Tâm Lý Học

Chương 26: C26: 26. Điều Tra Hiện Trường (2)



Công việc điều tra hiện trường – Kỳ 2: Khi bằng chứng là sinh mạng

Mục tiêu tối cao của toàn bộ quá trình điều tra, và đó cũng là tất cả những gì bạn cần để tống 1 tên tội phạm vào tù.

Trong phần trước của bài viết, chúng ta đã tìm hiểu những quy trình cơ bản cũng như những thành phần quan trọng nhất trong một cuộc điều tra hiện trường vụ án. Trong phần tiếp theo này, chúng ta sẽ điểm qua những công việc thu thập bằng chứng, một trong những công việc vô cùng quan trọng giúp cơ quan điều tra có chứng cứ để phá án cũng như buộc tội thủ phạm.

Ghi nhận bằng chứng

Sau màn khởi động đầu tiên, những nhà điều tra hiện trường sẽ tiếp tục lộ trình giống hệt vậy, nhưng lần này là ghi nhận lại các bằng chứng: chụp ảnh, phác họa, ghi chép và có thể là cả quay phim. Công việc sẽ được phân chia đồng đều cho từng người trong đội. Nếu chỉ có một người, đương nhiên anh ta sẽ phải đảm nhận tất cả việc này.

Ghi chép

Điều tra hiện trường – Kỳ 2: Khi bằng chứng là sinh mạng

Công việc này không hề đơn giản như tên gọi của nó. Khoa học quan sát là một trong những mảng họ cần phải được đào tạo thành thục trước khi được cử ra hiện trường. Một người bình thường quan sát thấy một vết màu nâu đỏ trên tấm thoảng, dây ra từ phía tử thi và ghi nhận “máu chảy ra ngoài từ dưới cái xác”, nhưng một chuyên viên điều tra hiện trường sẽ có ghi chép khách quan hơn “chất dịch màu nâu đỏ, lượng nhiều, loang ra ngoài từ dưới tử thi”. Chất dịch này có thể là máu, hoặc dịch phân hủy tử thi. Trong giai đoạn này, những phỏng đoán vô căn cứ là vô cùng nguy hiểm. Công việc của bạn là ghi nhận lại những sự việc khách quan – bạn không được phép đưa ra bất cứ kết luận nào.

Chụp ảnh

Họ chụp ảnh mọi thứ trước khi di chuyển bất cứ đồ vật nào. Ngay cả người giám định y khoa cũng không được phép động vào xác chết chừng nào đội điều tra hiện trường chưa hoàn thành xong thao tác này. Những bức ảnh sẽ được phân làm 3 loại: Tổng thể, trung gian và cận cảnh.

Điều tra hiện trường – Kỳ 2: Khi bằng chứng là sinh mạng

Những bức ảnh tổng thể cung cấp cái nhìn rộng nhất có thể về toàn bộ hiện trường. Ví dụ, nếu vụ án xảy ra trong nhà, nó sẽ bao gồm:
Những bức ảnh chụp toàn bộ tất cả các căn phòng, không chỉ căn phòng nơi xảy ra vụ việc, với những tấm ảnh được chụp ở cả 4 góc. Nếu đã có tiếng nổ xảy ra, bạn sẽ cần chụp cả trần nhà.

Những bức ảnh chụp bên ngoài căn nhà, trong đó quan trọng nhất là những bức chụp lối vào và lối ra.

Những bức ảnh cho thấy mối liên hệ của căn nhà đó với khu vực xung quanh

Điều tra hiện trường – Kỳ 2: Khi bằng chứng là sinh mạng

Những bức ảnh đó có thể cung cấp thêm 1 vài nhân chứng, hoặc thậm chí là cả nghi phạm.

Trung gian: Đây là những tấm ảnh then chốt – nó không chỉ chỉ ra bằng chứng, mà còn cho thấy địa điểm và khoảng cách của nó với những bằng chứng khác

Cuối cùng, đội điều tra hiện trường chụp những bức cận cảnh với từng bằng chứng một, chỉ ra số series hoặc bất cứ thứ đặc trưng nhận dạng nào khác. Với những bức ảnh này, họ sẽ cần sử dụng chân máy và công nghệ chụp ảnh tốt nhất họ có thể chuẩn bị được, nhằm làm bức ảnh cụ thể, càng chi tiết và rõ ràng – chính những bức ảnh này sẽ cung cấp tư liệu cho các đồng nghiệp ở phòng xét nghiệm làm công tác phân tích. Một series ảnh cận cảnh sẽ được chụp lại một lần nữa, lần thứ 2 này bao gồm 1 chiếc thước kẻ nhằm mục đích đo đạc.

Điều tra hiện trường – Kỳ 2: Khi bằng chứng là sinh mạng

Những bức ảnh này sẽ được đưa vào một quyển sổ. Quyển sổ này ghi lại từng chi tiết của từng tấm ảnh một, bao gồm số ký hiệu, mô tả vật thể trong tấm ảnh, địa điểm của vật đó, thời gian chụp ảnh và toàn bộ những chi tiết có thể có liên quan. Quyển sổ đóng vai trò hệ thống lại toàn bộ những bức ảnh chụp – không có nó, công việc này sẽ mất đi rất nhiều giá trị. Trong vụ ám sát John J. Kenedy, người chụp ảnh phía FBI đã không ghi chép gì về những bức ảnh của mình, và kết quả là nhà điều tra đã không làm cách nào phân biệt được đâu là đầu vào, đâu là đầu ra của viên đạn trên xác vị tổng thống.

Phác họa

Đây cũng là một phần trong quá trình ghi hình hiện trường. So với chụp ảnh, việc phác họa sẽ dễ dàng mô tả hiện trường trên quy mô toàn cảnh hơn, bởi một bức vẽ có thể lược qua một vài căn phòng và tập trung vào nơi xảy ra vụ việc. Mục đích chính của bức ảnh là chỉ ra được vị trí của bằng chứng và mỗi bằng chứng có liên quan thế nào đến phần còn lại của hiện trường. Người phác họa cũng có thể chỉ ra những chi tiết như chiều cao của cánh cửa, kích cỡ chính xác của căn phòng, khoảng cách từ cửa sổ đến cửa phòng hay đường kính cái lỗ ở trần nhà ngay trên đầu nạn nhân.

Điều tra hiện trường – Kỳ 2: Khi bằng chứng là sinh mạng

Quay phim

Việc ghi lại hiện trường bằng cách quay phim cho phép người phân tích có được hình dung cụ thể về cách tiếp cận hiện trường – đặc biệt là trong những vụ giết người hàng loạt. Nó giúp người quan sát có được cảm nhận về cách bố trí hiện trường – sẽ mất bao lâu để đi từ phòng này đến phòng khác? Quãng đường nào sẽ là lộ trình mà hung thủ vạch ra? Và chúng sẽ tẩu thoát như thế nào? Không kém phần quan trọng, việc quay phim rất có thể sẽ hé lộ những chi tiết mà những người làm phần việc chụp ảnh đã bỏ sót.

Thu thập bằng chứng

Sau khi đã có được những dữ liệu đầy đủ về hiện trường, giờ là lúc chạm tay vào bằng chứng. Mục tiêu tối cao của giai đoạn này là tìm kiếm, thu thập và bảo quản toàn bộ những thứ có thể giúp tái tạo tội ác và chỉ ra nghi phạm. Bằng chứng có thể xuất hiện dưới bất kỳ dạng nào:

Những vết tích còn sót lại: Thuốc sung, bụi sơn, mảnh kính vỡ, thuốc hay hóa chất còn vương lại…

Những vệt in: vân tay, vết dày…

Điều tra hiện trường – Kỳ 2: Khi bằng chứng là sinh mạng

Dịch cơ thể: máu, tinh dịch, nước bọt, chất nôn…

Tóc và các loại sợi quần áo

Hung khí và các chứng cứ có liên quan: dao, súng, lỗ đạn…

Các tài liệu có nghi vấn: nhật ký, thư tuyệt mệnh, danh bạ, điện thoại…

Điều tra hiện trường – Kỳ 2: Khi bằng chứng là sinh mạng

Lúc này, bạn cần đặt mình vào vị trí tên tội phạm. Hãy tư duy như một kẻ đang chuẩn bị gây án – bạn sẽ đột nhập vào lối nào? Lộ trình của bạn là gì? Bạn sẽ làm gì? Đâu là đường tẩu thoát? Những câu hỏi đó sẽ cung cấp cho bạn một phương hướng rõ ràng trong việc thu thập chứng cứ giữa một rừng những vết tích.

Khám nghiệm tử thi

Đây là phần việc của chuyên viên y khoa. Bạn có thể chạm vào tử thi trước khi họ đến, nhưng nếu không được phép làm việc này – bạn cần ít nhất QUAN SÁT.

Có bất kỳ vết ố, hay dấu vết nào trên quần áo?

Quần áo có xộc xệch về một hướng cụ thể nào không? Nếu có, cái xác hẳn đã bị kéo đi.

Điều tra hiện trường – Kỳ 2: Khi bằng chứng là sinh mạng

Có vết bầm, vết cắt nào trên cơ thể? Có vết thương nào chỉ ra đã có sự chống cự? Bất cứ thương tích nào phù hợp hoặc không phù hợp với nguyên nhân cái chết?

Có thứ gì đó dường như đã biến mất? Vệt da sáng màu nơi đeo đồng hồ hay đeo nhẫn?

Nếu có quá nhiều máu, liệu chiều máu chảy có đúng theo hướng trọng lực? Nếu không, cái xác hẳn đã bị dịch chuyển.

Nếu không hề có máu xung quanh cơ thể nạn nhân, liệu điều đó có phù hợp với nguyên nhân cái chết?

Có dịch cơ thể nào khác ngoại trừ máu?

Có sự hiện diện của ký sinh trùng trên tử thi? Nếu có, một chuyên viên sẽ được cử đến – đây là yếu tố rất quan trọng trong việc xác định thời gian tử vong.

Điều tra hiện trường – Kỳ 2: Khi bằng chứng là sinh mạng

Sau khi tử thi đã được phép dịch chuyển, hãy quan sát những góc còn lại. Lúc này, họ cũng có thể lấy thân nhiệt tử thi, đồng thời so sánh với nhiệt độ phòng để đưa ra thời gian ước tính tử vong. Dấu vân tay cũng có thể được ghi nhận, nhằm nhận diện chính xác nạn nhân.

Sau khi đã hoàn thành công việc với tử thi tại hiện trường, một vài kỹ thuật viên sẽ được cử đến, đóng gói xác chết, trùm kín quá mặt và chân rồi chuyển thẳng đến nhà xác để thực hiện công tác giải phẫu tử thi. Công việc này cần được tiến hành rất thận trọng, bởi, một lần nữa, sự toàn vẹn của các bằng chứng tại hiện trường luôn là ưu tiên số 1.

Cre: tamlyhoctoipham.com


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.