Thiên Tỏa

Chương 27



La
Hoán Văn lại lấy ra hai tấm hình khác, lần lượt mang hình ảnh hai con dao nhỏ
và dài; trong đó một con dao nằm cạnh xác khô, con còn lại đặt trên nền vải
nhung đỏ trong tủ kính.

La
Hoán Văn nói với chúng tôi rằng: Con dao thứ hai đang cất giữ tại viện bảo tàng
Cố Cung Thẩm Dương, đó là vật bất li thân của Thái Tông Hoàng Thái Cực, hiện
nay nó là cổ vật cấp một của quốc gia; lưỡi dao thứ nhất chụp nằm cạnh cái xác
có hình dạng y hệt như thế, và chắc chắn cũng là lưỡi dao của người trong hoàng
tộc. Ông tiếp tục lấy ra một bức ảnh khác chụp viên Tinh ngọc Hòa Điền màu vàng
và tiếp tục giảng giải:


Trên người xác khô có đeo một miếng ngọc màu vàng, màu vàng là màu của hoàng
gia, hơn nữa lại là loại ngọc Tịnh cực kì quý hiếm, những người bình thường
trong hoàng thân quốc thích cũng không được phép dùng nó, thế nên người này rất
có thể chính là: Hoàng đế!

Nghe
tới đây, tôi bỗng rùng mình, cảm thấy thực sự hoảng hốt. Trời ạ! Hoàng đế ư? Điều
này thật quá sức tưởng tượng! Lẽ nào xác chết đó lại chính là vua Khang Hy, người
đã mang chiếc khay sứ Thanh Hoa xuống dưới địa cung, rồi bị một cao thủ Kiện
môn giết hại?

Nghe
thấy những thắc mắc ngây ngô của tôi, La Hoán Văn và mọi người đều phì cười, chị
Giai Tuệ cầm tay tôi, ân cần nói:


Lan Lan, người đó chắc chắn không phải là Khang Hy đâu, mọi người đều đoán người
đó chính là phụ thân của Khang Hy, hoàng đế Thuận Trị.

Chị
còn nói, dựa vào ghi chép của sử sách để lại, hoàng đế Thuận Trị sinh năm 1638,
đến năm hai mươi ba tuổi thì bị mắc bệnh truyền nhiễm nên đã qua đời vào đúng
năm 1661. Lịch sử đã ghi lại rất nhiều giả định về cái chết kì bí của vị hoàng
đế này, trong đó có một giả thuyết cho rằng do ái phi Đồng Ngạc lâm bệnh và qua
đời, Thuận Trị quá đau buồn nên đã xuất gia đi tu, từ đó không thấy tin tức gì.

Tôi
bỗng dưng nhớ đến bộ phim Lộc đỉnh ký đã từng xem, hình như trong phim cũng giải
thích như vậy, tôi nhanh miệng thốt lên:


Cháu biết rồi, hoàng đế Thuận Trị thực ra không phải bỏ đi, mà là xuống địa
cung, rồi bị người khác hãm hại.

La
Hoán Văn và mọi người đều khẽ gật đầu, chỉ có chị Giai Tuệ lên tiếng xác nhận:


Cũng gần như vậy.

Lão
Ngũ im thin thít từ đầu đến giờ bỗng phì một tiếng.


Mẹ kiếp! Làm gì có chuyện phi lý thế! Thuận Trị không chết, cũng không bỏ đi,
mà lại bị một cao thủ siết cổ. Có chết ta cũng không tin.

Chị
Giai Tuệ liền mỉm cười, đáp:


Lão Ngũ, ban đầu mọi người cũng không tin, thế nhưng tất cả chứng cớ đã rõ
ràng, người này chỉ có thể là hoàng đế Thuận Trị. – Vừa nói chị vừa chỉ vào những
kết luận pháp y. – Thời gian hình thành xác khô cách đây khoảng ba trăm hai
mươi đến ba trăm ba mươi năm, đúng vào năm 1675 đến 1685, và khi chết người này
ở độ tuổi bốn mươi mốt. Còn hoàng đế Thuận Trị sinh vào năm 1638, mất năm 1661,
vậy là ông qua đời vào năm hai mươi ba tuổi. Theo như giả thiết ông không mất,
mà còn sống thêm mười tám năm nữa, tức là vào năm 1679, điều này hoàn toàn ăn
khớp với độ tuổi của cái xác. Lão thử nghĩ xem, từ dáng vẻ tới trang phục của
người này hẳn phải là hoàng đế, nhưng lại không phải Khang Hy, vậy ngoài Thuận
Trị thì còn có thể là ai khác?

Mặc
dù những con số chị Giai Tuệ nói đến quá nhiều khiến tôi lâm vào trạng thái mơ
mơ hồ hồ, nhưng nghĩ kĩ thì tôi thấy cũng khá chính xác, xem ra xác chết đó
chính là hoàng đế Thuận Trị thật. Nghĩ đến việc từng tiếp cận xác hoàng đế, rồi
chính tay mình còn động vào đó, tôi có một cảm giác lâng lâng khó tả, nếu như kể
chuyện này với người khác, chắc họ sẽ nghĩ tôi bị thần kinh mất.

Lão
Ngũ vẫn ngồi cạnh tôi, miệng lẩm nhẩm tính toán với vẻ mặt hết sức khó hiểu, cuối
cùng lão cũng thốt lên:


Mẹ kiếp, không ngờ mình còn được đá hoàng đế một cái, chuyện này… hay đấy, hay
đấy! – Xem ra, cuối cùng lão cũng đã bị thuyết phục bởi điều này.

Thấy
mọi người có vẻ không hiểu ý câu nói vừa rồi của Lão Ngũ, nên chị Giai Tuệ kể lại
việc Lão Ngũ giơ chân đá cái xác khô để mọi người cùng nghe, sau khi đã vỡ lẽ tất
cả đều cười vang, khiến bầu không khí nhẹ nhõm đi rất nhiều.

Lão
Ngũ vẫn không ngừng lầm bầm:


Mẹ nó chứ, đá lên thi thể nhà vua, nếu chuyện này lộ ra ngoài thì ta sẽ nổi
danh khắp thiên hạ.

Đợi
cho mọi người cười nói xong, La Hoán Văn mới tiếp tục câu chuyện:


Đó không chỉ là một phát hiện quan trọng đâu, nó thậm chí còn khiến ta phải sửa
lại lịch sử, và thêm một điểm đáng giá nữa, nó chính là lời giải đáp cho những
nghiên cứu đang bị bỏ dở.

Nói
rồi, ông cúi xuống mở chiếc hộp da đang để dưới chân, từ từ nhấc mảnh sắt hành
tam giác của cánh cửa Thất Xảo Thiên Tập ra, nhẹ nhàng đặt lên mặt bàn rồi chỉ
vào chữ “Hận” màu xanh.


Khi nghe Giai Tuệ nói, mọi người đã mở được cánh cửa Thất Xảo Thiên Tập với bảy
chữ “Hận” trên mỗi mảnh, tôi đã thầm đoán rằng, liệu đây có phải là bảy nỗi uất
hận của Nỗ Nhĩ Cáp Xích?

Nghe
đến điều này, thói tò mò của tôi thực sự đã bị kích thích, lập tức lên tiếng hỏi
bảy nỗi uất hận đó là gì?

La
Hoán Văn chậm rãi giải thích:


Năm 1618, Nỗ Nhĩ Cáp Xích đã chính thức tuyên bố chiêu binh lật đổ nhà Minh. Bảy
nỗi uất hận của ông ta chính là bảy lần nhà Minh thẳng tay đàn áp bộ tộc Kiến
Châu Nữ Chân. Mặc dù điều này đều là sự thật nhưng những học giả sau này đều
cho rằng đó thực ra chỉ là cái cớ để khởi binh, vì sợ rằng sau này không có chứng
cớ gì. Sau đó, quân của Nỗ Nhĩ Cáp Xích liên tục thắng trận và dời đô tới Liêu
Ninh vào năm 1621, tiếp đó ông ta mang quân đánh chiếm vùng Quảng Ninh thuộc
phía Tây tỉnh Liêu Ninh, ngày nay gọi là thành phố Bắc Chân trực thuộc tỉnh Cẩm
Châu. Nỗ Nhĩ Cáp Xích lấy Bắc Châu làm bàn đạp, định tiếp tục tiến quân vào sâu
bên trong, nhưng ông đã gặp đúng đối thủ khét tiếng là Viên Sùng Hoan, nên đành
phải dừng quân tại Bắc Chân mà không mở thêm được phần đất nào mới. Thời gian tại
Bắc Chân, Nỗ Nhĩ Cáp Xích đã làm được một việc rất trọng đại, đó là quyết định
dời đô tới Thẩm Dương, lịch sử cũng ghi nhận đã có một sự thay đổi vô cùng lớn
trong giai đoạn này.

Ngay
sau khi dời đô đến Thẩm Dương, Nỗ Nhĩ Cáp Xích đã lên kế hoạch xây dựng Cố
Cung. Nhưng có một điều bất ngờ xảy ra, khi ông ta cho triệu họp các trung thần
và đưa ra quyết định dời đô đến Thịnh Kinh (ngày nay là Thẩm Dương), rất nhiều
thân vương và triều thần đã kịch liệt phản đối nhưng Nỗ Nhĩ Cáp Xích vẫn quyết
giữ ý kiến của mình. Về lý do Nỗ Nhĩ Cáp Xích dời đô tới Thẩm Dương, lịch sử đều
ghi chép lại rằng: “Nỗ Nhĩ Cáp Xích đặc biết tin vào phong thủy. Thẩm Dương nằm
bên bờ sông Hỗn Giang, thông với sông Liêu Hà, Liêu Hà chảy thẳng tới biển, nên
về phong thủy đây được coi là vùng đất quý; hơn nữa nhìn vào các triều đại trước
khi dựng đô, đều xem phong thủy là việc đặt lên hàng đầu”.

Nỗ
Nhĩ Cáp Xích đưa ra quyết định vào buổi sáng, thì đến buổi chiều đã lập tức lên
kế hoạch cho việc dời đô, sau khi đến Thẩm Dương, ông liền bắt tay vào việc xây
dựng Cố Cung. Mọi việc diễn ra hết sức cấp bách nên khiến càng trở nên khó hiểu
hơn, và điều này cho tới tận ngày nay chúng ta vẫn chưa tìm ra câu trả lời. Bây
giờ chúng ta lại có một giả thuyết khác về việc Nỗ Nhĩ Cáp Xích dời đô, có lẽ Cố
Cung chỉ là một bức màn che của địa cung để cất giấu một báu vật trong chiếc
khóa tuyệt môn lục bát thuật phía sau cánh cửa Thất Xảo Thiên Tập. Cho dù bên
trong đó rốt cuộc cất giấu thứ gì, nhưng cánh cửa Thiên Tập lẫn khóa tuyệt môn
lục bát thuật đã bị mở đã chứng tỏ một điều vật đó không hề tầm thường, và có
liên quan trực tiếp tới việc Nỗ Nhĩ Cáp Xích chống lại triều Minh. Nỗ Nhĩ Cáp
Xích đóng đô tại Thẩm Dương đến năm thứ hai, tức là năm 1626, thì thất bại
trong trận đánh với Viên Sùng Hoan, ông bị trúng đạn pháo khi đang chiến đấu,
do vết thương quá nặng không thể chữa trị nên cuối cùng đã qua đời. Lúc bấy giờ
đã có người khuyên Hoàng Thái Cực nên dừng việc xây Cố Cung lại, lí do là thời
gian này, cuộc chiến với nhà Minh vẫn chưa chấm dứt, nếu tiếp tục xây dựng sẽ
tiêu hao nhiều tiền của và sức lực binh sĩ. Nhưng Hoàng Thái Cực không đồng ý
và quyết tâm hoàn thành tâm nguyện của cha. Do đó, ông đã một mặt tiếp tục cuộc
chiến đấu với nhà Minh, một mặt vẫn không ngừng đẩy nhanh tiến độ xây dựng Cố
Cung dang dở. Việc Hoàng Thái Cực một mực thực hiện di chúc của phụ thân càng
chứng tỏ rằng vật phía dưới địa cung có mối quan hệ đặc biệt và vô cùng quan trọng
tới quyền lực của triều Thanh, thậm chí còn có thể là một bí mật kinh thiên động
địa.

Mặc
dù, hiện nay vẫn chưa thể đoán ra, nhà vua Thuận Trị một mình đi xuống dưới
Cung ngầm và bị giết hại, hay là đi cùng một đoàn người hộ tống xuống rồi mới bị
giết hại. Thế nhưng khi bị giết, chắc chắn là ông đang xuống Cung ngầm để tìm
hoặc cố giữ bí mật của tổ tiên mình. Vật báu thực sự đã bị tráo đổi, nhưng nếu
ta tiếp tục lần theo manh mối là chiếc đĩa sứ này, dần dần cũng sẽ tìm ra…

Nói
đến đây, La Hoán Văn bỗng dưng đứng dậy, mắt nhìn thẳng về phía chúng tôi, giọng
run run:


Các đồng chí, những bí mật của lịch sử đang bày ra trước mắt chúng ta. Tôi đã
dành cả cuộc đời để nghiên cứu, còn may mắn trở thành giám đốc Viện bảo tàng Cố
Cung, nếu như có thể giải đáp được bí mật quốc gia này, thì không chỉ có tôi…
mà tất cả các bạn, đều sẽ đi vào lịch sử.

Ông
thở dốc, hai tay chắp ra sau, liên tục đi qua đi lại trong phòng, rồi hướng đôi
mắt như van nài về phía tôi, nhìn không chớp mắt, giống như tôi chính là hung
thủ sát hại vua Thuận Trị nên đương nhiên sẽ nắm rõ tất cả những bí mật vậy.

Mặc
dù tôi không hiểu biết nhiều về lịch sử, nhưng cũng vô cùng phấn khích, toàn
thân nóng bừng lên. Cứ nghĩ đến việc mình có thể tìm ra bí mật quốc gia, trong
lòng tôi lại trào lên một cảm giác bồi hồi thật khó tả, hay cũng có thể là sự
hưng phấn của tuổi trẻ bồng bột.

Lão
Ngũ cũng thở hắt ra rồi đứng lên, tuyên bố:


Mẹ kiếp, nếu như việc này thành công thì coi như lão già này cũng mở mày mở mặt.
Được! Ta sẽ theo đến cùng. Hay đấy, hay đấy, hay đấy… – Lão Ngũ liên tục nhắc
đi nhắc lại câu cửa miệng đến bảy tám lần, xem ra lão cũng đang vô cùng phấn
khích.

Trưởng
phòng Tư, chị Giai Tuệ và La Hoán Văn rõ ràng không phải là vừa mới biết nhưng
vẫn hết sức phấn chấn, Tôn Ngọc Dương cũng nắm chặt tay tôi, mặt mũi đỏ bừng. Mọi
người đều dồn ánh mắt vào tôi, như thể chỉ chờ cái gật đầu của tôi nữa thôi.

Tôi
cũng không suy nghĩ gì thêm, đứng bật dậy, rành rọt nói:


Cháu… đồng ý! Cháu là một đoàn viên, lại rất muốn trở thành cảnh sát, cháu nhất
định sẽ cống hiến cho đất nước.

Sau
này, khi nhớ lại cảnh tượng lúc bấy giờ, tôi mới thấy mình sao lại hồn nhiên
ngây thơ đến thế, nhưng nếu đặt vào hoàn cảnh và bầu không khí đó, thì có lẽ ai
cũng sẽ có tâm trạng giống như tôi.

Nói
xong câu ngốc nghếch đó, tôi chợt nghĩ tới ông nội, liền thêm một câu nữa:


Nhưng.. nhưng cháu còn phải tìm ông nội.

La
Hoán Văn gần như không nghe thấy câu nói sau cùng, ông tiến tới nắm chặt lấy
tay tôi, cảm kích nói:


Cháu gái, cảm ơn cháu, lịch sử nhất định sẽ không quên cháu đâu.

Chị
Giai Tuệ tiến tới đặt nhẹ tay lên eo tôi vỗ về, chị nói:


Lan Lan, em yên tâm, mọi người nhất định sẽ giúp em tìm ông nội.

Mọi
người vẫn tiếp tục phấn khích một lúc lâu rồi mới chịu ngồi xuống bàn, cùng
nhau bàn bạc tìm bước đi tiếp theo. Mặc dù các phân tích đều đã rất hùng hồn và
rõ ràng, thế nhưng bây giờ đến nguồn gốc của chiếc khay sứ cũng không tìm thấy
thì biết bước tiếp như thế nào đây?

Lão
Ngũ bỗng nhiên lên tiếng, thời gian còn lang bạt giang hồ lão đã cầm trên tay
không ít đồ gốm sứ quý hiếm, và có quen biết với một người thợ sứ ở trấn Cảnh Đức,
Giang Tây. Người này tên là Hứa Liên Tăng, nổi tiếng với những sản phảm sứ sắc
sảo và có hồn, hơn nữa ông ta lại rất am hiểu gốm sứ, nếu như tìm được người
này thì rất có thể sẽ có thêm nhiều phát hiện mới về chiếc khay sứ. Chỉ có điều
không biết người này còn sống hay đã chết.

Trưởng
phòng Tư liền nói, vấn đề này rất đơn giản, chỉ cần dùng hệ thống điều tra của
cảnh sát là có thể biết ngay. Chị Giai Tuệ lập tức mở laptop đăng nhập vào mạng
công an nội bộ, rồi dựa vào độ tuổi của Hứa Liên Tăng mà Lão Ngũ cung cấp, chỉ
trong nháy mắt, thông tin về những người đàn ông tên là Hứa Liên Tăng hiện ra
trên màn hình. Vừa mở tư liệu về người thứ nhất ra xem, Lão Ngũ đã lập tức vỗ
đùi tuyên bố:


Khỏi tìm nữa, hóa ra tên trùng thối này vẫn chưa chết.

Tôi
chạy tới nhìn vào màn hình, đó là một người đàn ông khoảng bảy mươi tuổi, mái
tóc bạc phơ, khuôn mặt hồng hào, lông mày rậm rì rất đạo mạo. Bức ảnh chụp lúc
người này đang mỉm cười, ánh mắt như ngầm nói với chúng tôi rằng:


Đến đi, đến đi, đến tìm ta là đúng người rồi…

Bàn
bạc thêm một lúc nữa thì trời đã sắp sáng, do mọi người đang rất hào hứng nên
không ai thấy mệt mỏi mà chỉ thấy đói bụng. Phía dưới chưa có hàng quán nào mở,
nên chúng tôi phải lái xe tới quán KFC gần đó để ăn sáng.

Lúc
đó, trong cửa hàng KFC chưa có bóng một vị khách nào, nhân viên phục vụ nhìn thấy
chúng tôi một đoàn cả già lẫn trẻ cùng bước vào, cười nói tươi tỉnh, nên rất ngạc
nhiên. Đặc biệt là La Hoán Văn, ông vừa đi vừa cười ầm, nên tôi đoán đám nhân
viên chắc đang nghĩ chúng tôi bị thần kinh.

Sau
khi ăn sáng xong, mọi người tạm biệt nhau để Tôn Ngọc Dương đưa tôi và Lão Ngũ
về ngôi biệt thự. Tôi nằm trên giường, thao thức mãi không ngủ được, trong đầu
chỉ chăm chăm nghĩ về bí mật kia. Tôi cũng không ngừng nghĩ về ông nội, không
biết giờ này ông đang ở đâu, có phải ông cũng đã thoát được ra ngoài, nhưng tại
sao lại không liên lạc với tôi? Tôi cứ mơ mơ màng màng và chìm vào giấc mơ lúc
nào không hay.

Đêm
hôm đó, chị Giai Tuệ lại tới đưa chúng tôi đến Cục Cảnh sát. Trưởng phòng Tư
nói với chúng tôi rằng, để tránh rò rỉ thông tin ra ngoài, từ giờ trở đi công
việc tìm kiếm sẽ do chị Giai Tuệ, Lão Ngũ và tôi thực hiện, Cục Cảnh sát sẽ cố
gắng tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ. Do từ Thẩm
Dương tới trần Cảnh Đức không có chuyến bay thẳng nên chúng tôi phải chuyển chặng
ở Nam Xương. Quy định của hàng không quốc gia không cho phép mang theo súng lên
máy bay nên chị Giai Tuệ đã phải liên lạc trước với công an tỉnh Giang Tây, để
khi tới Nam Xương, chúng tôi sẽ nhận được sự trợ giúp kịp thời.

Sau
ba ngày làm công tác chuẩn bị, sáng sớm ngày thứ tư, Trưởng phòng Tư, La Hoán
Văn, Trần Đường và Tôn Ngọc Dương và một vài người khác đưa chúng tôi ra tận
sân bay Đào Tiên ở Thẩm Dương, dặn dò kĩ lưỡng trước khi đưa chúng tôi vào
phòng kiểm tra an ninh.

Đó
là lần đầu tiên tôi được đi máy bay, nhìn những đám mây trắng muốt đang trôi lững
lờ sát ngoài cửa sổ, tôi hồi hộp vô cùng, chỉ sợ bị rơi xuống đất lúc nào không
biết. Lúc đầu, tôi không dám rời khỏi chỗ ngồi, nhưng chỉ một lúc sau, khi đã
quen với mọi thứ tôi mới dám ngó nghiêng và khám phá mọi thứ xung quanh.

Lão
Ngũ cũng tò mò không kém, lão nhìn không chớp mắt những cô tiếp viên hàng
không, rồi lẩm bẩm một mình:


Lão già này phải tu mấy kiếp mới được bay lên trời cùng các cô gái trẻ trung,
xinh đẹp thế này. Hay đấy, hay đấy! – Rồi lão quay sang nhìn chị Giai Tuệ, gật
gù rồi nói, – Giai Tuệ xinh đẹp như vậy, nếu làm nữ tiếp viên cũng được đấy!

Tôi
tò mò chen ngang:


Lão Ngũ, thế còn cháu?

Lão
Ngũ liền lắc lắc đầu và nói:


Mi thì thôi. Người thì lùn, mặt thì tròn phèn phẹt, trông chán chết!

Thấy
tôi có vẻ không vui, chị Giai Tuệ liền vỗ vai tôi, an ủi:


Lan Lan lớn thêm mấy tuổi nữa, chắc chắn cũng sẽ rất xinh đẹp đấy.

Nghe
vậy, tôi cũng thấy vui lên phần nào.

Không
đến ba tiếng sau, chúng tôi đã tới sân bay Xương Bắc của thành phố Nam Xương,
sau đó bắt taxi tới Cục Cảnh sát tỉnh Giang Tây tại số 133 đường Dương Minh.
Đúng như lời chị Giai Tuệ nói, cảnh sát dù ở đâu thì cũng là một, họ rất nhiệt
tình, không những đưa cho chị Giai Tuệ khẩu súng ngắn và một chiếc xe Jeep, mà
còn thu xếp cho chúng tôi nghỉ tại nhà khách của công an tỉnh.

Cả
đêm hôm đó không ai nói với ai câu nào, cho tới ngày hôm sau, trời vừa sáng
chúng tôi đã dậy trả phòng, và lái xe tới trấn Cảnh Đức.

Đây
là một thành phố không lớn lắm, lần theo địa chỉ của Hứa Liên Tăng, chúng tôi
nhanh chóng tới trước cổng một tứ hợp viện[1] với vẻ bề ngoài rất riêng. Vừa xuống
xe, Lão Ngũ nhanh như chớp, lao thẳng tới trước cổng, gọi toáng lên:


Trùng thối! Mau ra đây ngay!

[1]
Một dạng nhà cổ của người Trung Quốc.

Chỉ
một lúc sau, từ trong nhà bước ra một ông cụ tóc bạc phơ, thân hình cao to, đó
đích thị là “Trùng thối” Hứa Liên Tăng mà Lão Ngũ vẫn gọi, người này vừa bước vừa
lẩm bẩm:


Đứa nào đấy? – Ngẩng đầu lên thấy Lão Ngũ, thoạt đầu ông ngớ người trong giây
lát, sau đó mới nhanh chân bước tới mở cổng, miệng liến thoắng. – Mẹ mày chứ, vẫn
chưa chết à? – Rồi bắn thêm một tràng dài tiếng Giang Tây khiến chúng tôi ù hết
cả tai.

Lão
Ngũ rảo bước tới trước, đấm nhẹ lên vai Hứa Liên Tăng một cái rồi nói:


Mẹ cái thằng này, rủa thế chứ rủa nữa ta đây cũng không chết được đâu.

Nói
rồi, hai người ôm chầm lấy nhau cười lớn, khiến bầu không khí trở nên vô cùng
rôm rả.

Lúc
sau, Hứa Liên Tăng quay sang giải bày với chúng tôi, thấy bên ngoài có người gọi
“trùng thối”, ta biết ngay là người quen, nhưng không ngờ rằng lại là tên Hắc
còi này, rồi ông hỏi Lão Ngũ tại sao lâu lắm không nghe thấy động tĩnh gì, có
phải bị người ta tóm, giữ tay còng chân rồi không?

Lão
Ngũ cười phá lên, cũng không giải thích gì thêm, chỉ nói rằng chuyện dài không
thể một sớm một chiều kể hết được.

Vừa
bước vào trong nhà, tôi đã thấy nóng bức ngột ngạt vô cùng, giống như trong một
cái lò hơi, không biết vì sao lại như vậy nhưng vì phép lịch sự, tôi đành nín
nhịn sự thắc mắc vào lòng. Lão Ngũ sau khi giới thiệu mọi người với nhau, thì
đi thẳng vào vấn đề, thật thà nói rõ mục đích chuyến viếng thăm lần này. Nghe
nói đến đồ sứ quý hiếm, Hứa Liên Tăng lập tức hào hứng hẳn lên, bắt chúng tôi
phải lấy ngay chiếc khay đó ra.

Chị
Giai Tuệ đặt balô xuống, cẩn thận lôi chiếc khay ra, bỏ lớp vải bọc bên ngoài rồi
mới nhẹ nhàng đặt nó lên mặt bàn.

Hứa
Liên Tăng vừa nhìn thấy chiếc khay đã thất vọng nói:


Đây không phải là đồ sứ Thanh Hoa thời Khang Hy, nhưng khoan đã, hình như có điều
gì đó rất kì lạ ở đây!

Sau
khi cầm chiếc đĩa trong tay, sắc mặt ông lập tức thay đổi, đăm chiêu suy nghĩ rồi
lại say sưa cúi xuống ngắm nhìn và mân mê bức tranh sơn thủy trong lòng đĩa.
Khi nhìn thấy dòng chữ “Mặc Văn đường tạo” dưới đế, hai tay ông run run, mắt mở
to, tròn xoe, gần như dán chặt vào chiếc khay, khó nhọc nuốt nước bọt, rồi mới
ngẩng đầu lên, giọng nói đầy vẻ kích động:


Tuyệt vời, hết sức hoàn hảo! Mọi người biết đây là cái gì không? Đây chính là
Điệp trong Điệp. Cả đời theo nghề gốm sứ, đây là lần đầu tiên tôi được tận tay
cầm một vật quý hiếm như thế này đấy! – Với lời khẳng định chắc nịch của Hứa
Liên Tăng, tôi chắc chắn ông biết rất rõ nguồn gốc chiếc khay sứ này.

Quả
đúng như thế, sau một hồi xoay ngang xoay dọc chiếc khay sứ để quan sát, Hứa
Liên Tăng vui vẻ giải thích cho chúng tôi:


Điệp trong Điệp chính là loại sứ lồng sứ, tức là các lớp sứ được chồng lên nhau
một cách khéo léo, tinh xảo. Xuất hiện từ thời nhà Minh, để sản xuất được loại
sứ này đòi hỏi một nghệ thuật rất phức tạp, yêu cầu cực kì khắt khe; hơn nữa do
kỹ thuật này đã sớm bị mai một, nên những sản phẩm sứ lồng sứ còn lại đều được
xem là quốc bảo hiếm có. Bản thân tôi cả đời sống với nghề gốm sứ, có thể được
coi là có chút tiếng tăm trong nghề, nhưng cũng chỉ nhìn thấy tận mắt không quá
ba báu vật loại này, trong đó, một cái là chiếc lọ vạn niên từ thời nhà Minh, một
cái là chiếc độc bình thời Sùng Trinh, cái thứ ba là Tam thể nhân tượng thời
Khang Hy.

Chưa
để cho Hứa Liên Tăng nói hết, Lão Ngũ đã bực bội chen ngang:


Mẹ kiếp, chưa già đã lẩn thẩn, toàn lảm nhảm cái gì đâu đâu, mau nói xem rốt cuộc
nó là gì.

Hứa
Liên Tăng cười ha hả:


Cái lão khỉ đột này, lúc nào cũng sồn sồn lên, để ta cho các người xem một bảo
bối. – Nói rồi, lão quay người, nhấc vài viên gạch đặt bên cạnh bục sưởi dưới
kháng lên, thò tay vào trong rồi lấy ra một cái hộp gỗ vuông vức màu vàng đậm,
to gần bằng chiếc hộp đựng giầy.

Thì
ra lò sưởi vẫn đang đốt lửa, thảo nào trong phòng nóng hừng hực, ông già này giữa
mùa hè mà còn đốt lò sưởi, xem ra cũng không bình thường chút nào. Thế nhưng, tôi
lại nghĩ đến chiếc hộp gỗ màu đỏ mà ông nội đã trao cho tôi, hồi đó nó cũng được
ông giấu bên trong chiếc kháng, xem ra tất cả những người già đều có chung một
thói quen là nhét tất cả những đồ quý hiếm ở ngay dưới chỗ mình nằm. Nhắc đến
chiếc hộp, tôi mới nhớ ra, với khả năng hiện tại, tôi chắc đã có thể mở được
nó, đợi khi trở về tôi nhất định phải mở ra để xem ông nội cất bảo bối gì trong
đó mới được.

Hứa
Liên Tăng đặt chiếc hộp lên mặt bàn, rồi nhấc nắp ra, quả nhiên đó là một chiếc
hộp trơn không chạm khắc hay khảm đính thứ gì, chỉ là hai mảnh gỗ úp lại với
nhau. Bên trong hộp phủ một lớp vải nhung đỏ, bên trên đặt một chiếc đĩa sứ, viền
ngoài màu vàng, mép đĩa hơi uốn lượn giống như một bông hoa cúc. Phía dưới đế
là màu trắng, lòng đĩa vẽ bốn mĩ nhân thời cổ đại rất xinh đẹp, màu sắc sống động,
từ ánh mắt đến cơ thể đều toát lên vẻ quyến rũ, giống y hệt người thật, thậm
chí cô gái đứng ngoài cùng bên trái có nét mặt gần giống với chị Giai Tuệ.

Hứa
Liên Tăng cẩn thận nhấc chiếc đĩa ra, rồi vừa nâng niu nó trên tay vừa kể rằng
chiếc đĩa này gọi là Dương Ám Bình Phanh Hoa Khẩu Ngũ Sắc Mĩ Nữ. Cái tên vừa
dài vừa khó hiểu, ngoài từ “mĩ nữ” ra, những từ khác tôi không biết nó mang ý
nghĩa gì.

Chị
Giai Tuệ liền tò mò hỏi lại:


Tại sao ông lại phải cất chiếc đĩa vào trong lò sưởi ạ?

Hứa
Liên Tăng lim dim mắt giải thích: Đồ sứ về bản chất là đất sét do nung qua lửa
mà thành, dựa vào nguyên lí tương sinh trong ngũ hành là hỏa sinh thổ, nên tất
cả những đồ sứ quý hiếm luôn phải được nuôi dưỡng trong môi trường nhiệt độ
cao, như vậy mới có thể kéo dài tuổi thọ và giữ nó toàn vẹn như mới. Thậm chí đến
chiếc hộp này cũng phải làm bằng gỗ tùng, vì đồ sứ quý hiếm ngày xưa thường được
nung bằng loại gỗ tùng trên núi mới giữ được nhiệt cao. Tôi ngỡ ngàng lắng
nghe, xem ra làm đồ sứ cũng thực sự rất cầu kì.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.