Chương 3: QUYỀN VÔ HẠN
Hãy bắt đầu với một lá thư gửi các nhà cầm quyền đang theo dõi vụ “Beltway Spiners” năm 2002. Nó là cuộc nói chuyện thứ hai yêu cầu sự thừa nhận quyền lực vô hạn của chúng trong suốt 3 tuần cuồng sát từ Rockville, Maryland đến Washington, DC và xa hơn nữa. 13 người bị bắn ngẫu nhiên với một khẩu Bushmaster .223 và 10 người trong số họ đã chết, trong đó một cậu bé ở sân trường bị thương nặng. Những kẻ cuồng sát đã yêu cầu 10 triệu đôla để dừng bắn trước khi bị phát hiện đnag ngủ trong một chiếc Chevy Caprice dọc đường I-95 vào ngày 24/10. Đạn đạo học của họ có liên quan đến tất cả 13 cuộc tấn công cũng như 6 cuộc bắn súng khác, 3 trong số chúng gây chết người, ở các bang khác.
Sau 7h thẩm vấn, Lee Boyd Malvo, 17 tuổi, thú nhận là người dùng súng giết người trong nhiều cuộc bắn, và anh ta đang cố gắng trở thành một người lớn. Y nói kế hoạch được tổ chức tốt, với John Allen Muhammad 45 tuổi dạy y và serving as a lookout. Họ đã dùng xe hơi để có thể bắn từ bên trong mà không bị phát hiện, sử dụng radio 2 chiều để liên lạc và nghe tin tức báo cáo tình hình cho phép họ tạo ta sự lo sợ và hoang mang cao độ.
Muhammad, một cựu thiện xạ quân đội có vấn đề với vợ cũ trong vùng và đã dụ cậu bé hành động theo kế hoạch của y. Ở Virginia y đã bị khởi tố, kết tội và nhận án tử hình, còn Malvo nhận án chung thân. Họ từng có một lần cảm thấy mình là vô địch, nhưng cuối cùng, sai lầm tầm thường của họ tiết lộ trí tuệ hạn chế của họ. Họ không phải Chúa.
Sự phấn khích cao độ
Một số tên sát nhân nói rằng việc cướp đi một sinh mạng con người làm y cảm thấy mình như Chúa, có quyền lực đối với sự sống và cái chết. Còn một tội phạm khác thì đồng nhất bản thân y với Christ. Trong một số trường hợp, một tên sát nhân chỉ đơn giản là khinh thị đối với một kiểu người cụ thể nào đó và tin rằng đó là bổn phận tôn giáo của y phải giải thoát thế giới khỏi chúng. Động cơ đằng sau những vụ giết người đó là nhu cầu kiểm soát toàn bộ và niềm tin của kẻ sát nhân rằng y đặc biệt theo một số cách vượt trội, cao hơn người thường. Nhìn chung, những kẻ sát nhân đó là những người có tính tự yêu mình (narcissist) hoặc psychopath.
Sổ tay chẩn đoán và thống kê các bệnh tâm thần lần thứ 4 đưa chứng rối loạn nhân cách yêu bản thân (NPD) vào nhóm B trên Axis II cùng với 3 chứng rối loạn khác có thể bộc lộ trong những hình thức hành vi vị kỷ cực đoan. Một chứng rối loạn nhân cách là một kiểu hành vi kém thích nghi kéo dài gây ra sự loạn chức năng trong các mối quan hệ hoặc trong công việc. Dù không phải tất cả những người mắc NPD đều là tội phạm thì NPD là chứng rối loạn được phát hiện thấy phổ biến nhất trong số các tội phạm tình dục. Họ cảm thấy có quyền lực đối với những nạn nhân của họ, và sự kiêu ngạo xoay quanh bản thân của họ góp phần vào cảm giác về tầm quan trọng cá nhân của họ. Những tên giết người hàng loạt như John Wayne Gacy và Ted Bundy dường như thực sự tin rằng dù chúng bị bắt giam vì chịu trách nhiệm cho nhiều vụ giết người và bằng chứng quan trọng chống lại chúng, thì chúng vẫn thoát khỏi sự trừng phạt.
DSM-IV liệt kê một số đặc điểm của NPD, một kiểu vĩ đại đáng chú ý nhất và nhu cầu được mọi người ngưỡng mộ quá mức. Người mắc NPD phải là trung tâm của sự chú ý và sẽ hy sinh việc “được người khác yêu thích” để “được người khác ngưỡng mộ”. Người như vậy sở hữu một mức độ quan tâm bản thân cao, nhưng họ lại đối xử với những người khác như những sinh vật thấp kém.
Người được chẩn đoán là có NPD có thể bộc lộ những đặc điểm sau
Tự cao tự đại về tầm quan trọng của mình
Ám ảnh với sức mạnh và thành công
Đòi hỏi sự ngưỡng mộ
Lợi dụng người khác để phục vụ cho những tham vọng của riêng họ
Ít quan tâm đến nhu cầu và cảm nhận của người khác
Tin rằng người khác ghen tỵ với họ
Bộc lộ những hành vi hoặc thái độ ngạo mạn
Dù nó không đúng khi chẩn đoán bất kì ai mà không trải qua những phương pháp đánh giá bao quát, thì ta cũng không khó để nhận ra trong những câu chuyện về những tội phạm mà chúng bộc lộ nhiều đặc điểm NPD. Chúng tự cho mình là trung tâm, bất an, không có khả năng học hỏi từ những góp ý có ích của người khác, và chúng biết làm thế nào để tìm thấy những phương tiện ghi nhận cho bất kì việc gì chúng làm. Những tên tội phạm yêu bản thân khi bị tóm sẽ nỗ lực để thu hút sự chú ý để làm bản thân trở thành tội phạm tài giỏi nhất trong lịch sử được chú ý. Thường thì chúng sẽ tự bào chữa cho bản thân vì không ai đủ năng lực để làm việc đó. Hoặc chúng sẽ chọn bất kì vai nào trong toà sẽ làm chúng được nổi bật nhất.
Trong Dark Dreams, Robert R. Hazelwood thảo luận làm thế nào mà những tên tội phạm yêu bản thân thường ghi lại những tội ác của chúng như một cách để hồi sinh chúng, nhắc nhở bản thân y về những việc y đã làm và y chế ngự người khác như thế nào. Tên tội phạm Paul John Knowles thì tin rằng ai đó nên viết một cuốn sách về y.
CASSANOVA
Năm 1974, FBI lùng bắt một người đàn ông dường như đang gây ra một loạt vụ giết người ở miền đông nam Mĩ. Kẻ bị tình nghi là Paul John Knowles, được thả khỏi tù ở Florida nhờ luật sư của một trong những nữ phóng viên của Knowles- giờ là vị hôn thê của y. Nhanh sau đó, y tìm gặp cô ở San Francisco và bị cô huỷ hôn. Điều này làm Knowles nổi giận và sau đó y chọn 3 người ngẫu nhiên và giết họ. Sau đó y rời California.
Trong tháng tiếp theo ở Florida có thêm 3 người chết và y nhanh chóng giết 5 người, đôi lúc là cá nhân, lúc khác là các đôi vợ chồng. Y chọn trẻ em, phụ nữ lớn tuổi, đàn ông trẻ tuổi, già…Kiểu nạn nhân có vẻ không quan trọng đối với y. Từ Connecticut đến Georgia, y tiếp tục giết và cướp, đâm một người đàn ông bằng kéo và cướp quần áo và xe hơi của anh ta. Sau đó ở Atlanta, y gặp một nữ phóng viên người Anh tên Sandy Fawkes. Vì cô ấy là một nhà văn nên y đề cập chuyện ý có thể trở thành một chủ đề thú vị cho một cuốn sách. Qua nhiều ngày với cô, y bóng gió về việc y từng làm khiến y nổi bật, nhưng không thú nhận giết người. Y kể với cô là y muốn để lại một dấu ấn trong cuộc sống để y có thể được mọi người nhớ đến vì một điều gì đó.
Ý tưởng viết một cuốn sách về một người đàn ông xa lạ này có vẻ lố bịch đối với Fawkes, nhưng cô chiều theo y, nói y thử tìm hiểu tại sao y lại quá tự mãn. Y nói với cô y sẽ sớm bị giết vì một việc gì đó mà y từng làm. Y tin vào số phận và nói có những dấu ấn trên cơ thể y khẳng định là y sẽ chết trẻ. Y nói về thiên văn học và bài tarot và nói về quyển sách yêu thích của y là Jonathan Livingston Seagull kể về một con chim hải âu trở thành một nhân vật Christ, được tôn sùng và chửi rủa. Nhân vật chính đem đến thông điệp sống trọn vẹn với một nguyên tắc sống trẻ trước khi anh ta hoà vào hư vô.
Knowles đồng nhất bản thân với con chim này, cùng với những nhân vật siêu việt quan trọng khác và tin rằng y phải trở nên nổi tiếng như họ. Sau đó y và Fawkes chia tay và sau đó cô phát hiện ra nguồn gốc của sự chắc chắn của y về số phận của y. Chẳng có gì bí ẩn về nó cả. Trong thực tế, Knowles là đối tượng bị tình nghi trong nhiều vụ giết người và sau đó y bị tóm. Fawkes phát hiện y đã nói dối cô về nhiều chuyện, đáng chú ý nhất là độ tuổi của y. Y 28 tuổi, dù y từng nói với cô y 33 tuổi, độ tuổi mà Jesus Christ bị đóng đinh vào giá chữ thập. Rõ ràng là y đã đồng nhất bản thân với Christ và trong thực tế cha của Knowles là một thợ mộc như cha của Jesus.
Đối với hậu thế, như thể y chắc chắn rằng mọi người sẽ quan tâm, Knowles đã giao phó cho luật sư của y thu âm lại đoạn thú nhận về những tội ác của y. Trong cuốn băng, y khẳng định đã giết 35 người, nhưng chỉ có 18 vụ giết người qua 4 tháng được chính thức xác nhận là do y gây ra.
Knowles là một trong những tên sát nhân sử dụng hành vi giết người để cố vượt qua địa vị của họ như là “người vô giá trị.” Không giết chóc thì họ xem là không làm được gì và có thể bị xem như kẻ thất bại, nhưng khi họ được lên bìa báo thì họ tin họ bây giờ đã là “một ai đó”, một người đáng để được viết thành sách hoặc dựng phim.
Knowles thúc giục Fawkes lấy những băng ghi âm mà y đã làm và y đảm bảo với cô rằng nó sẽ trở thành cuốn sách quan trọng nhất cô từng viết. Trong thực tế, cuốn Killing time năm 1977 của Fawkes được tái bản năm 2005 và in lại là Natural born Killer. Mô tả của Fawkes về 6 ngày của cô với Knowles khẳng định y xem mình đặc biệt như thế nào, mặc cho tất cả bằng chứng cho thấy điều ngược lại. Thật không khó để xem y như một người mắc NPD.
Một điều gì đó còn thiếu
Tiến sỹ Robert Hare đã dành gần 4 thập kỷ cho nghiên cứu về bản chất và những ngụ ý của chứng thái nhân cách. Ông phát triển danh sách kiểm tra chứng thái nhân cách (PCL) và phiên bản được sửa lại của nó (PCL-R) để có đánh giá đáng tin và hợp lệ của chứng rối loạn thái nhân cách. PCL-R và những phái sinh của nó từng được xác nhận như một trong những công cụ chính xác nhất cho việc đánh giá nguy cơ những tên tội phạm lặp lại những tội ác của chúng. Hare là giáo sư danh dự ở đại học British Colombia và là thành viên của Hội đồng nghiên cứu về việc bắt cóc trẻ em và Trung tâm nguồn lực điều tra vè éast nhân hàng loạt của FBI (CASMIRC). Ông tư vấn về sự mất tích của trẻ, bắt cóc trẻ,sát hại trẻ và những điều tra về sát nhân hàng loạt. Ông đã xuất bản và đồng xuất bản nhiều bài báo về chứng thái nhân cách cũng như những chương sách và 2 cuốn sách Psychopathy: theory and research và Without conscience: the disturbing world of the psychopaths among us.
Hare tiếp xúc với những tên thái nhân cách với tư cách là nhà tâm lý nhà laocho British Colombia Penitentiary, một nhà tù có an ninh tối cao gần Vancouver. Tù nhân đầu tiên ông gặp là “Ray”, kẻ đã rút ra một con dao và doạ y sẽ dùng nó với một tù nhân khác (nhưng đã không làm). Hành vi đó đã đặt Hare vào một tình thế khó xử: ông có thể thông báo nó hoặc giữ im lặng và do đó vi phạm các quy tắc. Ông quyết định không thông báo, điều đó đem lại cho Ray lợi thế mà y đang tìm kiếm. Trong suốt phần việc còn lại của Hare ở nhà tù, Ray làm phiền Hare với những yêu cầu giúp đỡ, y thường nói dối về lí do tại sao y cần chúng và không tỏ ra xấu hổ khi bị phát hiện nói dối. Trong thực tế, y luôn sẵn sàng bảo vệ bản thân bằng một lời nói dối khác. Hare phát hiện tháy Ray thất vọng rất nhiều và y trở nên hứng thú với kiểu người có sức quyến rũ, nói dối dễ dàng, không chịu trách nhiệm và thích thao túng người khác.
Ông đọc tác phẩm về chứng thái nhân cách, đặc biệt là tác phẩm của Hervey Cleckley, cuốn sách The mask of sanity năm 1941 đã đúc kết 16 đặc điểm của kiểu người mà Ray là. Hare bị ấn tượng, do đó ông dùng những quan điểm của cleckley như một nền tảng cho những dự án của ông, và trong những năm 1970, 1980 ông trở thành một nhân vật trung tâm cho các nhà nghiên cứu nỗ lực hệ thống hoá nghiên cứu về chứng thái nhân cách. Hare và các cộng sự của ông cung cấp phiên bản đầu tiên của PCL vào năm 1980.
Ông viết trong cuốn Without conscience, “Chứng thái nhân cách là một chứng rối loạn nhân cách, được định nghĩa bởi một nhóm các hành vi phân biệt và những nét tính cách theo đó, đa số chúng bị xã hội xem là xấu.” Cùng với các nhà nghiên cứu khác, Hare chỉ ra, đặc điểm có tính tàn phá nhất của chứng thái nhân cách là một sự không quan tâm một cách tàn nhẫn đến những quyền lợi của những người khác và một thiên hướng cướp bóc và những hành vi bạo lực. Không có sự ăn năn, những tên thái nhân cách dụ dỗ và lợi dụng người khác để đạt mục đích của riêng chúng. Chúng thiếu thấu cảm hoặc một cảm giác trách nhiệm, và chúng thao túng, nói dối và lừa gạt người khác mà không quan tâm đến cảm giác của bất kì ai. Chúng là những tên săn mồi và kẻ ăn bám.
Bác sỹ tâm thần Adolf Guggenbuhl-Craig bổ sung sự hiểu biết của ông về chứng thái nhân cách trong cuốn The emptied soul. Theo ông, những người đó là psychic invalids. Họ thiếu khả năng yêu thương, nuôi dưỡng cuộc sống và cộng đồng, và hình thành những mối quan hệ lâu dài với những người khác. Họ có thể tiến hành những cuộc trò chuyện nhưng nhanh chóng quên mất chủ đề và con người. Những mối quan hệ là hoàn toàn trong hiện tại, không có những yêu cầu. Những người đó thiếu cảm giác xấu hổ, ngay cả khi họ đã làm tổn thương một ai đó. Họ không có khái niệm về việc nói sự thật, giữ lời hứa hoặc trả nợ. Nhưng họ có khả năng thuyết phục người khác rằng họ là người đạo đức vì họ biết làm thế nào để thực hiện những hành vi thích hợp khi cần thiết. Thay vì yêu thương, họ bị hấp dẫn bởi quyền lực, sự thống trị, kiểm soát và thao túng.
Tiến sỹ Robert Rieber viết trong cuốn Psychopaths in everyday life rằng người thái nhân cách trải nghiệm một sự phân ly sâu sắc, ảnh hưởng đến việc họ xử lý ngôn ngữ, hành vi và thiết lập các mục tiêu. Nó cũng giúp họ không trở nên bị loạn thần. Ông nhận thấy tất cả mọi người sở hữu một số khả năng phớt lờ những đòi hỏi về xã hội hoặc đạo đức, nhưng người thái nhân cách dùng khả năng này đến mức cực đoan. Họ đánh mất sự kiểm soát đối với ý thức của họ và do đó không phát triển được bất kì chiều sâu nào của mối quan tâm con người. Họ có thể đánh lừa người khác với một nhân cách xã hội bên ngoài cho đến khi họ vướng vào một vấn đề nghiêm trọng với pháp luật. Rieber cũng chỉ ra, đôi lúc những người thái nhân cách tạo ra những tình huống nguy hiểm để cảm thấy còn sống.
Các nhà nghiên cứu Yaling Yang, Adriane Raine và các cộng sự sử dụng fMRI để nghiên cứu vỏ não trước trán trong bộ não của 12 đàn ông được biết đến về khả năng nói dối, lừa gạt và kiểm soát tới mức bị xem là bệnh lý – một đặc điểm của chứng thái nhân cách. Khi so sánh với những người bình thường và thậm chí với những kiểu người chống đối xã hội khác (antisocial) , ông và các cộng sự phát hiện thấy những người nói dối có sự gia tăng 22-26% trong vùng chất trắng trước trán và một sự giảm sút 36-42% trong tỷ lệ chất xám/chất trắng trước trán. Những trẻ tự kỷ gặp khó khăn trong việc nói dối thì cho thấy một kiểu ngược lại, các nhà nghiên cứu cho rằng những kẻ nói dối có một cấu trúc não thiếu hụt cho phép họ (1) một khả năng nhận thức gia tăng để nghĩ ra những câu chuyện phức tạp và (2) một sự kiềm chế xu hướng chống đối xã hội giảm sút.
Trong số những kẻ sát nhân hàng loạt thái nhân cách nhất, kẻ bộc lộ tất cả những hành vi đã kể ở trên là Ted Bundy, lôi cuốn và nổi danh.
Dù Theodore Robert Bundy đã nói trong một bài thú nhận nổi tiếng rằng việc giết người đầu tiên của y xảy ra vào năm 1973, nhưng đến tận năm sau thì việc làm của y mới bị chú ý. Một số phụ nữ trẻ biến mất ở bang Oregon và Washington, nhưng chỉ khi hai phụ nữ mất tích vào cùng ngày đó vào tháng 7 từ hồ Sammamish ở Washington thì những nhân chứng mới đưa ra một số chỉ dẫn. Họ mô tả một người đàn ông mảnh khảnh tên là “Ted” đã lái một chiếc Volkswagen Beetle màu nâu hoặc vàng. Điều không may là, trong suốt thời gian đó, có nhiều chiếc xe hơi giống với mô tả đó. Nhiều tháng sau, cách hồ 1 dặm, thi thể của hai phụ nữ được phát hiện, và các nhà cầm quyền ở Washington nhận ra họ có một kẻ săn mồi trong khu vực.
Điều họ không biết là y đã đi đến Utah và Colorado, nơi mà có nhiều thi thể của phụ nữ trẻ được phát hiện. Nhưng sau đó tên sát nhân chọn một phụ nữ ở Colorado tên là Carol Da Ronch, người đã tìm cách chống trả và chạy trốn. Cô giúp cảnh sát thực hiện một cuộc bắt giữ khi cô xác định Ted Bundy, một sinh viên luật từ Washington, người đã lái một chiếc xe Volkswagen màu nâu. Điều đó đã cảnh báo chính quyền ở Pacific Northwest.
Nhưng Colorado đã có được y. Khi họ khởi tố y trong vụ giết Caryn Cambell, y đã trốn thoát. Bị bắt lại, y dụ dỗ một viên chức khác và trốn thoát được lần nữa bằng cách giả vờ rằng y cần nghiên cứu pháp luật cho trường hợp của y, đi vào thư viện và nhảy ra ngoài từ một cửa sổ. Hắn đi khắp đất nước, tìm kiếm ở nhiều điểm và kết thúc ở Tallahassee, Florida. Nhưng mọi chuyện đã rõ ràng vào ngày 15/1/1978, khi Bundy mất bình tĩnh. Nói ngắn gọn, hắn mắc quá nhiều sai lầm quan trọng và những sai lầm đó không phải là đặc điểm thường thấy ở tính cách nhìn chung là rất bình tĩnh của hắn.
Đầu tiên, y đột nhập vào khu nhà nữ sinh Chi Omega ở trường đại học Florida, cưỡng hiếp và đánh bằng dùi cui 4 cô gái trên giường của họ. Lisa Levy và Martha Bowman đã chết, nhưng 2 người kia còn sống. Một cô gái khác trong khu nhà ở đã nhìn thấy y. Cũng vào đêm đó, Bundy tấn công một cô gái ở nhà nữ sinh khác. Trong cơn điên cuồng tàn sát, Bundy cũng cắn một trong các nạn nhân của y, để lại một vết thâm và vết hằn da. Dù y đã bỏ trốn vào đêm đó và thậm chí tìm cách bắt một bé gái 12 tuổi giữa thanh thiên bạch nhật một tháng sau, cuối cùng y đã thu huý được sự chú ý từ cảnh sát vì vi phạm giao thông. Khi bị bắt giam, y nói với cảnh sát y là ai. Y sử dụng cơ hội để nhận được càng nhiều sự chú ý càng tốt. Khi các camera chĩa vào y, y đảm bảo với các phóng viên rằng y sẽ thoát khỏi sự buộc tội này và tự do trở lại. Y rõ ràng là quá ảo tưởng về bản thân và có lẽ tin rằng y có thể trốn thoát được một lần nữa. Nhưng lần này y đã sai.
Khi phiên xét xử của Bundy bắt đầu, y quyết định tự bào chữa cho bản thân. Do đó y có thể cho thế giới thấy kĩ năng bất ngờ của y cũng như kiểm soát vụ kiện.
Trong các phiên toà, y tán tỉnh với các cô gái tụ tập lại để nhìn y, và nháy mắt với những người y biết, như thể muốn nói “Tôi sẽ cho họ thấy.” Tuy nhiên, hắn cảm thấy thích thú trong việc lợi dụng các quan chức cảnh sát trong lúc xét xử để đưa ra những chi tiết của tội ác mà hắn đã làm để khiến cho các vị bồi thẩm cảm thấy giận dữ. Hắn cũng lầm lẫn xác định hắn là tên tội phạm khi hỏi một nhân chứng.
Ban bồi thẩm không mất nhiều thời gian để kết tội Bundy về 3 vụ giết người (kể cả thi thể của bé gái 12 tuổi được phát hiện bị cưỡng hiếp và bóp cổ trong rừng). Nhưng y vẫn tính toán để ít ra có thể thoát khỏi án tử và một lần nữa y lại sai. Y bị kết án tử hình 3 lần. Nhưng y có nhiều quân bài để chơi.
Y không chỉ đưa đơn chống án lên toà án tối cao Mĩ, y cũng cố gắng thu hút các nhà khoa học vào ý tưởng rằng y quá độc đáo nên y phải được sống và được nghiên cứu. Y tiết lộ thêm nhiều tội ác của y, cuối cùng y thú nhận về 30 vụ giết người ở 6 bang khác nhau. Y thảo luận về những cơn thôi thúc có tính cưỡng bách của y như một kẻ săn mồi với các điều tra viên đến phỏng vấn y, mô tả về nhu cầu muốn sở hữu hoàn toàn nạn nhân của y. Y thường bóp cổ họ, nhưng đôi lúc y đánh họ bằng dùi cui. Đối với y họ chỉ là những đồ vật, để thoả mãn những khao khát của y và sau đó y không cảm thấy hối hận. Tại sao y phải hối hận? Họ từng thuộc về y. Y không thể hiểu được tại sao gia đình của các nạn nhân lại quá đau buồn về chuyện đó.
Thêm nữa, trong lúc một nhiệm vụ điều tra về hơn 40 vụ giết người được quy cho Sát thủ sông Xanh ở bang Washington trong những năm 1980, Bundy viết từ Death Row ở Florida để cung cấp cho các cảnh sát ở Washington một sự “thấu hiểu” về tâm lý của “người đàn ông sông Xanh”. Y biết tường tận khu vực đó và y đề xuất “đoán được” tên săn mồi mới này hoạt động như thế nào. Một nhóm đi đến hỏi y, điều đó ladm cho lòng kiêu ngạo của y thích thú, nhưng họ sớm nhận ra khi Bundy nói với họ, y chỉ đang mô tả về phương thức hoạt động của riêng y. Họ chấp nhận “sự giúp đỡ” của y và giữ liên lạc, cho phép Bundy tin vào sự phi thường của y như là tên giết người hàng loạt hàng đầu nước Mĩ. Nói cách khác, họ đã dẫn dụ y bằng cách đánh vào tính kiêu ngạo của y và với thông tin họ thu được, họ tìm cách kết thúc một vài vụ ở vùng Seattle.
Chính quyền phát hiện thấy Bundy đang cố gắng để trì hoacn án tử của y nhưng cuối cùng sự giúp đỡ của y không giúp được bất kì ai, kể cả y. Trước khi bundy chết ở Florida, y bóng gió về nhiều nạn nhân còn chưa được phát hiện và sau đó cố gắng nói vẫn còn một khu vực có lợi để khám phá: ảnh hưởng của tranh khiêu dâm lên hành vi của y. Y mời một bộ trưởng nổi tiếng để nói làm thế nào mà việc đọc về bạo lực tình dục của y đã khiến y lệch lạc, nhưng chỉ có người ngây thơ mới bị lừa bởi thủ đoạn mới của y. Ngày 24 tháng 2 năm 1989 Bundy bị tử hình.
Dù không có sự giúp đỡ của Bundy, các nhà điều tra cuối cùng đã xác định được nhân dạng của sát thủ sông Xanh, một người đàn ông quyết định hành động như chúa, nhưng theo cách khác. Y quyết định rằng y nên cải thiện thế giới bằng cách giết các cô gái mại dâm: dù hành động làm y phấn khích ở mức độ cá nhân, nhưng y nói về một cảm giác có mục đích làm cho thôi thúc giết người mang tinh hoa một sứ mệnh thần thánh. Cuối cùng, giết người là cách để đạt được sự kiểm soát hoàn toàn của y.
Một nhiệm vụ
Trong khoảng thời gian 2 năm từ 1982-1984, nhiều nạn nhân nữ bị phát hiện bị bóp cổ hoặc bị đâm hoặc bị vứt quanh khu vực sông Green ở bang Washington. Riêng năm 1983, 27 phụ nữ mất tích và 9 đã chết. Nhiều nạn nhân từng là gái bán dâm hoặc người lang thang, và các nhân chứng mô tả nhìn thấy một người đàn ông da trắng cùng với một vài người trong số họ. Họ bị vứt ở một trong bốn bãi rác. Một vài người bị nhét đá vào âm đạo và một nạn nhân bị đặt trong tư thế ngồi cùng một chai rượu và một con cá chết, như thể việc giết cô là một trò đùa hoặc là một thông điệp kì lạ. Một tờ báo địa phương the Seattle post intelligencer nhận được một lá thư vào năm 1984 với tiêu đề “điều bạn cần biết về người đàn ông sông Green” và tác giả khẳng định là kẻ sát nhân. Một điều tra viên FBI đánh giá là nó không liên quan đến các vụ giết người, dù nó đưa ra những sự kiện chưa được công bố trên báo chí. Vì người đàn ông có tiếp xúc tình dục với các nạn nhân sau khi họ chết nên các điều tra viên biết y đã quay lại nơi xảy ra vụ án. Nhưng họ vẫn chưa thể bắt được y.
Cuộc điều tra được trang bị máy điện toán tiêu tốn hơn 15 triệu đola, với 55 cảnh sát làm nhiệm vụ. Dù các mẫu DNA được lấy từ nhiều đối tượng bị tình nghi trong khu vực địa phương, một số bị loại ra thông qua những bài kiểm tra phát hiện nói dối và những người khác failed to pan out with evidence. Công việc cuối cùng phải giải tán nhưng nhiều thám tử kiên trì tiếp tục điều tra vụ án. Cuối cùng vào năm 2001, Gary Leon Ridgway (đã kết hôn 3 lần) có liên kết với mẫu phân tích DNA với nhiều nạn nhân và việc xét xử tiến hành năm 2003, y nhận tội, chỉ cho các nhà chức trách 48 phần mộ. (Một số người tin là nó có thể nhiều hơn, và bản thân y ước tính con số nạn nhân là khoảng 60, dù y không thể nhớ tên một số nạn nhân).
Y nói đã từng thử liên lạc với báo chí nhưng lá thư của y bị phớt lờ. Tuy nhiên, y trở thành một đối tượng bị tình nghi nhiều lần. Y thoát khỏi vòng nghi vấn khi được thẩm vấn bằng máy phát hiện nói dối và vào năm 1987 (trước khi phân tích DNA được dùng rộng rãi), sự thiếu bằng chứng liên kết y với bất kì nạn nhân nào đã giải thoát y khỏi tình thế khó khăn. Dù y sẽ không nói lần cuối cùng y giết người là khi nào, thì y bóng gió rằng nó có thể là năm 1998. Khi y bị điều tra trong suốt những năm 1980, y đã giảm bớt số cuộc tấn công của y. Y nói, nhiều nạn nhân từng bị giết ở nhà y. Việc thay thảm đã loại bỏ bằng chứng.
Trong tự thú của y, bao gồm một loạt cuộc phỏng vấn qua 5 tháng, y nói với cảnh sát là y thích chọn các cô gái mại dâm và những kẻ lang thang vì họ sẽ không có ai nhớ tới họ. Sẽ không ai đi thông báo tìm người mất tích trong trường hợp của những phụ nữ như thế, không đời nào.” Trong một cuộc thẩm tra trước, y từng nói các cô gái mại dâm đối với y giống như rượu đối với một kẻ nghiện rượu. Không có ai thông báo về những phụ nữ mất tích như thế. Y thường theo dõi những nạn nhân đó, đôi lúc chỉ ngủ vài tiếng để y có thể dùng thời gian ban đêm để dụ dỗ họ. Y thích phụ nữ trẻ vì họ nói nhiều khi họ sắp chết. Y nghĩ về những người y đã giết như những vật sở hữu của y và y thích cảm giác kiểm soát mà y có đối với họ. Thậm chí y từng giết một phụ nữ khi đứa con trai của y đang đợi y trong xe tải, và y không nghĩ gì về điều đó. Trong thực tế, nếu cậu bé nhìn thấy bất cứ điều gì, Ridgway nói, y sẽ giết nhân chứng. Y làm những gì y cần làm để tiếp tục những hành vi đồi bại của y.
Y không thích việc những nạn nhân bị phát hiện, vì khi đó y “mất” họ. Y thường nói về một nạn nhân bằng từ “nó” hơn là “cô ấy”. Y nói với cảnh sát là y xem bản thân đang giúp họ thoát khỏi thế giới của những cô gái mại dâm. Y có thể kiểm soát họ bằng cách giết họ, hết người này đến người khác. Khi cảnh sát yêu cầu y tự đánh giá bản thân theo một thang điểm từ 1- 5, 5 là kiểu người độc ác nhất, thì y cho bản thân 3 điểm.
Hoá ra nhiều chi tiết mà Ted Bundy đã cung cấp về cách thức hoạt động của sát thủ sông Green là chính xác, có lẽ họ có một sự lệch lạc giống nhau. Những mô tả của Bundy không hỗ trợ trong một cuộc truy bắt nhưng chúng cho thấy một sự giống nhau rõ rệt giữa hai tên sát nhân thích xem bản thân như Chúa, cả hai đều cẩn thận, có tổ chức, yêu thích hành động giết chóc và cần chế ngự.
Cre: ver1.tamlyhoctoipham.com