Trăng Sáng Trên Lầu Bắc

Chương 27: 27: Tế Thiên



Sau hành trình nghỉ ngơi ngắn hạn ở điền trang Ngọc Bích, khi quay về thành Vi Thái phó lại bận bịu nhiều việc.
Hoàng hậu đã mang long thai đến tháng thứ tám, gần đến ngày sinh, thai này của Hoàng hậu không quá dễ mang, từ lập đông thân mình đã nặng nề, không có tinh lực chưởng quản hậu cung, phượng ấn cũng giao cho phi tần khác.

Thai của Nga phi cũng được bảy tháng rồi, không biết ả dùng lời ngon tiếng ngọt gì dụ dỗ Hoàng đế ngày ngày bên cạnh, Hoàng hậu không quản nổi.

Nga phi đắc sủng, ngày qua ngày phong quang vô hạn.
Bên trong Khôn Ninh cung, Lưu bà tử đem chén thuốc đen từ khay cung nữ cầm cho Hoàng hậu.

Lưu bà tử dùng châm bạc thử, rồi lấy muỗng bạc múc ra một thìa, tự bản thân dùng trước, một khắc say khi thuốc nguội bớt mới dâng lên tay Hoàng hậu.
Hoàng hậu nửa nằm trên tháp quý phi, nàng năm nay đã hai mươi ba tuổi, dung mạo xinh đẹp lại mặn mà, mặc cung trang xích hoàng, tóc vấn tam kế đơn giản, cài trâm phượng.

Dù mang thai làm cho sắc mặt mệt mỏi nhưng cũng không thiếu đi phần ung dung hoa quý.

Móng tay nàng sơn đỏ, nhẹ nhàng cầm bát thuốc đã nguội, một hơi uống cạn.
Dung cô cô bên cạnh đã chuẩn bị nước trà cùng ống nhổ, Hoàng hậu dùng xong khắc có cung nữ đến dọn dẹp.

Bên cạnh Hoàng hậu luôn có mười tám Đại cung nữ thiếp thân, Khôn Ninh cung lại có ba mươi sáu cung nữ nhị đẳng, từng tầng từng tầng mà phục vụ Hoàng hậu.
Vì mang thai nên Hoàng hậu không điểm dung, môi tái nhợt, nhan sắc không còn diễm lệ công kích nữa mà mềm mại yếu ớt.

Vừa mới uống một chén thuốc dưỡng thai nên nàng không mấy dễ chịu, thêm thân mình nặng nề quấy rối, Hoàng hậu nhắm mắt tựa đầu vào gối muốn thiếp đi.

Dung cô cô bên cạnh lấy khăn lau mồ hôi cho Hoàng hậu, thấp giọng động viên: “Nương nương, không thể ngủ, hôm nay nương nương đã ngủ quá nhiều rồi.

Thái y nói phải hoạt động nhiều chút, khi sinh hạ long tử mới dễ dàng.”
Hoàng hậu cau mày liễu, chậm rãi mở mắt: “Bổn cung mệt mỏi, không muốn động.”
Dung cô cô không từ bỏ: “Nương nương hảo nghĩ lại, nô tỳ biết nương nương khó chịu, nhưng đây là việc nên làm, hãy nghĩ đến tiểu điện hạ trong bụng…”
Hoàng hậu như bị chọc cười: “Nào biết được là điện hạ hay công chúa, ma ma nói lời hay cũng quá sớm rồi…”
Dung cô cô thấp giọng nói bên tai nàng: “Là…!thái y xem qua, bảo thai này có khả năng cao là tiểu điện hạ, nô tỳ mới buột miệng…!Lại nói, Nga phi bên kia, không biết là tiểu điện hạ hay công chúa?”
Hoàng hậu cầm khăn tay Dung cô cô dâng, che miệng cười khẽ: “Này đó, đương nhiên cũng là nam thai, nếu không sao xứng với công sức bươn chải trước sau của Nga phi, chính là Hoàng thượng yêu thích bộ dáng mềm mại đáng yêu của nàng…”
Hoàng đế cả đời ngu dốt, bị những nữ nhân mềm mại không có lực công kích xoay vòng vòng, phong lưu ái tình quả thật hại người.
Nga phi từ lúc bị Hoàng hậu vạch trần chuyện hoài long tử đã bị dọa đến mau điên rồi, Hoàng hậu chưa kịp có động tác gì, ả đã bám víu vào gốc đại thụ Hoàng đế như sợi rơm cứu mạng.

Hoàng đế hồ đồ sống qua ngày, không biết nghe Nga phi thì thầm bên gối cái gì, để ý ả ta như bảo bối, cả ngày túc trực ở Trữ Tú cung, cứ như sợ hãi long chủng trong bụng sẽ bị Hoàng hậu một chén tổ yến tiễn xuống Hoàng tuyền.
Hoàng đế cũng thật nhịn được mấy tháng ròng không lâm hạnh phi tần khác, cũng không tổ chức cung yến vui chơi nữa, hết sức hạn chế gặp mặt Hoàng hậu.

Hoàng hậu cười khẽ, bản thân Hoàng đế có tật giật mình, chút gió thổi cỏ lay đã tâm thần hoảng hốt.

Nàng ở Khôn Ninh cung ngàn vạn điều lành còn chưa hưởng xong, bận rộn dưỡng tốt long tử trong bụng, nào có tinh lực để ý những thứ này.
Dù sao thúc thúc cũng đã căn dặn mình dưỡng tốt thai này.

Hoàng hậu vuốt ve bụng, trong lòng nảy sinh một ít nhu mì; Hoàng đế ngu xuẩn đi tìm chết, không biết rằng bảo hộ càng kỹ Nga phi, thúc thúc càng chướng mắt gã; chỉ có đứa trẻ này, sau này mới đem lại cho bổn cung phong quang vô hạn.

Đầu mày Hoàng hậu đều là nét hiền hòa, khẽ thì thầm: “Con nhất định phải là nam thai…!Bổn cung không có nhiều thời gian như vậy, thúc thúc đã muốn không kiên nhẫn rồi.”
Nghĩ đoạn, Hoàng hậu mỉm cười, che bụng đứng dậy: “Ma ma nói phải, mau dìu bổn cung đi một chút, tốt cho tiểu điện hạ.”
Lưu bà tử vội vàng đáp ứng, trông đợi tiểu điện hạ ra đời.

Đứa nhỏ này, chính là đích trưởng hoàng tử của Thiên Trị đế, là thiên hoàng quý trụ, sinh ra đã cao quý khôn cùng.
**
Lễ Tịch điền sẽ diễn ra vào hai mươi chín tháng hai, phải xuất phát trước một ngày.

Địa điểm định trước là núi Giao Vỹ cách kinh thành ba mươi dặm.

Dưới chân núi Giao Vỹ là thôn Giao Vỹ, nơi có một nhánh sông Cửu Sắc chảy qua.

Sông Cửu Sắc là sông lớn nhất Trần Quốc, bắt nguồn từ cao nguyên Morange của người Nậm chảy dọc theo hướng đông bắc – tây nam, cả con sông chia làm ba nhánh len lỏi khắp lãnh thổ Trần quốc.

Sông vào tiết tháng ba nước lớn, hai bên bờ nở nhiều hoa liễu, hoa dương, trăm hoa khoe sắc rơi xuống lòng sông nhuộm thành nhiều màu nên có tên Cửu Sắc.

Nơi có sông Cửu Sắc chảy qua nguồn nước dồi dào, ruộng đồng tươi tốt nên đa phần sẽ được chọn làm ruộng ngự, trực thuộc quyền của vương công quý tộc và được sử dụng trong lễ Tịch điền.
Đoàn tham dự lễ Tịch điền lên đến hàng ngàn người, vô cùng long trọng, vì năm ngoái mất mùa nên năm nay tế thiên phải làm đặc biệt lớn.

Đội ngũ quan viên đi theo đã lên đến hàng trăm, cấm vệ quân, thập vệ quân thiếp thân của Hoàng đế đã nâng số lượng lên mấy ngàn, đội ngũ cực kì đồ sộ.
Hoàng đế ngồi trên xa giá bốn ngựa kéo, long trọng xa hoa.

Quan viên ngồi xe ngựa gỗ, bên ngoài treo cờ hiệu.

Cấm vệ quân cưỡi ngựa bảo vệ vua quan bên trong vòng tròn.
Vi Thái phó đương nhiên có mặt trên chiếc xe ngựa gần xa giá Hoàng đế nhất, bên ngoài xe ngựa có treo cờ Vi thị Định Quốc công, quan viên đã quen gọi hắn là Thái phó, lắm kẻ quên mất kì thật Vi Bắc Lâu còn có một chức danh khác là công hầu, có thực ấp, chỉ dưới mỗi thân vương.
Đoạn đường đi ngắn ngủi mà nhàm chán, vì quan lại không được phép mang theo gia quyến, hiển nhiên Vi Thái phó cũng một thân một mình.

Vi thị trừ hắn ra chỉ có một ngũ phẩm quan được theo, nói Vi thị là gia tộc lớn, cũng thật không phải.
Vi Bắc Lâu chìm vào suy tư, bất tri bất giác lại nhớ thiếu niên, mọi khi ở nhà một ngày cũng chỉ gặp nhau được buổi tối, thế nhưng khi đi xa tâm tình có chút khác biệt, chắc là cái mà người ta gọi là nhớ nhung, hành tương ti, tọa tương ti, lưỡng xứ tương ti các tự tri, tương tư cách vị thùy.
(Trích từ bài Trường Tương Tư của tác giả Hướng Hạo:
Dịch thơ:
Đi cũng nhớ
Ngồi cũng nhớ
Nhớ nhau hoài từ hai nơi xa cách
Bởi vì ai nhung nhớ mãi không thôi)
**
Bởi vì xuất phát sớm, trời chưa tối đã đến hành cung.

Hành cung được đặt là Hải Yến cung, chỉ là một cung thất nhỏ được xây làm chỗ nghỉ chân cho Hoàng đế mỗi năm một lần vào lễ Tịch điền, cách thôn Giao Vỹ cực gần, chỉ khoảng vài dặm.

Hoàng đế cả người mệt mỏi được mời vào chính điện, vì cung điện nhỏ nên chỉ đủ phòng cho một nửa quan lại, nửa còn lại phải dựng liều trại cùng cấm quân.

Vi Thái phó hiển nhiên không cần chịu đãi ngộ này; Tổng quản thái giám vô cùng khách khí mời hắn đến thiên điện nghỉ ngơi.
Hoàng đế có hơi sợ hắn, vừa nãy lúc xuống xe ngựa cũng không dám ngoảnh đầu nhìn, cắm cúi đi về phía trước.

Vi Bắc Lâu vuốt cằm, bộ dáng lén lút này, cứ đem hắn làm hồng thủy mãnh thú mà sợ, nào có phong thái của bậc đế vương.

Vi Thái phó nhìn bộ dáng không nên thân của Hoàng thượng chậm rãi nhớ lại một chút chuyện xưa.

Nhớ tới mật chiết Hoàng hậu truyền đến, nhất thời nhếch môi cười.
Thôi, cứ để bọn họ thư thả mấy hôm đi.
**
Khi canh giờ vừa điểm, Hoàng đế bước lên đài, phất tay vái lạy trời đất, ngôn quan đứng bên cạnh thanh thanh giọng ngâm xướng: “Hàn lai Thử Vãng, Thu thu Đông tàng…!Rét đến rồi đi nóng tiếp sang, tiết thu gặt hái mùa màng, đông thì cất giữ lương ăn đủ, cho tới xuân về dạ mới an…!Nay Thiên Trị Đức Thánh Minh Trần đế, lấy trăm thạch ngũ cốc, bò dê một trăm, kim ngân, ngọc thạch, rượu trắng…dâng cho thượng thiên nông thần, phù hộ Thiên Trị năm thứ sáu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa.”
Khấn trời đất, đọc tế văn, thắp nhang, điểm đèn, dâng tế phẩm.

Đến khi hương tàn, Hoàng đế phải dẫn đầu cày một luống.

Cận thần giúp Hoàng đế cởi long bào hoa lệ, khoác lên áo nâu may bằng vải bông, lại giúp Hoàng đế thay giày, phục sức, đổi thành bộ dáng đơn giản của nông dân.

Hoàng đế xuống ruộng cày một luống nhỏ, kì thật không phải làm gì nhiều, Lễ bộ đã chuẩn bị trâu cày được huấn luyện nghiêm chỉnh, Hoàng đế chỉ cần cầm cày bước đi một hồi là được.

Xong việc thì đổi đến mấy quan viên, Vi Thái phó lấy lí do sức khỏe từ chối từ sớm, lúc này chỉ đứng trêm bờ ruộng nhìn xem cảnh Hoàng đế bộ dáng dính bùn chật vật cùng một đám quan lại tay chân không biết để chỗ nào.

Đặc biệt nhất trong đám chắc chỉ có Lễ bộ Thượng thư Vệ Thi, bộ dáng tuấn mỹ khôi ngô lại thạo việc, hẳn là có luyện tập từ trước rồi..


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.