Công việc điều tra hiện trường – Kỳ 1: Từ phim ảnh đến đời thực
Với những fan hâm mộ series Crime Scene Investigation, hẳn các bạn đã quen thuộc với cảnh những nhà điều tra tìm kiếm, thu thập bằng chứng tại hiện trường tội ác, làm những vết máu bất chợt xuất hiện, vạch mồm từng cái xác một và nhiều người cho rằng, những tên tội phạm chỉ cần nghiên cứu kỹ lưỡng quy trình này là đã có thể dễ dàng qua mặt những nhà điều tra.
Nhưng liệu Hollywood có mô tả chính xác những gì vẫn đang diễn ra? Liệu các nhà điều tra có luôn đi theo những mẫu DNA của mình tới tận phòng xét nghiệm? Liệu họ có hỏi cung từng nghi can một và bắt lấy kẻ tội phạm, hay công việc của họ chỉ đơn giản là thu thập chứng cứ tại hiện trường? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sự thực qua bài viết dưới đây.
Khám phá công việc điều tra hiện trường – Kỳ 1: Từ phim ảnh đến đời thật
Điều tra hiện trường là sự kết hợp giữa khoa học, suy luận và pháp luật. Đó là một quá trình nhàm chán, vô vị và kéo dài dường như bất tận. Bằng chứng là mục đích chính của cả quá trình này, bất cứ thứ gì có thể hé mở một chút ánh sáng về những gì đã diễn ra – đó sẽ là mấu chốt để lật tẩy toàn bộ vụ việc. Không có hiện trường nào là điển hình, không có bằng chứng nào là điển hình, và cũng chẳng có cách tiếp cận nào là điển hình.
Ai sẽ có mặt tại hiện trường vụ án?
Cảnh sát: Thường là người đầu tiên có mặt tại hiện trường. Họ sẽ bắt giữ thủ phạm, nếu hắn vẫn còn ở đó và gọi xe cứu thương nếu cần thiết. Họ chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh tại hiện trường để các bằng chứng không bị hủy hoại.
Đội điều tra hiện trường: Phác thảo lại hiện trường và thu thập bất cứ bằng chứng nào họ có thể tìm được.
Khám phá công việc điều tra hiện trường – Kỳ 1: Từ phim ảnh đến đời thật
Công tố viên: Thường có mặt để giúp xác định xem việc điều tra có cần bất cứ thứ giấy tờ khám xét nào, và nếu có, họ sẽ giúp đội điều tra lấy được nó trong thời gian sớm nhất có thể.
Người giám định y khoa: Có thể có hoặc không, họ giúp xác định nguyên nhân cái chết.
Các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau (nhà côn trùng học, tâm thần học..): họ sẽ được gọi đến, nếu bằng chứng cần sự thẩm định của chuyên gia.
Thanh tra: có nhiệm vụ thẩm vấn nhân chứng và hội ý cùng đội điều tra hiện trường. Thông qua việc lần theo lời khai của nhân chứng và dấu vết của các bằng chứng, họ sẽ tìm được lời giải cho vụ án.
Khám phá công việc điều tra hiện trường – Kỳ 1: Từ phim ảnh đến đời thật
Lúc nào cũng vậy, bằng chứng chỉ là một phần của phương trình. Mục đích tối cao của toàn bộ quá trình điều tra là lời thú tội của thủ phạm. Đội điều tra hiện trường sẽ làm mọi thứ: lấy mẫu máu đã đông mà không để lại bất cứ nhiễu vân tay nào, nhặt lấy một vài cọng tóc, đục thủng 1 vài bức tường – họ sẽ làm mọi thứ đều thu thập được những bằng chứng và quan trọng hơn, giữ nó ở trạng thái nguyên vẹn. Từ những thứ này, phòng xét nghiệm sẽ tạo dựng lại hiện trường vụ án, hoặc lạc quan hơn, nhận diện được hung thủ. Nhiệm vụ của họ là khiến những bằng chứng ấy đủ sức nặng trước tòa án.
Công việc điều tra thực sự bắt đầu khi đội điều tra hiện trường nhận được cuộc gọi từ cảnh sát. Toàn bộ quá trình diễn ra như sau:
Đội điều tra hiện trường xuất hiện và đảm bảo hiện trường được phong tỏa chặt chẽ. Họ bước vào hiện trường, có những cảm nhận đầu tiên về nơi này, tìm kiếm bất cứ dấu vết nào cho thấy đã có người dịch chuyển bất cứ thứ nào đó trước khi họ đến. Họ bắt đầu đưa ra những giả thuyết, chỉ dựa trên việc quan sát. Từ những giả thuyết này, họ bắt đầu tìm kiếm những thứ có khả năng sẽ là bằng chứng. Tại thời điểm này, họ chưa hề động vào bất cứ thứ gì tại hiện trường.
Khám phá công việc điều tra hiện trường – Kỳ 1: Từ phim ảnh đến đời thật
Tiếp đó, họ ghi chép lại toàn bộ hiện trường vụ án thông qua việc chụp ảnh. Đôi khi, họ làm điều đó bằng cách quay phim. Họ ghi nhận lại tổng thể hiện trường, và chú ý rất kỹ đến những thứ có thể là bằng chứng. Vẫn chưa có thứ gì được chạm vào.
Giờ mới là lúc cho chuyện đó – bạn phải rất, rất cẩn thận. Mọi thao tác, đánh dấu, ghi số, bao bọc, chỉ 1 sai lầm nhỏ cũng có thể hủy hoại một bằng chứng trị giá ngàn vàng. Bằng chứng này sẽ ngay lập tức được gửi đến phòng thí nghiệm, nơi nó được phân tích về mọi mặt và kết quả trả về sẽ giúp đội điều tra có được hướng đi chính xác nhất.
Sự phân chia công việc tại hiện trường và phòng thí nghiệm khác nhau tùy theo từng đơn vị. Đó là hai công việc hoàn toàn khác nhau – điều tra hiện trường (crime scene investigation) và khoa học pháp y (forensic science). Không phải chuyên gia điều tra hiện trường nào cũng thành thạo mảng khoa học pháp y, và ngược lại, tuy nhiên, cả 2 bên cũng cần có những hiểu biết cơ bản về mảng còn lại, để có được những thao tác đúng đắn, những thao tác để giữ nguyên giá trị của những bằng chứng có lợi.
Điều tra hiện trường là một công việc đồ sộ. Hãy cùng khởi đầu từ giai đoạn 1: Nhận diện hiện trường.
Nhận diện hiện trường
Khi một nhà điều tra được cử đến hiện trường, anh ta sẽ không lập tức cắm đầu cắm cổ đi tìm bằng chứng. Mục tiêu duy nhất trong giai đoạn này là trả lời được câu hỏi: Cuộc điều tra này sẽ đi đến đâu? Từ đó, nhà điều tra sẽ có được cách tiếp cận để tìm và thu thập chứng cứ. Tại thời điểm này, anh ta chỉ sử dụng tai, mắt, mũi, một cái bút và một vài tờ giấy.
Khám phá công việc điều tra hiện trường – Kỳ 1: Từ phim ảnh đến đời thật
Bước đầu tiên, bạn cần xác định được quy mô của hiện trường. Nếu đó là một vụ giết người, chỉ có duy nhất một nạn nhân trong ngôi nhà của anh ta, hiện trường có thể chính là ngôi nhà và khu vực lân cận xung quanh đó. Liệu có chiếc xe nào lảng vảng ở xung quanh? Liệu có vết máu còn rơi rớt dọc con phố? Nếu có, hiện trường sẽ bao gồm tất cả những ngôi nhà ở khu vực lân cận.
Phong tỏa toàn bộ hiện trường, hay bất cứ địa điểm nào khác có tiềm năng trở thành hiện trường – đó là bước tối quan trọng. Hiện trường có còn nguyên vẹn hay không, tất cả đều phụ thuộc vào bước này. Bằng không, đồ đạc sẽ bị dịch chuyển, mưa và gió sẽ gột sạch mọi thứ, những dấu vân tay sẽ bị làm nhiễu, và mọi công lao sau đó của đội phân tích tại phòng xét nghiệm sẽ bị đổ xuống sông xuống bể.
Khám phá công việc điều tra hiện trường – Kỳ 1: Từ phim ảnh đến đời thật
Thông thường, những nhân viên cảnh sát đầu tiên có mặt sẽ phong tỏa khu vực trung tâm hiện trường, nơi mà hiển nhiên toàn bộ vụ việc đã diễn ra. Khi đội điều tra hiện trường tới, họ sẽ nới rộng vành đai phong tỏa. Công việc này bao gồm việc lập ra một vành đai bằng bất cứ thứ gì họ có thể huy động được: barrier, xe cảnh sát…, đồng thời, di tản toàn bộ những người không có liên quan ra khỏi hiện trường. Một vùng an toàn sẽ được lập ra, nơi những nhà điều tra có thể thoải mái thảo luận mà không lo những bằng chứng có thể “vô tình” bị phá hủy.
Bước tiếp theo sau khi đã đảm bảo an toàn cho hiện trường, đó là huy động sự trợ giúp của công tố viên. Bởi quyền tự do riêng tư được tôn trọng khá cao tại các nước phương Tây, bạn không thể tự do khám xét nhà bất cứ ai mà không có trát từ phía tòa án. Những bằng chứng thu được lúc này rất ít có giá trị, nếu không muốn nói là sẽ hoàn toàn bị bác bỏ trước tòa án.
Khám phá công việc điều tra hiện trường – Kỳ 1: Từ phim ảnh đến đời thật
Sau khi đã có trong mình trát khám xét, nhà điều tra sẽ vạch ra một lộ trình trên hiện trường, nơi có ít khả năng có bằng chứng nhất để đề phòng nguy cơ chúng bị phá hủy do việc di chuyển. Với màn dạo mát khởi động này, anh ta sẽ ngay lập tức chú ý đến những yếu tố có thể thay đổi theo thời gian: Thời tiết ra sao? Đây là thời điểm nào trong ngày? Có mùi gì khác thường? Khí gas? Mùi tử thi phân hủy? Có âm thanh nào khác thường? Tiếng nước chảy? Tiếng còi báo động gào rú? Có gì đó dường như không ở đúng chỗ? Hay đã biến mất? Chiếc ghế được dựa vào tường? Một chiếc gối biến mất khỏi giường? Tất cả những chi tiết này cần ngay lập tức được ghi nhận
Họ cũng có thể cần đến sự trợ giúp của các chuyên gia, tùy thuộc vào tính chất của bằng chứng. Vết máu trên trần nhà, hay giòi bọ trên xác chết cần sự phân tích ngay lập tức tại hiện trường – bởi mỗi phút trôi qua, những bằng chứng này sẽ biến đổi.
Đây cũng là lúc những nhà điều tra cần nói chuyện với người đầu tiên phát hiện ra vụ việc. Họ cần biết xem liệu anh ta đã chạm vào thứ gì chưa, cũng như thu thập thêm 1 số thông tin có thể có giá trị. Đây chính là lúc thu hẹp phạm vi hiện trường. Liệu nạn nhân có cãi cọ với ai đó khoảng nửa giờ trước khi cảnh sát tới? Nếu có, cuộc điện thoại đó rất có thể sẽ là một bằng chứng có giá trị. Có tiếng vật lộn nào, sau đó là tiếng nước róc rách chảy xuống? Đây rất có thể là nỗ lực gột sạch dấu vết, và đội điều tra sẽ lập tức tập trung sự chú ý vào phòng tắm, hoặc nhà bếp. Tuy nhiên, đây cũng chính là sai lầm của Hollywood. Phần lớn các nhà điều tra hiện trường KHỐNG nói chuyện với nhân chứng. Họ không được đào tạo chuyên nghiệp về mảng này. Thu thập và xử lý bằng chứng – đó là nghiệp vụ của họ, và nhân chứng là phần việc của các thanh tra cảnh sát.
Những người điều tra hiện trường sẽ dùng những thông tin họ thu thập được để phác thảo ra một cách tiếp cận cụ thể. Không có phương thức nào là điển hình – hiện trường một vụ sát hại 13 người trong một trường trung học và hiện trường một vụ cưỡng hiếp trong xe là hoàn toàn khác nhau. Một khi kế hoạch đã được lập ra, họ sẽ thu thập, ghi hình lại toàn bộ mọi bằng chứng có thể có liên quan – tất cả mọi thứ, để đảm bảo rằng không ai có thể thay đổi được chúng.
Cre: tamlyhoctoipham.com