc cốc-tai tại Toà đại sứ Pháp để chiêu đãi một nhạc sĩ hoà nhạc dương cầm. Mary mệt mỏi, càng thẳng và có lẽ muốn viện bất cứ điều gì để tránh né, nhưng nàng biết nàng phải đi.

Nàng đi tắm và chọn một chiếc áo dài buổi tối và trong lúc nàng với lấy đôi giầy, nàng nhận thấy có một chiếc đế giầy bì hỏng. Nàng bấm chuông gọi Carmen.

– Vâng, thưa bà Đại sứ?

– Carmen, xin vui lòng mang cái này đến thợ giầy chữa lại giùm nhé!

– Dạ được, thưa bà. Còn gì nữa không?

– Không, chỉ từng ấy, cám ơn!

Khi Mary đến Toà đại sứ Pháp, khách đã đông đủ Nàng được phụ tá Đại sứ Pháp đón vào. Đấy là người Mary đã gặp trong chuyến viếng thăm Toà đại sứ lần trước. Ông ta cầm tay nàng và hôn.

– Chào bà Đại sứ. Bà thực tử tế vì đã đến đây!

– Ngài thực là tử tế vì đã mời tôi đến – Mary đáp.

Cả hai đều cười với những câu khách sáo của mình.

– Cho phép tôi được đưa bà đến chỗ ngài Đại sứ!

Ông ta hộ tống nàng qua phòng khiêu vũ đông người, nơi nàng trông thấy những khuôn mặt quen thuộc mà nàng đã gặp trong những tuần lễ liên tục Mary chào vị Đại sứ Pháp và họ trao đổi với nhau những câu chuyện khôi hài.

– Bà sẽ thưởng thức tài nghệ của bà Dauphin. Bà ấy là một nhạc sĩ dương cầm đấy!

– Tôi đang mong đây! – nàng nói dối.

Một người giúp việc đi qua với một chiếc khay đầy những ly champagne. Lúc này Mary đã học được cách nhấm nháp rượu tại các Toà đại sứ. Lúc nàng quay lại để chào Đại sứ Úc, nàng bất ngờ trông thấy người lạ đã cứu nàng thoát khỏi những kẻ bắt cóc. Ông đang đứng trong một góc nói chuyện với Đại sứ Ý và phụ tá của ngài.

– Xin lỗi! – Mary nói. Nàng băng qua phòng, đến chỗ người Pháp.

Ông ta đang nói:

– Dĩ nhiên, tôi nhớ Paris, nhưng tôi hy vọng rằng sang năm… – Ông ta đột nhiên dừng lại khi thấy Mary đến gần. – À, người phụ nữ gặp tai hoạ đây!

– Các người biết nhau à? – Đại sứ Ý hỏi.

– Chúng tôi chưa được chính thức giới thiệu. – Mary đáp.

– Thưa bà Đại sứ, cho phép tôi được giới thiệu bác sĩ Louis Desfoges!

Vẻ mặt của người Pháp thay đổi.

– Bà Đại sứ à? Tôi xin bà thứ lỗi. Tôi đã không biết – Giọng ông ta đầy vẻ bối rối. – Dĩ nhiên, lẽ ra tôi đã phải nhận ra bà!

– Như thế tốt hơn! – Mary mỉm cười. – Ông đã cứu mạng cho tôi!

Đại sứ Ý nhìn vị bác sĩ nói:

– À. Vậy ra chuyện của hai người là một đấy – ông ta quay sang Mary. – Tôi đã nghe về kinh nghiệm bất hạnh của bà!

– Có lẽ sẽ bất hạnh đấy nếu bác sĩ Desforges không đến. Cám ơn ông!

Louis Desforger mỉm cười.

– Tôi sung sướng vì đã đến đúng nơi đúng lúc!

Vị Đại sứ và viên phụ tá trông thấy một nhóm người Anh bước vào.

Vị Đại sứ nói:

– Xin các bị thứ lỗi cho chúng tôi, đấy là một người mà chúng tôi cần phải gặp!

Hai người vội bỏ đi. Mary còn lại một mình với vị bác sĩ.

– Tại sao ông bỏ chạy khi cảnh sát đến vậy?

Ông ta quan sát nàng một lúc.

– Dính líu với cảnh sát Rumani không phải là một phương sách tốt đâu. Họ có cách để bắt giữ các nhân chứng, rồi moi tin của họ. Tôi là một vị bác sĩ tháp tùng tại Toà đại sứ Pháp ở đây, và tôi không có quyền bất khả xâm phạm ngoại giao. Tuy nhiên, tôi biết rất nhiều về sự việc đang diễn ra tại Toà đại sứ chúng tôi và tin tức ấy có thể có giá trị đối với người Rumani. – Ông ta mỉm cười. – Vậy hãy tha lỗi cho tôi nếu tôi có vẻ như bỏ trốn đi!

Ở ông ta có một sự thẳng thắng rất cảm động. Bằng một cách nào đấy mà Mary không thể mô tả được, ông ta gợi cho nàng nhớ một tí đến Edward.

Có lẽ vì Louis Desforges là một vị bác sĩ. Nhưng, không, còn hơn thế nữa. Ông ta có cùng tính bộc trực mà Edward đã có, hầu như cũng có chung nụ cười nữa.

– Xin bà thứ lỗi cho tôi, – bác sĩ Desforges nói, – Tôi phải đi và trở thành một con vật xã hội!

– Ông không thích tiệc tùng à?

Ông ta chớp mắt:

– Tôi khinh bỉ chúng!

– Vợ ông có thích không?

Ông ta định nói điều gì đấy và rồi do dự.

– Vâng, bà ấy thích. Rất nhiều.

– Tối nay bà ấy có đây không?

– Bà ấy và hai con của chúng tôi đã chết!

Mary tái mặt.

– Ồ, Chúa ơi! Tôi xin lỗi. Làm sao?

Khuôn mặt ông ta rắn lại.

– Tôi tự trách mình. Chúng tôi đã sống tại Algérie. Tôi đã hoạt động bí mật chiến đấu với bọn khủng bố – Lời nói của ông ta bỗng chậm lại và ngập ngừng. – Họ tìm ra lý lịch của tôi và cho nổ tung ngôi nhà. Lúc ấy tôi đi khỏi!

– Tôi thật lấy làm tiếc, – Mary lại nói. Những lời không thích hợp và bất lực.

– Cám ơn bà. Có một câu sáo ngữ rằng thời gian sẽ chữa lành tất cả. Tôi không còn tin điều ấy! – Giọng ông ta cay đắng.

Mary nghĩ đến Edward và nàng vẫn còn nhớ chàng nhiều như thế nào. Nhưng người đàn ông này đã phải sống với nỗi thống khổ của mình lâu hơn.

Ông ta quay lại và bước đến chào một nhóm tân khách.

Ông ấy làm em nhớ đến anh một tí, Edward ạ. Anh sẽ thích ông ấy đấy. Ông ấy là một người rất cam đảm. Ông ấy đau khổ nhiều và em nghĩ rằng đấy là điều đã lôi cuốn em sẽ hết nhớ đến anh? Ở đây cô đơn quá. Chẳng có ai để em có thể nói huyện cả. Em muốn thành công kinh khủng. Mike Slade định buộc em phải về nước. Em lại không đi. Nhưng ôi, em cần anh như thế nào ấy. Chúc ngủ ngon, anh yêu.

***

Sáng hôm sau, Mary điện thoại cho Stanton Rogers. Nghe giọng nói của ông thật tuyệt vời. – Như đang sinh hoạt trong gia đình vậy, – nàng nghĩ thế.

– Tôi được một số báo cáo tuyệt vời về bà đấy! – Stanton Rogers lên tiếng. – Chuyện của Hannah Murphy đã được đăng báo với những hàng tít lớn ở đây. Bà đã làm một công việc xuất sắc đấy!

– Cám ơn anh, Stan ạ!

– Mary, hãy kể cho tôi nghe về việc bắt cóc có dự mưu đi!

– Tôi đã nói chuyện với Thủ tướng và trưởng ngành an ninh và họ chẳng dò được mạnh mối gì cả!

– Mike Slade đã không cảnh cáo bà là không nên đi ra ngoài một mình à?

– Mike Slade – Vâng. Ông ấy có cảnh cáo tôi, Stan à – Mình có nên cho ông ấy biết rằng Mike Slade đã bảo mình về nước không? Không, nàng quyết định thế. Mình sẽ đối phó với tay Slade này theo cách riêng của mình.

– Hãy nhớ – tôi luôn luôn ở đây vì bà đấy. Bất cứ lúc nào?

– Tôi biết – Mary nói với vẻ cảm kích. – Tôi không thể cho anh biết điều ấy có ý nghĩa gì với tôi đâu.

Cú điện thoại làm nàng có cảm giác đỡ hơn nhiều.

– Chúng ta có một vấn đề. Có một chỗ hở đâu đấy trong Toà đại sứ của chúng ta!

***

Mary và Mike Slade đang uống cà phê trước cuộc họp tham mưu hằng ngày.

– Điều ấy trầm trọng như thế nào?

– Rất trầm trọng. Lãnh sự Thương mại của chúng ta, David Victor, tổ chức một số cuộc họp với Bộ trưởng Thương mại Rumani!

– Tôi biết. Chúng tôi đã thảo luận điều ấy tuần trước!

– Đúng, – Mike nói, – Và khi David trở lại với cuộc họp thứ nhì, họ đã đi trước chúng ta trên cơ sở phản lại mọi đề nghị mà chúng ta đã làm. Họ biết chính xác chúng ta đã chuẩn bị đường đi nước bước như thế nào?

– Không có lẽ họ chỉ hình dung ra được?

– Vâng, không có lẽ. Trừ phi chúng ta thảo luận một số đề nghị mới và họ lại đi trước chúng ta.

Mary suy nghĩ một lúc.

– Ông nghĩ rằng đấy là do một người thuộc ban tham mưu à?

– Không phải chỉ một ai đấy đâu. Cuộc họp hành chánh vừa qua được tổ chức tại phòng cách âm. Các chuyên viên điện tử của chúng ta đã dò ra kẽ hở ở đấy!

Mary nhìn ông ta sửng sốt. Chỉ có tám người được phép dự các cuộc họp trong phòng cách âm, mỗi người là uỷ viên chấp hành của Toà đại sứ.

– Dù là ai đi nữa, người ấy cũng mang theo một thiết bị điện tử, có lẽ là một chiếc máy ghi âm. Tôi đề nghị bà triệu tập một cuộc họp sáng nay tại phòng cách âm cũng với nhóm người ấy. Thiết bị của chúng ta sẽ có thể chỉ ra người có lỗi!

Có tám người ngồi quanh chiếc bàn trong phòng cách âm. Eddie Maltz, Lãnh sự Chính trị và nhân viên CIA, Patricia Hatfield, Lãnh sự kinh tế, Jerry Davis, Công vụ, David Victor, Lãnh sự Thương mại, Lucas Janklow, Lãnh sự Hành chánh và đại tá William Mc Kinney. Mary ngồi tại một đầu bàn. Mike Slade ở đầu kia.

Mary quay sang David Victor.

– Các cuộc họp của ông với Bộ trưởng Thương mại Rumani tiến triển như thế nào?

Lãnh sự Thương mại lắc đầu.

– Nói thẳng ra, không tốt như tôi hy vọng đâu. Hình như họ biết tất cả mọi việc tôi cần phải nói trước khi tôi nói.

– Tôi đến với những đề nghị mới và họ đã chuẩn bị sẵn những luận điệu để bác bỏ. Như thể họ đọc được trong óc tôi đấy!

– Có thể lắm! – Mike Slade lên tiếng.

– Ông muốn nói gì thế?

– Họ đang đọc trong óc một người nào đó đang ở trong phòng này. – Ông ta nhấc điện thoại trên bàn lên. – Cho anh ta vào!

Một lúc sau, cánh của to lớn được mở ra và một người đàn ông mặc đồ dân sự bước vào, mang theo một hộp đen trên đấy có một cặp kính.

Eddie Maltz nói:

– Chờ một phút. Không ai được phép vào…

– Được thôi! – Mary nói. – Chúng ta có một vấn đề và người này sẽ giải quyết – Nàng nhìn lên người mới đến. – Yêu cầu cứ thi hành!

– Đúng. Tôi muốn mọi người ở nguyên tại chỗ!

Trước lúc cả nhóm quan sát, ông ta bước đến chỗ Mike Slade và đưa chiếc hộp gần ông ta. Cây kim trên mặt kính vẫn ở số không. Người đàn ông di chuyển dến chỗ Patricia Hatfield. Cây kim vẫn đứng im. Kế tiếp là Eddie Maltz, rồi đến Jerry Davis và và Lucas Janklow. Người đàn ông đến chỗ David Victor và cuối cùng đến chỗ đại tá Kinney, nhưng cây kim vẫn không di chuyển. Người duy nhất còn lại là Mary. Khi ông ta tiến đến gấn nàng, cây kim bắt đầu nhảy loạn xạ.

Mike Slade nói, “Quỷ quái thật…” ông ta đứng dậy và đi đến chỗ Mary.

– Ông có chắc không? – Mike hạch hỏi người dân sự.

– Hãy nói chuyện với chiếc máy. – Người đàn ông nói. Mary đứng dậy bối rối.

– Bà có phiền nếu chúng ta huỷ bỏ phiên họp này không? – Mike hỏi.

Mary quay lại những người khác:

– Bây giờ họp xong rồi đấy, cám ơn các ông.

Mike Slade bảo chuyên viên kỹ thuật.

– Ông ở lại.

Kihi những người kia đã rời khỏi phòng. Mike hỏi.

– Ông có thể xác định máy nghe lén ở đâu không?

“Chắc được” Ngùời đàn ông từ từ đặt chiếc hộp

đen xuống. cách người Mary vài inches. Lúc (lưa nó

đến gần chân nàng hơn, mặt kính bắt đầu nhảy

nhanh hơn.

Người dân sự đứng thẳng dậy. “Giầy của bà đấv”

Mike Slade bảo – uỷ quái thật… – ông ta đứng dậy và đi đến chỗ Mary.

– Ông có chắc không – Mike hạch hỏi người dân sự Mặt kính đang di chuyển điên loạn.

– Hãy nói chuyện với chiếc máy – Người đàn ông nói. Mary đứng dậy bối rốl.

– Bà có phiền nếu chúng ta hủy bo phiên họp này không? – Mike hỏi.

– ary quay lại nhùng người kai. – Bây giờ họp xong rồi đấy, cám ơn các ông!

– Chắc được! – Người đàn ông từ từ đặt chiếc hộp đen xuống cách người Mary vài inches. Lúc đưa nó đến gần chân nàng hơn mặt kính bắt đầu nhích nhanh hơn.

Người dân sự đắng thẳng dậy.

– Giầy của bà đấy!

Mary trố mắt nhìn ông ta hoài nghi.

– Ông lầm rồi, tôi đã mua đôi giầy này tại Washington đấy!

Mike bảo:

– Xin bà cảm phiền cởi nó ra đi!

– Tôi…

Việc này thật buồn cười. Chiếc máy có lẽ điên đấy. Hoặc có người nào đấy tìm cách dựng chuyện cho nàng. Đây có lẽ là cách trừ khử nàng của Mike Slade đấy. Ông ta sẽ báo cáo về Washington rằng nàng đã bị bắt quả tang đang do thám và cho kẻ địch tin tức. Mà thôi, ông ta sẽ chẳng thành công đâu.

Nàng bước ra khỏi đôi giầy, nhặt chúng lên và thả vào tay Mike.

– Đây này – nàng giận dữ nói.

Ông ta lật chúng lại quan sát.

– Đây có phải là một chiếc đế giầy mới không?

– Không, đấy… – Và rồi nàng nhớ lại. “Carmen, xin bà vui lòng mang cái này đến thợ giầy chữa lại giùm!”

Mike mở toang đế giày. Bên trong là một chiếc máy thu băng tí hon.

– Chúng ta tìm ra tên gián điệp của chúng ta rồi đấy – Mike lạnh lùng nói. Ông ta nhìn lên

– Bà ráp chiếc đế này ở đâu?

– Tôi… Tôi không biết. Tôi đã nhờ một người hầu lo giùm!

– Tuyệt – ông ta chua chát nói. – Trong tương lai, tất cả chúng tôi sẽ cảm kích, thưa bà Đại sứ, nếu bà để cho bí thư của bà làm những việc như thế!

***

Có một công điện cho Mary.

“Uỷ ban ngoại giao Thượng viện đồng ý cho Tumani vay như bà yêu cầu. Mai sẽ loan báo.

Chúc mừng.

Stanton Rogers”.

Mike đọc công điện:

– Tin tốt đấy. Negulesco sẽ khoái đấy!

Mary biết ngay Negulesco, Bộ trưởng Tài chánh Rumani đang yếu thế. Điều này sẽ làm cho ông ta trở thành một người hùng đối với Ionescu.

– Ngày mai họ mới loan tin – Mary nói. Nàng ngồi đấy, chìm sâu trong suy nghĩ.

– Tôi muốn ông dàn xếp cho tôi một cuộc hẹn với Neguleseo sáng nay!

– Bà muốn tôi cùng đi không?

– Không. Tôi sẽ tự làm việc này một mình!

Hai giờ sau Mary ngồi trong văn phòng của Bộ trưởng Tài chánh Rumani. Ông ta tươi cười.

– Vậy là bà có tin lành cho chúng tôi chứ?

– Tôi e rằng không – Mary lên tiếng một cách hối tiếc. Nàng nhìn nụ cười ông ta tàn dần.

– Thế nào? Tôi hiểu rằng món tiền vay – bà nói sao nào – còn trong bao à?

Mary thở dài:

– Tôi hiểu rằng như thế, thưa ngài Bộ trưởng!

– Việc gì đã xảy ra? Điều gì sai? – Khuôn mặt của ông ta bỗng xám xịt.

Mary nhún vai.

– Tôi không biết!

– Tôi đã hứa với chủ tịch chúng tôi… – ông ta dừng lại vì hàm ý của nguồn tin làm ông ta xúc động. Ông ta nhìn Mary và nói bằng một giọng khản đặc – Chủ tịch Ionescu sẽ không thích điều này. Bà không thể làm gì được à?

Mary chân thành bảo:

– Tôi cũng tuyệt vọng như ngài vậy, thưa ngài Bộ trưởng. Cuộc bỏ phiếu đang diễn tiến tốt đẹp cho đến lúc một nghị sĩ được biết rằng một nhóm người thuộc giáo hội Rumani muốn đi viếng Utah bị từ chối chiếu khán. Thượng nghị sĩ này có nhiều vợ và ông ta rất tức giận!

– Một nhóm người của giáo hội? – Giọng của Negulesco đã lên đến một bát độ. – Bà muốn nói rằng món tiền vay bị bỏ phiếu chống vì một…

– Đấy là theo sự hiểu biết của tôi thôi!

– Nhưng thưa bà Đại sứ, Rumani ủng hộ cho giáo hội mà. Ở đây, họ rất được tự do đấy. – Bấy giờ ông ta lảm nhảm – Chúng tôi tôi có cảm tình với các nhà thờ đấy!

Negulesco di chuyển đến chiếc ghế cạnh Mary

– Thưa bà Đại sứ – nếu tôi có thể dàn xếp cho nhóm này đi thăm quốc gia của bà, bà có nghĩ rằng Uỷ ban tài chánh Thượng viện sẽ chấp thuận món tiền này không?

Mary nhìn thẳng vào mắt ông ta:

– Thưa Bộ trưởng Negulesco, tôi có thể bảo đảm điều ấy. Nhưng tôi phải biết rõ điều ấy vào chiều nay?

Mary ngồi ở bàn giấy đợi điện thoại và lúc 2 giờ 30, Negulesco gọi:

– Thưa bà Đại sứ – tôi có tin hay! Nhóm người của giáo hội được tự do đi bất cứ lúc nào! Bây giờ bà có tin tức nào hay cho tôi không?

Mary đợi một tiếng đồng hồ rồi gọi lại ông ta.

– Tôi vừa nhận được một công điện của Bộ Ngoại giao chúng tôi. Món tiền vay của ngài đã được chấp thuận.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.