Titanic - Trong Vũ Trụ

Chương 14



MƯỜI BỐN

Giám đốc điều hành bay Randy Carpenter đang nhìn cảnh tượng chết chóc trên màn hình.

Khi tàu con thoi va chạm mạnh, ông cảm thấy cú đấm đó như đánh trực tiếp vào thái dương. Và ông đã phải đưa tay lên ôm ngực.

Trong vài giây sau đó, phòng điều hành bay im lặng hoàn toàn. Những khuôn mặt thất thần nhìn chăm chăm lên bức tường đối diện. Trên màn hình trung tâm là bản đồ thế giới với đường đi lệch hẳn của tàu con thoi. Bên phải là màn hình chiếu chương trình điều khiển tàu trở về và hoạt động ở tầm gần đã chết đứng, tàu Discovery và Trạm vũ trụ quốc tế chỉ còn là những đoạn dây điện loằng ngoằng. Con tàu giờ đã bị bóp méo thành một thứ đồ chơi méo mó dưới bóng của Trạm vũ trụ. Carpenter thấy phổi mình giãn nở ra. Và anh sợ hãi nhận ra rằng từ nãy đến giờ anh đã không thở.

Phòng điều hành bay lập tức hỏi loạn lên.

– Giám đốc, chúng tôi không nhận được đường truyền âm thanh nữa. – Anh nghe thấy viên chỉ huy điện đàm nói. – TàuDiscovery không trả lời.

– Giám đốc, chúng tôi vẫn đang nhận được các tín hiệu thông tin từ tàu…

– Giám đốc, áp suất trong khoang tàu không giảm. Không có dấu hiệu ô-xi bị rò rỉ.

– Trạm vũ trụ thì sao? – Carpenter hỏi. – Chúng ta có nhận được tin tức từ họ không?

– Phòng điều khiển phương tiện đặc biệt đang cố gắng liên lạc với họ. Áp lực trên tàu đang giảm…

– Đến mức bao nhiêu?

– Xuống bảy trăm mười… sáu trăm chín mươi. Tệ thật! Họ đang bị mất áp lực quá nhanh.

Một lỗ thủng lớn trên thân tàu, Carpenter nghĩ. Nhưng đó không phải là vấn đề thuộc quyền giải quyết của anh, nó thuộc về bộ phận điều khiển phương tiện đặc biệt nằm ở cuối đại sảnh.

Bỗng có giọng nói của kỹ sư phụ trách các hệ thống đẩy tên lửa trong bộ đàm.

– Giám đốc, tôi đang nhận được dấu hiệu khởi động hệ thống hoạt động tự động, F2U, F3U và F1U. Ai đó đang làm việc tại các bảng điều khiển trên tàu con thoi.

Đầu Carpenter nghiêng hẳn về bên có giọng nói đó. Màn hình của hệ thống trở về trái đất và hoạt động ở tầm gần vẫn bị khóa và không hoạt động, không có hình ảnh mới nào hiện lên. Nhưng các báo cáo về hệ thống đẩy tên lửa cho anh thấy các tên lửa định hướng bay cho tàu Discovery vừa được kích hoạt. Việc đó không phải do việc tháo nhiên liệu tình cờ, phi hành đoàn trên tàu đang cố lái con tàu tránh xa Trạm vũ trụ quốc tế. Nhưng họ không có bất cứ đường truyền bằng tín hiệu sóng radio nào nên không thể xác nhận tình hình của phi hành đoàn trên tàu con thoi. Họ không thể chắc chắn rằng cả phi hành đoàn còn sống sót.

Đây là tình huống tồi tệ nhất và cũng là tình huống khiến ông lo sợ nhất. Một phi hành đoàn đã chết hết trên một chiếc tàu con thoi đang bay quanh quỹ đạo. Mặc dù trung tâm điều khiển Houston có thể điều khiển mọi đường bay của tàu con thoi bằng các mệnh lệnh dưới mặt đất nhưng họ không thể đưa tàu về nhà nếu không có sự trợ giúp của phi hành đoàn. Sẽ cần một người còn sống để chỉnh các cần gạt khi hệ thống di chuyển tàu con thoi đốt cháy để thoát khỏi quỹ đạo. Cần một bàn tay con người để thực hiện việc thăm dò các dữ liệu hàng không, để hạ tay lái khi tiếp đất. Nếu không có bất cứ ai để thực hiện các công việc này thì tàu Discovery sẽ mãi bay trên quỹ đạo, là một con tàu ma lặng lẽ bay quanh trái đất cho đến khi quỹ đạo của nó thu hẹp dần theo từng tháng kể từ giờ phút này. Nó sẽ rơi xuống trái đất như một vệt lửa. Cơn ác mộng đó vụt qua trong đầu Carpenter khi mỗi giây trôi qua, khi sự rối loạn đang ngày càng lớn dần và vây lấy ông cũng như phòng điều hành bay. Giờ ông không thể nào nghĩ về Trạm vũ trụ được, phi hành đoàn trên đó có thể đang đau đớn cùng cực khi cái chết vì thiếu áp lực đang đến gần. Ông dồn hết tâm trí vào tàu con thoi Discovery. Cơ hội sống sót của phi hành đoàn của ông ngày càng bị đe dọa khi mỗi giây trôi qua.

Rồi đột nhiên họ nghe thấy một giọng nói yếu ớt và đứt quãng.

– Trung tâm, tàu Discovery đây. Houston, Houston!

– Đó là Hewitt! – chỉ huy liên lạc nói. – Nói tiếp đi, Discovery!

– … trục trặc ở bộ phận chính… không thể tránh được cú va chạm. Cấu trúc tàu bị thiệt hại không đáng kể…

– Discovery, chúng tôi cần quan sát Trạm vũ trụ quốc tế.

– Không thể sử dụng máy quay Ku được. – dây điện đóng đã mất…

– Cô biết mức độ thiệt hại của họ không?

– Cú va chạm làm gãy mạng lưới thu nhiệt mặt trời của họ. Tôi nghĩ chúng tôi đã đâm một lỗ rất to vào thân tàu…

Carpenter thấy chóng mặt. Họ vẫn không nhận được tin tức gì từ phi hành đoàn trên Trạm vũ trụ quốc tế, không có lời xác nhận nào cho thấy họ còn sống.

– Phi hành đoàn của cô ra sao? – chỉ huy liên lạc hỏi.

– Tôi đang cố… ôi Chúa ơi… đầu tôi! – có tiếng khóc khe khẽ. Rồi cô nói. – Nó sống kìa!

– Không nghe rõ!

– Cái thứ chết tiệt đang bay xung quanh ấy. – chất lỏng từ cái túi đựng xác. Nó đang di chuyển quanh tôi. Nó ở bên trong cơ thể tôi. Tôi còn thấy nó di chuyển dưới da nữa. Nósống đấy!

Carpenter thấy lạnh khắp sống lưng. Ảo giác. Một vết thương ở đầu. Họ đang mất cô ấy, mất đi cơ hội duy nhất để hạ cánh tàu con thoi còn nguyên vẹn.

– Giám đốc, chúng ta đã đến mục tiêu đốt cháy. – nhân viên điều khiển động lực học cảnh báo. – Chúng ta không thể để lỡ mất cơ hội này.

– Hãy ra lệnh cho cô ấy thoát khỏi quỹ đạo. – Carpenter hạ lệnh.

– Discovery. – chỉ huy liên lạc nói. – Cô sắp bỏ lỡ điểm đốt cháy nhiên liệu rồi!

Khi đó, mỗi giây dài bằng một phút và các thớ cơ trong Carpenter đều căng thẳng. Các dây thần kinh căng như dây đàn. Ông thở phào nhẹ nhõm khi cuối cùng cũng nghe thấy Hewitt đáp lại.

– Những người còn lại trong phi hành đoàn ở khoang giữa đã vào vị trí hạ cánh. Cả hai đều bất tỉnh. Tôi vừa buộc họ vào nhưng tôi không thể mặc quần áo cho Kittredge được.

– Hãy buộc anh ấy vào bộ quần áo khi lên tàu. – Carpenter nói. – Đừng để lỡ mục tiêu này. Hãy giúp tàu tiếp đất!

– Discovery, chúng tôi khuyên các bạn nên chuyển ngay sang khởi động bằng năng lượng chính.

Hãy buộc anh ấy vào ghế ngồi bên phải và cô sẽ thực hiện việc rời khỏi quỹ đạo.

Họ nghe thấy một tiếng thở dài mệt mỏi và đau đớn. Rồi Hewitt nói.

– Đầu tôi. – không thể tập trung được…

– Chúng tôi hiểu, Hewitt ạ! – giọng nói của Carpenter dịu lại gần như an ủi. – Nghe này, Jill! Chúng tôi đều biết giờ cô là người ngồi ở chỗ của chỉ huy. Chúng tôi biết cô đang đau đớn. Nhưng chúng tôi có thể hướng dẫn cô thực hiện hạ cánh tự động cho đến khi bánh tàu dừng lại. Chỉ cần cô ở lại với chúng tôi mà thôi.

Cô bật lên một tiếng khóc thút thít.

– Khởi động bằng động cơ chính đã hoàn tất. – cô thì thào. – Đang sử dụng bảng điều khiển 3-0-1. Hãy cho tôi biết thời gian chính xác, Houston.

– Chuẩn bị đốt cháy nhiên liệu để tách khỏi quỹ đạo. – Carpenter nói.

Chỉ huy liên lạc nhắc lại mệnh lệnh.

– Chuẩn bị đốt cháy liên liệu để tách khỏi quỹ đạo, Discovery! – và anh nói khẽ. – Giờ chúng ta sẽ cùng về nhà.

Trong bóng tối như địa ngục, Emma ôm chặt mình vì sự biến đổi đột ngột khi áp suất giảm. Cô biết chính xác việc gì sẽ xảy ra và cô sẽ chết như thế nào. Sẽ có tiếng không khí rít lên khi tràn vào thân tàu. Hai bên màng nhĩ của cô sẽ có những âm thanh lốp bốp. Sự đau đớn ngày càng tăng khi hai lá phổi của cô giãn nở và hai túi phổi sẽ nổ tung. Khi áp suất không khí giảm xuống đến mức chân không, nhiệt độ sôi của các chất lỏng cũng giảm cho đến khi nó chỉ bằng nhiệt độ đóng băng. Chỉ trong tích tắc, máu sẽ sôi lên. Tiếp đó, nó đóng lại thành đá trong các mạch máu.

Ánh đèn đỏ, tiếng còi rú xác nhận điều cô lo sợ nhất đã xảy ra. Đó là tình huống khẩn cấp số một. Thân tàu của họ bị đâm thủng và không khí đang tràn ra ngoài không gian.

Cô thấy tai mình có tiếng nổ lốp bốp. Phải di dời đi ngay!

Cô và Diana lao vào phòng sinh hoạt, bay qua căn phòng lờ mờ nhờ vào ánh sáng duy nhất của ánh đèn nhấp nháy màu đỏ của các bảng cảnh báo. Tiếng còi to đến mức mọi người phải hét lên mới nghe thấy nhau. Trong lúc hoảng loạn, Emma đâm sầm vào Luther. Anh đã kịp nắm lấy cô trước khi cô nẩy bật ra hướng khác.

– Nicolai đã vào trong phương tiện di đời khẩn cấp. Tiếp theo là cô và Diana! – Anh hét lên.

– Chờ đã! Griggs đâu? – Diana hỏi.

– Hãy vào đi!

Emma quay lại. Trong ánh đèn cảnh báo màu đỏ chập chờn hoa mắt, cô không thấy ai trong phòng sinh hoạt. Griggs đã không đi theo họ. Một đám sương mù kỳ lạ và dày đặc dường như đang lơ lửng khắp phòng nhưng không có luồng khí mạnh nào cuốn họ về chỗ thủng trên thân tàu.

Và mình không bị đau, cô đột nhiên nhận ra điều đó. Cô thấy tai bị đau nhưng không bị tức ngực, không có triệu chứng khi áp suất không khí bị giảm đột ngột.

Chúng ta có thể cứu trạm. Chúng ta còn thời gian để cách ly chỗ rò rỉ.

Cô làm một động tác lộn lại rất nhanh của vận động viên bơi lội, đạp chân vào tường và quay trở lại nút số một.

– Này, cô làm cái quái gì thế, Watson? – Luther hét lên.

– Đừng bỏ trạm!

Cô lao nhanh đến nỗi cô đâm sầm vào mép lối vào, khuỷu tay bị huých mạnh. Giờ mới bị đau nhưng không phải vì bị tụt áp suất không khí mà do sự vụng về ngớ ngẩn của cô. Cánh tay cô run rẩy khi cô lại đạp vào bức tường và phi vào nút số một.

Griggs không có ở đó nhưng cô thấy chiếc máy tính ThinkPad của anh đang vật vờ, một đầu vẫn được cắm điện. Họ chỉ còn mấy phút đề làm việc, mấy phút trước khi não họ không còn hoạt động được nữa.

Chắc chắn anh ấy đã đi tìm chỗ thủng, cô nghĩ. Anh ấy muốn đóng khoang bị hỏng.

Cô lướt vào phòng thí nghiệm của Mỹ, qua đám sương mù trắng đặc. Đây là sương mù hay tầm nhìn của cô bị giảm do hiện tượng thiếu ô-xi, là một lời cảnh báo cho thấy cô sắp ngất? Cô đi trong bóng tối và thấy mất phương hướng khi những ánh đèn màu đỏ cứ chập chờn như những máy thăm dò. Cô đâm vào một cánh cửa. Đầu óc sáng suốt của cô đang yếu dần và cô thấy mình ngày càng lóng ngóng. Cô lao qua cánh cửa mở, vào nút số hai.

Griggs có ở đó. Anh đang vật lộn để cắt đứt một đám dây cáp treo giữa phòng thí nghiệm NASDA của Nhật và các khoang của Châu Âu.

– Chỗ thủng ở khoang NASDA của Nhật. – Anh hét, át tiếng còi hú. – Nếu chúng ta có thể cắt các dây cáp khỏi cửa vào này và đóng nó lại thì chúng ta có thể cách ly khoang này.

Cô lướt về phía anh để giúp anh lôi đứt dây cáp. Nhưng cô nhận thấy không thể cắt đứt một trong các dây cáp đó được.

– Cái quái gì thế này? – toàn bộ các dây cáp dẫn qua các cánh cửa lẽ ra phải dễ dàng bị lôi đứt ra trong trường hợp khẩn cấp. Nhưng sợi cáp này rất bền. – điều đó trái với quy định an toàn. – Nó không có bộ phận tháo gấp. – cô hét lên.

– Lấy cho tôi con dao! Tôi sẽ cắt đứt nó!

Cô quay lại, lao vào phòng thí nghiệm của Mỹ. Một con dao. Con dao ở chỗ quái nào mới được chứ? Dưới ánh đèn đỏ nhấp nháy, cô nhìn thấy ngăn khóa đựng dụng cụ y học. Dao mổ. Cô giật mạnh ngăn kéo, thò vào khay dụng cụ và bay trở về nút số hai.

Griggs cầm lấy dao mổ và bắt đầu cưa đoạn dây cáp.

– Chúng tôi có thể giúp gì không? – Luther hét lên.

Emma quay lại thì thấy anh và cả Nicolai, Diana đang lở lửng ở lối vào.

– Cái thứ quái quỷ này là của phòng thi nghiệm NASDA. – cô nói. – Chúng ta sẽ đóng khoang này lại.

Các tia lửa điện đột ngột phụt ra như pháo hoa. Griggs lùi lại, tránh xa dây cáp.

– Tệ thật! Sợi này có điện.

– Chúng ta phải cắt nó. – Emma nói.

– Đổ thêm dầu vào lửa à? Tôi không nghĩ vậy đâu.

– Vậy thì sao chúng ta cách ly khoang này được?

Luther hét.

– Quay lại! Quay lại phòng thí nghiệm! Chúng ta sẽ đóng toàn bộ nút này. Hãy cách ly phần cuối tàu!

Griggs nhìn dây điện tóe lửa. Anh không muốn đóng hẳn nút số hai vì làm như vậy nghĩa là hy sinh cả phòng thí nghiệm NASDA và của châu Âu. Chúng sẽ mất hết áp suất và không vào được. Điều đó nghĩa là hy sinh cổng hạ cánh của tàu con thoi dẫn đến nút số hai.

– Áp suất đang giảm, các bạn! – Diana hét lên khi nhìn vào chiếc máy đo áp suất cầm tay. – Chỉ còn sáu trăm hai mươi lăm milimet! Hãy kéo cánh cửa lại và đóng toàn bộ nút này!

Emma thấy mình thở gấp hơn và cố hớp khí. Thiếu khí! Họ sẽ ngất hết nếu không hành động nhanh.

Cô kéo tay Griggs.

– Kéo lại! Đó là cách duy nhất để cứu trạm.

Anh miễn cưỡng gật đầu và lui lại cùng Emma vào phòng thí nghiệm của Mỹ.

Luther cố đóng kéo cánh cửa nhưng anh không thể làm nó nhúc nhích. Giờ họ đã ở bên ngoài nút số hai, họ phải kéo chứ không phải đẩy để đóng cửa. Và họ đang chống lại lực đẩy không khí, một dòng khí đang hạ áp suất quá nhanh.

– Chúng ta phải bỏ nút này! – Luther hét lên. – Lui về nút số một và đóng cánh cửa tiếp theo!

– Không. – Griggs hét lên. – Tôi sẽ không để mất nút này!

– Griggs, chúng ta không có lựa chọn nào khác. Chúng ta phải đóng cánh cửa này.

– Vậy thì để tôi làm! – Griggs nắm tay cầm, cố hết sức kéo nó nhưng cánh cửa chỉ xê dịch vài phân. Anh bỏ tay ra khi đã kiệt sức.

– Anh sẽ giết chúng tôi chỉ để giữ cái khoang chết tiệt đó.

Nicolai đột nhiên hét lên một giải pháp.

– Mir! Hãy thêm khí vào chỗ thủng! – Anh bay vọt ra khỏi phòng thí nghiệm, đi về đầu cuối trạm thuộc bộ phận của Nga.

Mir. Mọi người hiểu ngay anh đang nói gì. Năm 1997, con tàu Progress đã va vào khoang Spektr của tàu Mir. Thân tàu bị thủng và con tàu Mir bắt đầu bị rò rỉ nguồn khí quý giá ra ngoài vũ trụ. Các phi hành gia Nga với nhiều năm kinh nghiệm trong các Trạm vũ trụ, có người đã sẵn sàng thực hiện biện pháp khẩn cấp: đó là cho thêm khí vào lỗ thủng. Họ cho thêm khí ô-xi vào khoang để tăng thêm áp suất. Điều đó không chỉ giúp họ có thêm thời gian hành động mà còn có thể tăng gra-đi-en áp suất để họ có thể đóng cánh cửa.

Nicolai trở lại khoang, mang theo hai bình ô-xi. Anh nhanh chóng mở van hết cỡ. Trong tiếng còi rú, họ vẫn nghe thấy tiếng khí xì xì phun ra khỏi bình. Nicolai ném cả hai bình vào nút số hai. Cho thêm khí vào lỗ thủng. Họ đang tăng thêm áp lực ở bên kia cánh cửa.

Họ cũng đang đổ thêm khí ô-xi vào khoang có dây tích điện, Emma nghĩ khi cô nhớ ra các tia lửa điện. Nó có thể gây ra một vụ nổ.

– Nào. – Nicolai hét lên. – Cố đóng cánh cửa lại!

Cả Luther và Griggs đều nắm tay cầm và kéo hết sức. Họ không biết có phải do sự liều lĩnh tuyệt vọng của họ hay do các thùng ô-xi đã làm hạ áp suất gra-đi-en ở cánh cửa hay không nhưng cánh cửa từ từ đóng lại.

Griggs khóa chặt nó lại.

Anh và Luther chỉ đứng yên lơ lửng một lúc. Cả hai đều kiệt sức nên không nói được gì. Rồi Griggs quay lại, mặt anh sáng lên vì mồ hôi óng ánh dưới ánh đèn nhấp nháy.

– Giờ thì hãy dẹp chỗ huyên náo đó! – Anh hét lên.

Chiếc máy tính ThinkPad vẫn đang lơ lửng ở nút số một. Anh đi nhìn vào màn hình màu xanh, đánh nhanh một chuỗi các câu lệnh. Mọi người thấy nhẹ nhõm hẳn đi khi tiếng còi rú im bặt. Đèn đỏ nhấp nháy cũng tắt, chỉ còn lại ánh sáng màu vàng trên các tấm biển cẩn thận và cảnh báo. Cuối cùng họ cũng có thể nói chuyện với nhau mà không cần hét lên.

– Áp suất đã trở về mức sáu trăm chín mươi và đang tăng. – Anh nói và cười sảng khoái. – Có vẻ như chúng ta lại có chỗ ở miễn phí rồi.

– Vậy tại sao vẫn báo động cấp ba? – Emma hỏi và chỉ ánh đèn màu vàng trên màn hình. Báo động cấp ba có nghĩa là có một trong ba khả năng: hoặc máy tính hướng dẫn hỗ trợ bị hỏng, hoặc một trong các con quay hồi chuyển không hoạt động hay họ đã mất đường truyền bằng sóng radio trên dải băng S với Trung tâm điều hành nhiệm vụ bay.

Griggs nhấn mấy phím.

– Đó là dải băng S. Chúng ta mất nó rồi. TàuDiscovery chắc chắn đã đâm trúng mạng thu năng lượng mặt trời P-1 và làm gãy cả cần thu sóng đài. Có vẻ như họ cũng đâm gãy các cổng thu nhiệt mặt trời của chúng ta. Chúng ta đã mất khoang có quang điện thuộc lớp chặn. Đó là lý do mất điện.

. – Houston chắc chắn đang loạn lên và không biết có chuyện gì xảy ra. – Emma nói. – Giờ họ không thể liên lạc với chúng ta. Còn tàu Discovery thì sao? Họ sao rồi?

Diana, người thực hiện liên lạc bằng sóng đài trong vũ trụ nói.

– Discovery không trả lời. Có thể họ đã ra khỏi tần số sóng UHF.

Hoặc họ đã chết và không thể trả lời được.

– Chúng ta có thể cho những bóng đèn này sáng lại được không? – Luther hỏi. – Năng lượng chính được phân bố ngang.

Griggs lại gõ máy tính. Một trong những vẻ đẹp của Trạm vũ trụ quốc tế là tính dự trữ của nó. Mỗi bộ phận cung cấp năng lượng của nó đã được thiết kế để cung cấp điện cho các hoạt động khác nhau nhưng các nguồn điện đó có thể được chuyển nguồn. – “được nối ngang”. – khi cần thiết. Mặc dù đã mất khoang có quang điện thuộc lớp chặn nhưng họ có ba khoang khác để kết nối.

Griggs nói.

– Tôi biết đây là một câu sáo ngữ nhưng “hãy để ánh sáng thống trị”. – Anh nhấn một phím trên máy tính và các bóng đèn trong khoang hầu như không sáng lên lắm. Nhưng nó đủ để soi đường cho họ đi qua các cánh cửa. – Tôi đã đổi nguồn điện. Các chức năng làm việc không thật cần thiết đã bị tách ra khỏi mạng điện. – Anh thở phào nhẹ nhõm và nhìn Nicolai. – Chúng ta cần liên lạc với trung tâm Houston. Đã đến lúc anh ra tay đấy, Nicolai.

Phi hành gia người Nga lập tức hiểu anh phải làm gì. Trung tâm điều hành nhiệm vụ của Matx-cơ-va vẫn duy trì một đường truyền liên lạc riêng với trạm. Vụ đâm tàu chắc chắn đã không ảnh hưởng đến khoang của Nga ở cuối trạm.

Nicolai gật đầu rất nhanh.

– Hy vọng là Trung tâm tại Matx-cơ-va vẫn trả hóa đơn tiền điện hàng tháng.

MÃ SỐ 3. – 7. – NHÁNH

MÃ SỐ 3. – 8. – NHÁNH

MÃ SỐ 3. – 0. – 4 CHƯƠNG TRÌNH

Jill Hewitt rên rỉ vì đau đớn, cô gần như bật khóc mỗi khi phải nhấn một nút mới trên bảng điều khiển. Đầu cô như một trái dưa chín sắp nổ tung. Tầm nhìn của cô thu hẹp đến nỗi cô có cảm giác mình đang nhìn xuống một đường hầm và các bảng điều khiển nằm ngoài tầm tay cô. Cô phải rất tập trung mới gạt được các thanh và ngón tay mới bấm được các nút. Giờ cô đang vật lộn để tìm phương tiện xác định độ cao và hướng. Mắt cô đang nhòe dần khi màn hình có tám quả bóng đang quay như loạn lên. Mình không nhìn thấy gì. Mình không thể đọc được đường bay…

– Discovery, các bạn đang ở điểm vào. – chỉ huy liên lạc nói. – Thân tàu đã được tự động.

Jill nheo mắt nhìn bảng điều khiển, với thanh gạt nhưng dường như nó ngày càng xa dần.

– Discovery?

Những ngón tay run run của cô chạm vào cái gì đó. Cô chuyển sáng nút “tự động”.

– Đã xong. – cô thì thào rồi thõng vai xuống. Giờ các máy tính đã được kiểm soát và chúng sẽ lái tàu. Cô không tự tin khi điều khiển thanh gạt. Cô còn không biết sao mình có thể tỉnh táo được. Những đường hầm tối tăm đã che hết tầm nhìn của cô, nuốt hết ánh sáng. Lần đầu tiên cô nghe thấy tiếng không khí cọ xát mạnh vào thân tàu và cảm thấy toàn thân mình đang bị đẩy về sau ghế.

Chỉ huy liên lạc không nói nữa. Cô bị cắt liên lạc. Khi con tàu lao vào không trung với một lực mạnh như vậy, nó sẽ cắt đứt toàn bộ các sóng điện khỏi các phân tử không khí. Cơn bão các hạt electron tích điện đó đã cắt đứt mọi sóng điện đàm và mọi đường dây liên lạc. Trong mười hai phút nữa, chỉ có cô, con tàu và tiếng không khí rít lên.

Chưa bao giờ cô thấy cô đơn như vậy.

Cô cảm nhận thấy bộ phận lái tự động đã chuyển sang độ cao mới, con tàu nghiêng sang bên và giảm tốc độ. Cô tưởng tượng ra những tia lửa nhiệt sáng rực trên cửa sổ ở thân tàu. Cô có thể cảm nhận được sức nóng của nó như những tia bức xạ mặt trời đang chiếu thẳng vào mặt cô.

Cô mở mắt. Và chỉ thấy bóng đêm.

Ánh sáng đâu? Cô nghĩ. Ánh sáng trên cửa sổ đâu?

Cô nháy mắt nhiều lần. Cô dụi mắt để buộc chúng phải căng ra, buộc võng mạc của cô phải thu lấy ánh sáng. Cô với về phía bảng điều khiểm. Nếu cô không gạt bên phải, điều khiển các bộ phận dò dữ liệu hàng không và hạ thấp phanh khi hạ cánh thì trung tâm Houston sẽ không thể hạ cánh con tàu. Họ không thể đưa cô sống sót trở về. Các ngón tay cô bấm như điên loạn trên tấm bảng có những nút và tay xoay. Rồi cô rú lên tuyệt vọng.

Cô đã bị mù.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.