Những Kỳ Án Ghê Rợn Nhất Thế Giới

Chương 62: Trò chơi của Cậu bé A



Ở Nhật Bản tên sát nhân 14 tuổi nổi tiếng biệt danh Seito Sakakibara (tạm dịch là Tông đồ của Quỷ hoa hồng), kẻ có nhiều biệt danh như Sát nhân Kobe, Hoa hồng của Quỷ, cậu bé A.

Tên thật của thủ phạm đã không được tiết lộ vì luật pháp Nhật Bản bảo vệ danh tính đối với tội phạm vị thành niên. Trong các tài liệu pháp lý còn gọi kẻ sát nhân là “cậu bé A”.

Những vụ án mạng ám ảnh kinh hoàng

1.

Vào ngày 10 tháng 2 năm 1997, vào khoảng 4:30 chiều, trên đường phố Kobe, Nhật Bản, hai cô bé học tiểu học bị cậu bé A tấn công bằng vồ từ phía sau, và một trong số đó bị thương nặng.

Cô bé chứng kiến ​​cho biết tên sát nhân mặc áo đồng phục, tay xách cặp đi học. Người cha biết chuyện yêu cầu trường trung học nơi cậu bé A đang theo học cung cấp ảnh học sinh để con gái ông xác định được thủ phạm. Tuy nhiên, nhà trường đã từ chối yêu cầu thông qua cảnh sát, vì vậy sau khi người cha trình báo vụ án mạng với cảnh sát, ông đã yêu cầu xác định ảnh của học sinh nhưng vẫn không thể nhận được câu trả lời từ phía nhà trường

2.

Sau đó, tên sát nhân đã ra tay giết hại một cô bé khác. Cái chết của cô bé cũng là nguyên nhân khiến hắn ta bị bắt sau này vì để lộ sơ hở. Lúc bị bắt Sakakibara đã khai nhận với cảnh sát rằng hắn đã dùng búa để sát hại Ayaka Yamashita ở trường trung học Tomogaoka.

Vào lúc 12h25 trưa ngày 16 tháng 3, cô bé tên là Ayaka Yamashita 10 tuổi gặp một thiếu niên đang đi tìm nhà vệ sinh ở trường. Khi cô bé dẫn cậu thiếu niên vào nhà vệ sinh, cậu nói với cô bé : “Hãy quay mặt lại, anh muốn cảm ơn em”, và sau đó hắn dùng một cái búa mà không có bất kỳ lời giải thích nào đập vào đầu bé gái và nạn nhân đã tử vong ngay sau đó.

( hình ảnh cô bé Ayaka Yamashita )

Vào thời điểm đó, cách hiện trường khoảng 200 mét, có một bé gái nhân chứng khác đã chứng kiến toàn bộ. Bé gái bị kẻ sát nhân dùng lưỡi dao dài 13cm đâm vào bụng khi đang tẩu thoát. Rất may là vết thương không sâu lắm. Cô bé nhỏ đã được cứu sống

Sau vụ tấn công ngày 16 tháng 3, hắn ta còn viết trong nhật ký :

“Tôi đã thực hiện các thí nghiệm thiêng liêng ngày hôm nay để xác nhận con người mong manh dễ vỡ đến mức nào… Tôi đã nện cây búa xuống, khi cô gái đó quay lại đối mặt với tôi.

Tôi đã đập đầu cô ta một vài cái nhưng quá hưng phấn để nhớ rõ. Mẹ tôi nói sau khi xem tin tức: “Cô bé đáng thương, cô bé bị tấn công đã chết…”

Không có dấu hiệu gì cho thấy là tôi sẽ bị bắt, cảm ơn Shinigami (thần chết), hãy tiếp tục phù hộ tôi”

3.

( hình ảnh nạn nhân xấu số Jun Hase )

Vào ngày 24 tháng 5, sau khoảng 1:30 chiều, cậu bé Jun Hase 11 tuổi đang trên đường đến nhà ông nội đã gặp cậu bé A. Cậu bé bị kẻ sát nhân dụ đến cầu với lý do “xem rùa xanh” rồi siết cổ cho đến chết.

Một ngày sau, kẻ sát nhân quay lại hiện trường, chặt đầu cậu bé, cho vào túi ni lông mang theo rồi về nhà rửa đầu cho cậu bé. Cùng ngày, cảnh sát mở cuộc tìm kiếm Jun Hase mất tích nhưng vô ích. Đêm đó, cảnh sát thậm chí đã thẩm vấn kẻ tình nghi cậu bé A khi hắn vừa loại bỏ vũ khí giết người.

Trong biên bản giám định tâm thần sau này của cậu bé A, người ta chỉ ra rằng cậu bé A đã phóng tinh vào xác chết và rạch các vết thương trên mặt để uống máu.

( hình ảnh cảnh sát khám nghiệm hiện trường trước cổng trước trường tiểu học Tainohata )

Vào ngày 27 tháng 5, một ngày mà học sinh trường tiểu học Tainohata ở Kobe không thể nào quên, bởi khi đến trường, các em phát hiện một cái đầu đẫm máu trước cổng. Đó là những gì còn lại của Jun Hase, thi thể không còn nguyên vẹn, thủ cấp của cậu bé 11 tuổi đứt lìa do bị cưa, kèm theo nhiều vết cắt xẻo đẫm máu, kẻ giết người ra tay quá sức tàn bạo. Đầu của Hase được để trước cổng trường trước khi mặt trời mọc để học sinh có thể phát hiện khi chúng đến trường.

Người ta tìm thấy trong miệng của Jun Hase một tờ giấy được viết bằng mực đỏ :

( hình ảnh tờ giấy in mực đỏ )

Nội dung : “Đây chỉ là khởi đầu của trò chơi… Hãy cố gắng ngăn tao nếu có thể, cảnh sát ngu ngốc… Tao rất muốn thấy mọi người chết, có một sự hưng phấn khi giết người. Một bản án đẫm máu cho bọn mày là cần thiết để bù lại những năm tháng cay đắng của tao”

Thông điệp được ký tên bằng tiếng Nhật và tiếng Anh có nghĩa là : “Sakakibara School Killer”. Sakakibara có nghĩa là “tửu quỷ sắc vi”, trong đó sắc vi có nghĩa là “hoa hồng”, cảnh sát Nhật Bản xác định rằng cách thức gây án của sát nhân Sakakibara là bắt chước theo Zodiac Killer nổi tiếng ở San Francisco vào những năm 1960.

Ngày 6/6, một lá thư được gửi đến tòa soạn báo Kobe Shimbun, bức thư dài 3 trang, dài 1400 từ, trong đó Sakakibara một lần nữa thách thức cảnh sát khi đe dọa sẽ giết thêm 3 người mỗi tuần.

“Nào, chỉ là trò chơi sắp bắt đầu mà thôi, tao buộc phải đặt tính mạng mình vào rủi ro, bởi vì tao sẽ bị treo cổ nếu bị bắt. Cảnh sát sẽ giận dữ hơn và truy tìm tao gắt gao hơn, nhưng tao chỉ tìm được bình an khi giết người mà thôi, chỉ khi làm bọn chúng đau thì nỗi đau của tao mới được xoa dịu. Chính hệ thống giáo dục bắt buộc đã khiến tao trở thành kẻ vô hình”

Trong cơn hoảng loạn, truyền thông Nhật Bản ban đầu đã gọi nhầm cái tên “Sakakibara” thành “Onibara” – “Quỷ hoa hồng”. Bực mình vì điều này, Sakakibara tiếp tục gửi đến những thông điệp mới, đe dọa nếu còn gọi nhầm tên, hắn sẽ còn giết thêm nhiều người nữa :

“Từ bây giờ, nếu bọn mày đọc sai tên của tao hoặc làm hỏng tâm trạng của tao, tao sẽ giết ba đứa “rau” mỗi tuần… Nếu bọn mày nghĩ tao chỉ có thể giết trẻ em thì nhầm rồi”

Trong thông điệp này, “rau” chỉ những người có khiếm khuyết về mặt tinh thần và thể chất, ví dụ như những đứa trẻ khờ khạo, chậm tiến (tương tự như nạn nhân trước đó Jun Hase – một đứa trẻ thiểu năng), hung thủ Sakakibara thể hiện sự khinh miệt đối với những đứa trẻ khiếm khuyết.

Nội dung đầy đủ của bức thư theo báo Kobe:

Lần trước khi lên đường, tao tình cờ thấy chiếc TV đang chiếu, tao xem đoạn đó và nghe phóng viên đọc tên tao thành Onibara. Đó là một hành động cực kỳ dại dột chẳng hạn như đọc sai tên một người. Những dòng chữ viết trên mặt giấy cũng không phải mật mã khó hiểu, không phải từ khác, đó là tên thật của tao và tao không nói dối. Tao có cái tên đó kể từ thời điểm tao tồn tại, và tao đã quyết định mình muốn làm gì. Nhưng điều đáng buồn là tao không có nguồn gốc. Cho tới bây giờ đều không được gọi bằng tên của chính mình. Nếu đó là thời điểm tao sinh ra, tao sẽ không làm những hành động như đặt một cái đầu bị cắt đặc biệt ở cổng chính của trường trung học cơ sở

Cũng có thể thích được giết người một cách lặng lẽ nếu mày muốn làm mà không ai phát hiện ra. Tao cố tình nổi bật trong thế giới, tao vẫn đang, và sẽ tiếp tục tồn tại một cách minh bạch trong tương lai, ít nhất là một người thực sự tồn tại trong tưởng tượng của bọn mày, xin hãy nhận ra tao. Đồng thời, tao sẽ thực hiện giáo dục bắt buộc như một người minh bạch, và tao không quên trả thù xã hội đã sinh ra thứ giáo dục bắt buộc này. Nhưng đó chỉ là để trả thù, chỉ để trút bỏ gánh nặng hiện tại đang mang khi tao không thể có được tất cả.

Ở đó, tao đã cố gắng thương lượng với tư cách là một người bạn, người duy nhất tồn tại trong suốt như tao trên thế giới này.

Vì vậy, tao nói : “Nếu mày muốn trả thù một cách xứng đáng mà không phải đau khổ, sở thích của mày có ý nghĩa mục đích và giết người là một trò chơi. Hãy trả thù như một trò chơi, và thay đổi sở thích của mày từ giết người sang trả thù. Vậy thôi, tao không có gì cả và những thứ đã mất, tao nghĩ mày có thể tạo ra một thế giới mới không phân biệt trên dưới “. Tao bắt đầu trò chơi giết chóc này bằng cách như vậy

Nhưng bây giờ tao không hiểu tại sao tao lại thích giết người. Khi tao giết người, tao có thể giải tỏa nỗi hận thù thường ngày của mình, và tao có thể hạnh phúc. Chỉ có nỗi đau của con người mới có thể xoa dịu nỗi đau của tao

Câu cuối cùng, bức thư này nói chung là có thể hiểu được, nhưng tao có một lòng tham hơn bình thường đối với sự tồn tại của mình. Kết quả là tên của chính tao đã bị đọc sai, và tao không có đủ kiên nhẫn để làm bẩn sự tồn tại của mình. Bây giờ, khi tao hỏi về cảnh sát hiện nay, tao thấy chúng phiền phức như thế nào, tao nhìn vào trái tim của mình và tao nghĩ không phải là tao cố ý lừa dối người khác. Không có ý định xóa sổ sự tồn tại của tao. Tao đặt cược mạng sống của mình vào trò chơi này. Nếu bị bắt, e rằng treo cổ xong. Vì vậy, cảnh sát thậm chí không liều mạng, nhưng càng thêm tức giận và kiên trì theo dõi tao. Tao sẽ đọc lại tên mình từ bây giờ,

Và nếu có bất cứ điều gì như đọc sai tên tao làm hỏng tâm trạng tao thì tao sẽ loại bỏ ba đứa rau một tuần.

Bọn mày chỉ nghĩ rằng tên tội phạm này sẽ chỉ giết thêm trẻ em là sai.

Khả năng giết người thứ hai – tao sẽ –

Mặt sau của bức thư là chữ ký: Seito Sakakibara

Mỗi lần tao nhìn bầu trời đêm, tao nhớ nó

( hình ảnh các bức thư của tên sát nhân )

Thời gian sau đó, cảnh sát siết chặt vòng vây khiến Sakakibara khó có thể gây án thêm.

Tên sát nhân Quỷ hoa hồng là ai?

Trong quá trình điều tra vụ án, cảnh sát từng nghi ngờ kẻ sát nhân là một người đàn ông trong độ tuổi từ 20 đến 40.

Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, cậu bé A cũng bị thẩm vấn nhiều lần. Điều tra bí mật, bao gồm cả việc yêu cầu chữ viết tay của cậu bé A từ trường của cậu bé A, và việc cô gái bị tấn công vào tháng 2 đã nhận ra cậu bé A, cảnh sát kết luận rằng cậu bé A có liên quan đến vụ án. Quả nhiên kết quả cho thấy kẻ sát nhân chính là cậu bé A

Vào thời điểm xảy ra vụ án, kẻ sát nhân mới 14 tuổi và tên thật là Higashi Shinichiro.

Hắn bắt đầu mang theo vũ khí cắt khi vẫn còn học tiểu học, và viết trong nhật ký rằng : “Tôi có thể giảm bớt sự tức giận khi cầm một con dao sinh tồn hoặc kéo quay như một khẩu súng lục”

Ở tuổi 12, hắn ta tỏ ra cực kỳ tàn ác với động vật, xếp ếch thành hàng trên đường phố và dùng xe đạp đè lên chúng, cũng như cắt thịt mèo và chặt đầu chim bồ câu.

( hình ảnh tên sát nhân biệt danh cậu bé A )

Vì chưa đủ tuổi để chịu trách nhiệm hình sự nên hung thủ chỉ bị quản thúc trong 2 năm. Phán quyết của tòa dẫn đến làn sóng phẫn nộ trong quần chúng bởi vì tội ác của Sakakibara là rất rõ ràng, tàn nhẫn và có chủ đích.

Một số người, bao gồm Shōjirō Gotō (luật sư từng giải quyết nhiều vụ tố cáo sai), Hidehiko Kumagai, và Nobuyoshi Iwata (cựu hiệu trưởng trường trung học cơ sở mà cậu bé A từng theo học), cho rằng cậu bé A đã bị buộc tội sai và chỉ ra mâu thuẫn trong lời khai của cơ quan điều tra. Vài ví dụ họ đưa ra :

– Cảnh sát điều tra cho biết một trong những vụ giết người được thực hiện bởi một người thuận tay trái –  Cậu bé A thuận tay phải.

– Lời thú nhận của cậu bé A chứa đựng nhiều câu nói ngớ ngẩn và tuyên bố những điều mà một đứa trẻ 14 tuổi sẽ không thể làm được.

– Cậu bé A bị điểm kém, nhưng lời thú nhận của cậu ấy rất phức tạp (khó hiểu) và chứa đựng nhiều hình ảnh diễn đạt và mô phỏng phức tạp.

Đến năm 2002, khi mẹ của cậu bé A tới thăm hắn trong tù và hỏi rằng hắn có thực sự giết người không thì Sakakibara đã quả quyết là chính hắn gây ra tội ác.

Nguyên nhân dẫn đến tâm lý biến thái của tên sát nhân

Đi tìm nguyên nhân khiến Sakakibara sát hại trẻ em một cách dã man như vậy, các chuyên gia nhận thấy rằng hồ sơ tính cách của thiếu niên 14 tuổi này là một trường hợp điển hình của hội chứng “hikikomori” – tự giam cầm trong phòng, không giao tiếp với bất kỳ ai và nảy sinh những suy nghĩ lệch lạc.

Trong một phân tích về vụ án, nhà báo Gamal Nkrumah đã viết: “Điều tồi tệ nhất về vụ án Sakakibara là người ta có thể đã ngăn chặn được nó. Tuy nhiên, cả gia đình thủ phạm cũng như Nhật Bản không chú ý đến những dấu hiệu báo trước. Trẻ em Nhật Bản phải đối mặt với một kỳ thi cực kỳ khó khăn ở tuổi lên 6. Thành tích vào một trường tiểu học tốt sẽ quyết định toàn bộ tương lai của chúng”.

Cha mẹ của Sakakibara cũng không ngoại lệ. Họ gây áp lực cho đứa con đầu lòng của mình phải trở thành học sinh xuất sắc ở trường, mặc dù chuyên gia cảnh báo rằng Sakakibara không ổn định về mặt tinh thần. Sakakibara thường xuyên hành hạ và giết hại động vật như một “sở thích”. Từ động vật, đứa trẻ này bắt đầu tấn công các bé gái trên đường đến trường.

Ngoài góc độ “hikikomori”, các nhà phân tích và nhà tâm lý học đã tìm thấy một số điểm tương đồng đáng lo ngại giữa Sakakibara với kẻ giết người hàng loạt Tsutomu Miyazaki. Giống như “sát nhân Otaku” năm 1989, Sakakibara rõ ràng đã hướng đến con đường bạo lực ngay từ đầu.

Ảnh hưởng của vụ án

Ở Nhật Bản vào thời điểm đó, người dưới 16 tuổi không thể bị buộc tội như người trưởng thành và được bảo vệ danh tính. Chính vì vậy, Sakakibara hay “cậu bé A” không phải chịu bất kỳ bản án nào và được gửi đến trường giáo dưỡng đặc biệt dành cho những người phạm tội vị thành niên ở Fuchu, phía Tây Tokyo, vào tháng 10/1997 để được tư vấn và điều trị tâm thần.

Cách xử lý một kẻ giết người điên loạn ở tuổi vị thành niên đã gây ra những tranh cãi ở Nhật Bản. Trong khi luật sư bào chữa của “cậu bé A” đề nghị dư luận không nên làm ầm ĩ sự việc vì điều đó khiến cho đứa trẻ này khó tái hòa nhập với xã hội. Trong khi đó, gia đình của các nạn nhân đã hối thúc Chính phủ cung cấp cho họ thông tin về hung thủ. Một số người thân của nạn nhân đặt câu hỏi rằng liệu đứa trẻ sát nhân kia có thực sự biết hối lỗi hay không. Năm 2000, trường hợp của Sakakibara đã khiến Nhật Bản phải hạ tuổi chịu trách nhiệm hình sự từ 16 xuống 14.

Trong một động thái bất ngờ vào ngày 11/3/2004, Bộ Tư pháp Nhật Bản tuyên bố, Sakakibara, 21 tuổi, sẽ được trả tự do sau 6 năm quản thúc ở trường giáo dưỡng. Dư luận ngay lập tức dấy lên sự lo ngại khi một kẻ giết người như Sakakibara được tự do ngoài xã hội. Nhiều ý kiến đã đề nghị “cậu bé A” này khi đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự cần được chuyển đến nhà tù.

Trước một phần sức ép của dư luận, cũng như tính chất cực đoan của tội ác, Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện một số biện pháp giám sát nghiêm ngặt. Việc trả tự do cho Sakakibara đã được công bố công khai cho công chúng và gia đình của nạn nhân sẽ được thông báo định kỳ về nơi ở của kẻ sát nhân này.

Sách tự truyện của tên sát nhân

Vào tháng 6 năm 2015, Sakakibara, khi đó 32 tuổi, đã phát hành một cuốn tự truyện thông qua Nhà xuất bản Ohta có tựa đề Zekka (Tuyệt Ca), trong đó hắn tuyên bố bày tỏ sự hối tiếc về tội ác của mình và kể lại các vụ giết người một cách chi tiết với hình minh họa. Cuốn sách đã bán rất chạy bất chấp phản đối của gia đình các nạn nhân.

( hình ảnh cuốn sách tự truyện của tên sát nhân được bày bán )

Hành vi này khiến người đời thêm phẫn nộ, bọn họ kịch liệt lên án hành vi kiếm tiền hèn hạ này, có kẻ châm biếm rằng mọi tên giết người nổi tiếng ở Nhật (nếu không bị tử hình) đều sẽ kết thúc là tác giả viết sách best seller. Không dừng lại ở đó, Sakakibara còn dựng một trang web đăng hình khỏa thân nam giới, người mẫu trong ảnh được cho rằng chính là bản thân hắn.

Trong cuốn sách, Sakibara thừa nhận đã có những mộng tưởng tình dục đầy rối loạn và nói rằng mình đã thực hiện một hành động “ghê tởm hơn cả giết người” trong phòng tắm khoá trái ở nhà sau khi mang cái đầu bị cắt rời của cậu bé về từ ngọn núi gần đó.

Quả thực, do những hành động tàn ác mà Sakakibara đã thực hiện, độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự ở người thành niên đã giảm từ 16 xuống 14 tuổi. Sakakibara được lệnh tạm tha từ một trại cải tạo y tế cho thanh thiếu niên vào năm 2004 và được thả về xã hội một năm sau đó.

Trong cuốn hồi kí, hắn thuật lại không chỉ “nỗi đê mê” mà hắn cảm thấy khi phạm tội mà còn miêu tả cuộc sống lao động của mình sau khi được thả và cách hắn tránh đụng chạm với mọi người.

Công ty xuất bản Ota, với sự ra mắt của “Hướng dẫn hoàn chỉnh cho việc tự sát” (The Complete Manual of Suicide) đã trở thành một nhà xuất bản thành công với độc giả chủ yếu là thiếu niên và thanh niên ở độ tuổi 20. Họ nhận được bản thảo của Sakakibara vào tháng 3. Nhà xuất bản này giữ quyết định cho in cuốn sách mà không hỏi ý kiến những người thân của nạn nhân.

“Rất hiếm khi có bản tường thuật ghi lại tiếng nói của một tên tội phạm vị thành niên như thế này. Cuốn sách này được viết với nỗ lực truyền tải đến người khác sự bồng bột mà thanh niên này đã trải nghiệm khi phạm tội. Có thể xuất hiện những lời chỉ trích, nhưng bằng việc đưa ra sự thật, tôi nghĩ việc trình bày vấn đề này sẽ rất có ý nghĩa,” Chủ tịch của Nhà xuất bản Ota – Satoshi Oka giải thích lí do xuất bản cuốn sách này.

Mamoru Hase, cha của nạn nhân Jun Hase, đã đưa ra một tuyên bố với giới truyền thông, trong đó ông nói: “Tôi không biết liệu kẻ sát hại con chúng tôi có xuất bản cuốn sách này để kéo dài thêm nỗi đau khổ vô tận của chúng tôi hay không? Nó cho thấy hắn ta không thực sự cảm thấy tồi tệ về đang làm những gì hắn đã làm. Tôi ước gì cuốn sách này sẽ được lấy ra ngay lập tức và không còn bản in nào nữa. “

( hình ảnh Sakakibara lúc ngoài 30 tuổi được trả tự do và xuất hiện trên một toa tàu chỗ công cộng )


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.